Nợ
: Trung Quốc hung thần của Nam Á
Thanh Hà - RFI
Đăng ngày: 16/02/2021 - 13:10
Trung Quốc đang từ vị thế « cứu
tinh » trở thành cơn « ác mộng » khi hiện nguyên hình là một ông
chủ nợ « cầm dao đằng chuôi » và hành xử như một « con cá mập »
với các nước Nam Á. Trên đây là nhận định của giới chuyên gia khi phân tích về
« bẫy nợ Trung Quốc ».
https://s.rfi.fr/media/display/b0720004-7044-11eb-a9c8-005056bff430/w:980/p:16x9/000_TK5BI.webp
Lính
Pakistan đứng gác tại cảng Gwadar, Pakistan. Ảnh chụp ngày 04/10/2017. AFP
- AMELIE HERENSTEIN
Sau những năm tháng mở rộng vòng tay đón nhận
đầu tư và tín dụng của Trung Quốc, quần đảo Maldives trong vùng Ấn Độ Dương, với
GDP 5 tỷ đô la, choáng váng khi phải trả nợ hơn 1,5 tỷ đô la hàng năm cho Bắc
Kinh. Tại Islamabad, bốn năm sau khi ồn áo ký kết với Trung Quốc 51 thỏa thuận
hợp tác và phát triển trong khuôn khổ chương trình « Một vành đai, một con đường »
xây dựng hành lang kinh tế mở từ Tân Cương đến tận vùng biển Ả Rập, các doanh
nhân Pakistan nhận thấy rằng « ngoại trừ một vài tập đoàn xi-măng, không
có nhiều công ty Pakistan hưởng lợi từ những hợp đồng khổng lồ trị giá hàng
trăm triệu đô la với Trung Quốc ». Tệ hơn nữa Islamabad bị cáo buộc
« cõng rắn cắn gà nhà » trước sức cạnh tranh quá mạnh của các tập
đoàn Trung Quốc, như ghi nhận của cây bút xã luật Khuram Husain trên nhật báo
Pakistan Dawn.
*
Từ « Con Đương Tơ Lụa Mới » đến
« Núi Nợ »
Theo một nghiên cứu của đại học Mỹ ở Boston
công bố tháng 12/2020, trong giai đoạn 2008-2019 Bắc Kinh đã cấp 495 tỷ đô la
tín dụng cho các nước nghèo. Như vậy chỉ một mình Trung Quốc giải ngân một khoản
tiền đương đương với Ngân Hàng Thế Giới trong cùng thời kỳ. Nói cách khác, chủ nợ lớn nhất của các nền
kinh tế đang phát triển hiện nay là Trung Quốc. Riêng với khu vực Nam Á thì
sao ?
Trả lời đài RFI Tiếng Việt, chuyên gia
Olivier Guillard thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu về Ấn Độ và Nam Á- CERIAS, đại học
Montréal-Canada trước hết nêu bật mức độ « thân – sơ » giữa Bắc Kinh
với các đối tác trong khu vực và đó là điểm khởi đầu định hướng cho chiến lược
cấp vốn của Bắc Kinh cho Nam Á
Olivier Guillard : « Từ
gần 20 năm nay, Trung Quốc theo đuổi một chiến lược với khu vực Nam
Á và phân loại các đối tượng như sau : đẩy mạnh thêm quan hệ với một
số quốc gia, như là trường hợp của Pakistan, mà từ trước đến nay vẫn có
truyền thống thân thiện với Bắc Kinh ; một số khác không hẳn là thù nghịch
nhưng có một mối liên hệ nhậy cảm với Trung Quốc : đây là trường hợp của
Nepal, hay Bangladesh. Với khối này, Trung Quốc cố gắng chứng tỏ là một người bạn
tốt. Với một số khác thì Bắc Kinh dùng hầu bao để chiêu dụ, như đã làm với
quần đảo Maldives và Sri Lanka. Những quốc gia này tận dụng tư bản của Trung Quốc
để mở mang cả về thương mại lẫn kinh tế. Riêng Ấn Độ không cần vốn của Trung Quốc
để phát triển ».
*
Đâu là lợi thế của Trung Quốc trong mắt các nền
kinh tế đang trỗi dậy ?
Olivier Guillard : « Trung
Quốc không cho vay với lãi suất hời nhất, nhưng lại có ưu điểm là không đòi hỏi
những điều kiện đi kèm quá khắt khe như là trong trường hợp mà các nước Nam Á
phải cầu viện đến Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, Ngân Hàng Thế Giới, hay Ngân Hàng Phát
Triển Á Châu và những tổ chức quốc tế khác. Đó là một ưu thế của Bắc Kinh khiến
Trung Quốc trở thành một nhà chủ nợ có sức thuyết phục cao ».
*
Trong bài viết đăng trên tạp chí Asialyst đầu
tháng Giêng 2021, mang tựa đề « Trước ông chủ nợ là Trung Quốc liệu các quốc
gia trong vùng Nam Á có tránh được bẫy nợ hay không ? » chuyên
gia Olivier Guillard đã chứng minh rằng Bắc Kinh luôn « cầm dao đằng
chuôi ».
Olivier Guillard : « Trung
Quốc cấp vốn cho các quốc gia khác dựa trên nhiều cơ sở : đương nhiên là
phải kể đến yếu tố tài chính, nhưng bên cạnh đó chủ yếu là tính toán chính trị.
Một khi Bắc Kinh cho vay vài trăm triệu thậm chí là vài tỷ đô la để cho
Pakistan tài trợ những công trình xây dựng cơ sở hạ tầng khổng lồ, thì đằng sau
đó là rất nhiều thâm ý khác.
Thứ nhất, số tiền cho vay này cho phép Trung
Quốc kiểm soát một phần các hoạt động kinh tế của Pakistan để bảo đảm rằng
Islamabad có khả năng quản lý số tiền nói trên và nhất là có khả năng hoàn trả
lại cho chủ nợ là Trung Quốc. Điểm thứ nhì là Bắc Kinh thường cho vay với lãi
suất cao hơn so với thị trường, cao hơn so với lãi suất của các định chế tài
chính đa quốc gia, thành thử phí tổn mà các con nợ phải hoàn trả cho Trung Quốc
lại càng nặng. Điều đó có nghĩa là những nước đi vay phải bảo đảm có được một tỷ
lệ trăng trưởng nào đó thì mới đủ sức trả nợ. Nếu không các nền kinh tế này rơi
vào cái bẫy nợ ».
*
Những bẫy nợ đó mang hình thức nào ?
Olivier Guillard :
« Trong số những bẫy nợ một khi mà Trung Quốc đã cấp những khoản
tín dụng rất lớn, đương nhiên kèm theo đó là những điều kiện để bảo đảm là sớm
muộn gì thì Bắc Kinh cũng sẽ thu hồi lại vốn. Vào lúc mà các nền kinh tế cần
nguồn tài trợ để phát triển, như là trường hợp của Sri Lanka hay Bangladesh.
Các nền kinh tế này xem Trung Quốc như một vị cứu tinh : Bắc Kinh trích xuất
vốn một cách dễ dàng nhưng Trung Quốc cho vay với lãi suất cao và ấn định
một thời hạn khác ngắn ngủi để các chính quyền Colombo và Dacca phải hoàn trả.
Thí dụ như Sri Lanka chẳng hạn : sau khi đã vay rất nhiều tiền của Trung
Quốc, Colombo không thể thanh toán nợ đáo hạn, Bắc Kinh thúc hối đối tác Nam Á
này đàm phán lại để khất hoặc xóa bớt một phần nợ. Trong cuộc thương lượng,
Trung Quốc đòi Sri Lanka nhượng bộ một phần chủ quyền quốc gia có nghĩa là nhường
quyền khai thác cảng Hambantota lại cho một tập đoàn của Trung Quốc trong thời
hạn 99 năm. Như vậy có nghĩa là từ chuyện đi vay tiền để phát triển kinh tế, nợ
của Sri Lanka đã trở thành một vấn cả về mặt chính trị lẫn địa chính trị ».
*
Yếu tố quân sự
Trong trường hợp của Pakistan, yếu tố địa
chính trị quá rõ ràng : Washington càng lạnh nhạt với Islamabad, Trung Quốc
lại càng chiếm lợi thế.
Là một quốc gia có đường biên giới chung với Ấn
Độ và quan hệ giữa Islamabad và New Delhi luôn gặp nhiều sóng gió, Pakistan
nghiễm nhiên trở thành một đồng minh ở Nam Á hàng đầu của Trung Quốc Bên cạnh
bang giao tốt đẹp từ những năm 1960, 2015 được coi là một cột mốc quan trọng
khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thân chinh sang tận Islamabad khởi động dự
án thiết lập một « hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan » :
đây là một kế hoạch đầu tư 46 tỷ đô la do vốn của Trung Quốc tài trợ để xây dựng
cho « nước bạn » từ hệ thống đường xa lộ đến nhà máy điện, từ cảng nước
sâu ở Gwadar mở ra biển Ả Rập đến hê thống đường sắt cho Pakistan. Đổi lại trục
Islamabad-Bắc Kinh đã tăng cường đáng kể những hợp tác quân sự. Quân đội
Pakistan vốn kiểm soát từ các phương tiện truyền thống đến vấn đề an ninh, quốc
phòng, kho vũ khí hạt nhân và cả vế ngoại giao cùng theo đuổi mục đích kềm tỏa ảnh
hưởng của Ẩn Độ ở Nam Á và cả trong vùng Ấn Độ Dương. Trong bài toán địa
chính trị đó, cả phía Trung Quốc lẫn Pakistan cùng không quên một vế quan trọng
đó là những hợp đồng mua bán vũ khí trị giá bạc triệu. Theo nghiên cứu của Viện
Nghiên Cứu Hòa Bình Stockholm – SIPRI năm 2018, Trung Quốc cung cấp đến 70 % vũ
khí cho Pakistan. Một chục năm trước đó, tỷ lệ này là 50 %.
Chuyên gia về Ấn Độ và Nam Á tại đại học
Montréal, Olivier Guillard, lo ngại là một phần các khoản tín dụng vay được của
Trung Quốc « bốc hơi » để phục vụ quyền lợi của một số ít các nhà
lãnh đạo tại các nước nghèo ở Nam Á
Olivier Guillard : «
Hoàn toàn đúng như vậy. Một số quốc gia Nam Á và kể cả ở Đông Nam Á, mau mắn nhận
tín dụng của Trung Quốc. Tuy nhiên tại các quốc gia này thường thiếu vắng những
cơ quan giám sát về tài chính, một phần các khoản tín dụng nhận được của Trung
Quốc bốc hơi, bay thẳng vào túi của một số các quan chức. Trong khi đó các dự
án phát triển thì hoàn toàn không được đem ra thảo luận một cách công khai, báo
chí cũng không được quyền nhòm ngó đến … Nạn tham nhũng trong một số trường hợp
là điều không tránh khỏi ».
*
Nói cách khác, hiệu quả kinh tế không mấy khi
được kiểm chứng. Chỉ biết một điều là các nước nghèo lại hứng chịu cảnh nợ nần
chồng chất trước một ông chủ nợ không mấy khoan dung. Olivier Guillard giải
thích :
Olivier Guillard :
« Một số dự án đã được thực hiện nhờ vốn của Trung Quốc hoạt động tốt,
thí dụ như trong lĩnh vực trùng tu các cơ sở hạ tầng. Nhưng ngược lại thì cũng
có rất nhiều các công trình khác gây nhiều tranh cãi. Hiệu quả thực sự về mặt
kinh tế của các dự án được tài trợ nhờ vốn Trung Quốc không phải lúc nào cũng
được kiểm chứng. Điều chắc chắn duy nhất : đó là nguồn gốc dẫn hiện tượng
nợ nần chồng chất tại các nước Nam Á ».
*
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khủng hoảng
dưới tác động của đại dịch y tế chưa tới hồi kết, liệu rằng các nước Nam Á lại
càng khó cưỡng lại với những luồng tư bản của Trung Quốc ?
Olivier Guillard :
« Đúng là như vậy, khủng hoảng Covid khiến kinh tế toàn cầu chựng
lại. Tăng trưởng của Trung Quốc sụt giảm và tác động lây lan tới các nền kinh tế
Á châu – ngoại trừ một vài trường hơp riêng lẻ. Các nền kinh tế đang phát triển
gặp khó khăn về tài chính và bắt buộc phải đi tìm những nguồn tài trợ khác. Đây
có lẽ là cơ hội để những nước này hướng tới những nhà tài trợ khác ngoài Trung
Quốc. Tôi muốn nói đến Nhật Bản, Hàn Quốc hay Ấn Độ … để thế vào chỗ của Trung
Quốc. Hơn nữa bản thân Bắc Kinh cũng đang phải trích xuất các khoản dự trữ tiền
tệ và tài chính riêng của mình để khắc phục hậu quả kinh tế và xã hội mà khủng
hoảng y tế gây nên. Lợi thế duy nhất của Bắc Kinh trong mắt các con nợ đó là
Trung Quốc dễ dàng cho vay mà không đòi hỏi quá nhiều về những điều kiện như là
về mặt nhân quyền, chính trị, minh bạch chống tham nhũng …
Khi cho vay như vậy thì Trung Quốc cũng có lợi : Bắc Kinh được
bảo đảm rằng các con nợ của mình sẽ không về hùa với phương Tây để chọc ngoáy
vào những hồ sơ nhậy cảm đối với Trung Quốc như là trên vấn đề Đài Loan, Tây Tạng,
Tân Cương ... Tôi nghĩ rằng trong hoàn cảnh hiện tại, có nghiều khả năng,
bất chấp những rủi ro như vừa trình bày, các nền kinh tế đang phát triển sẽ tiếp
tục chạy theo Trung Quốc, cầu viện Bắc Kinh bỏ vố, tham gia vào các dự án phát
triển của khu vực Nam Á ».
*
Tư bản Trung Quốc trở nên khan hiếm
Tuy nhiên chỉ cần nhìn vào khối tín dụng mà
hai ngân hàng lớn của Trung Quốc là Ngân Hàng Phát Triển và Ngân Hàng Xuất Nhập
Khẩu cũng đủ cho thấy là Bắc Kinh đã tính tới khả năng các con nợ không đủ khả
năng thanh toán.
Năm 2016 hai định chế tài chính này cấp 75 tỷ
đô la tín dụng cho khu vực Nam Á. Đến 2019 con số nói trên rơi xuống còn 4 tỷ.
Giám đốc trung tâm nghiên cứu thuộc đại học Boston, Kevin P.Gallergher trên nhật
báo le Monde của Pháp hôm 17/01/2021 quan niệm Bắc Kinh ý thức được rằng « nợ
khó đòi có nguy cơ làm suy yếu các doanh nghiệp Trung Quốc đang thực hiện
những công trình xây dựng cơ sở hạ tầng cho các nước nghèo » ở
Nam Á.
====================================================
.
Trung
Quốc vượt Mỹ trở thành bạn hàng lớn nhất của Liên Hiệp Châu Âu
Trọng Nghĩa - RFI
Đăng ngày: 16/02/2021 - 14:42
Thống kê chính thức của Liên Hiệp Châu Âu vừa
xác nhận vào hôm qua, 15/02/2021: Trong năm 2020, Trung Quốc đã lần đầu tiên vượt
Mỹ để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của EU. Kết quả này đã có được nhờ
Bắc Kinh biết lợi dụng đại dịch Covid-19, nhanh chóng khôi phục các hoạt động
kinh tế, trong lúc Mỹ và Châu Âu vẫn bị lún trong khó khăn.
Thùng
hàng và xe tải tại cảng nước sâu Dương San (Yangshan), Thượng Hải, Trung Quốc, Ảnh
chụp ngày 19/10/2020. REUTERS - ALY SONG
Trong bản báo cáo công bố ngày 15/02, Cơ Quan
Thống Kê Châu Âu Eurostat ghi nhận là trong năm 2020, tổng giao dịch trao đổi
thương mại hai chiều, giữa Liên Âu và Trung Quốc, đạt mức 586 tỷ euro, so với
555 tỷ euro trong giao dịch với Mỹ.
Trong một thông cáo, Eurostat xác nhận:
“Trong năm 2020, Trung Quốc đã trở thành đối tác chính của Liên Hiệp Châu
Âu”.
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, nếu EU
đã vượt qua Nhật Bản để trở thành đối tác thương mại số một của Trung Quốc kể từ
năm 2004, thì đây là lần đầu tiên xảy ra điều ngược lại, nghĩa là Bắc Kinh soán
ngôi của Washington trong tư cách bạn hàng quan trọng nhất của Bruxelles.
Thâm thủng thương mại với Trung Quốc nặng nề
thêm
Đi vào chi tiết, xuất khẩu của EU sang Trung
Quốc đã tăng 2,2% lên mức 202,5 tỷ euro, trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc đã vọt
lên với tỷ lệ 5,6% thành 383,5 tỷ euro. Trong khi đó, thì xuất khẩu của Liên Âu
qua Mỹ lại giảm 13,2% và nhập khẩu từ Mỹ cũng giảm 8,2%.
Một hệ quả rõ rệt: Thâm hụt thương mại của EU
với Trung Quốc ngày càng trầm trọng thêm, từ âm 164,7 tỷ euro năm 2019 đã sâu
thêm thanhf âm 181 tỷ vào năm ngoái.
Theo AFP, sau khi bị tác hại nặng nề trong
quý 1 năm 2020 do đại dịch Covid-19 bùng lên tại Vũ Hán, kinh tế Trung Quốc đã
vươn dậy trở lại mạnh mẽ với chỉ số tiêu thụ nội địa vào cuối năm ngoái thậm
chí đã vượt mức của năm 2019.
Đà khôi phục kinh tế nhanh chóng đã làm tăng
mức sản phẩm nhập khẩu từ châu Âu, đặc biệt là ôtô và hàng xa xỉ, trong khi xuất
khẩu của Trung Quốc sang châu Âu được hưởng lợi nhờ nhu cầu thiết bị y tế và điện
tử tăng đột biến.
Trong số 10 đối tác thương mại chủ chốt của
Liên Hiệp Châu Âu trong năm 2020, đứng sau Trung Quốc và Hoa Kỳ là Anh Quốc, hiện
không còn là thành viên EU, tiếp theo là Thụy Sĩ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Na
Uy, Hàn Quốc và Ấn Độ.
***
CÁC
NỘI DUNG LIÊN QUAN
Liên
Hiệp Châu Âu-Trung Quốc : Đầu tư vẫn lấn át nhân quyền
Âu
châu và Trung Quốc họp thượng đỉnh với hy vọng khắc phục những bất đồng khó vượt
qua
No comments:
Post a Comment