Friday, 19 February 2021

'NGƯỜI CỦA TÔI ĐANG LẶNG LẼ CHẾT DẦN - VÀ TÔI PHẢI LÊN TIẾNG' (Eric Toda - ADWEEK)

 



‘Người của tôi đang lặng lẽ chết dần — và tôi phải lên tiếng’  

Eric Toda  -  ADWEEK   

Người dịch: Quan Ly

19/02/2021

https://www.the-interpreter.org/post/nguoi-cua-toi-dang-lang-le-chet-dan-va-toi-phai-len-tieng

 

Translated from Adweek's article ‘My People Are Dying in Silence—and I’m Here With a Megaphone’

 

Vào cuối những năm 90, ông tôi bị một nhóm thanh thiếu niên đánh đập thậm tệ.

 

By Eric Toda, on 11-02-2021, 01:00:00

 

Hình : https://static.wixstatic.com/media/be74b3_d8b80cbae91143eea2ffebb3fdcda2de~mv2.png/v1/fill/w_740,h_416,al_c,q_90,usm_0.66_1.00_0.01/be74b3_d8b80cbae91143eea2ffebb3fdcda2de~mv2.webp

 

Vào cuối những năm 90, ông tôi bị một nhóm thanh thiếu niên đánh đập thậm tệ. Không có gì bị đánh cắp. Ông chỉ đơn giản là bị bỏ mặc đến chết tại một trong những công viên nổi tiếng ở San Francisco.

 

Kenji James Toda, một cựu chiến binh Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, một người Mỹ thế hệ thứ hai sinh ra ở Watsonville, California từng là mục tiêu của tội phạm căm thù chống người châu Á. Ông bị đánh đập không thương tiếc khi những kẻ tấn công ném những lời chế nhạo chủng tộc vào ông. Đó là một hành động vô nghĩa, vô cớ. Lời giải thích duy nhất mà cảnh sát đưa ra là: Họ không thích vẻ ngoài của ông ta.

 

Đối với những người đã tấn công ông, họ không quan tâm là ông ấy nói tiếng Anh rất chuẩn. Không quan tâm là ông ấy được sinh ra trên mảnh đất này. Thậm chí việc ông ấy chiến đấu để bảo vệ tự do của họ cũng chả có nghĩa lý gì. Không một điều nào kể trên đủ quan trọng đối với họ. Ông ấy chỉ là trông không giống họ vào ngày hôm đó.

 

Những ký ức đau thương đầy hận thù trở lại.

 

Năm đó tôi 14 tuổi và tôi nhớ mình đã cảm thấy bất lực, buồn bã - và hy vọng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra với mình. Đã hàng chục năm kể từ khi tôi nghĩ về những kí ức đó. Tôi chôn chặt nó trong tâm trí của mình và hy vọng sẽ không bao giờ phải nhớ lại cảm giác sợ hãi khi nhìn thấy ông tôi trên giường bệnh, nghe ông kể về những gì đã xảy ra và cơn giận đã bao trùm tôi lúc ấy, cùng với niềm ước ao rằng ước gì tôi đủ lớn để bảo vệ ông.

 

Những ngày gần đây, ký ức đó lại hiện về mỗi khi tôi bật tin tức lên.

 

Trong tuần qua:

 

Vicha Ratanapakdee, một người đàn ông Mỹ gốc Thái 84 tuổi, đã bị sát hại ở San Francisco không vì một lí do gì cả.

Noel Quintana, một người đàn ông Philippines, 61 tuổi, đã bị rạch mặt đến tai trong một chuyến tàu điện ngầm ở NYC.

Christian Hall, một thiếu niên Mỹ gốc Á 19 tuổi, đã bị cảnh sát sát hại. Một cụ già người Mỹ gốc Á 91 tuổi bị xô vào vỉa hè bằng bê tông và bỏ mặc cho đến chết. Một phụ nữ lớn tuổi ở San Jose bị quấy rối giữa ban ngày. Điều này đã xảy ra chỉ trong một tuần — và dường như không có hồi kết. Không giống như việc ông tôi bị đánh đập, các sự cố ngày nay không phải là cá biệt, cũng không phải chỉ xảy ra một lần. Đáng buồn thay, điều này không phải là mới. Người Mỹ gốc Á bị coi như một mục tiêu, bị tấn công hoặc sát hại về thể xác ngay từ những trang đầu lịch sử của đất nước chúng ta.

 

Không có dấu hiệu rằng họ quan tâm

 

Nhưng hôm nay tôi vô cùng kinh hãi - kinh hãi rằng chúng tôi đang chứng kiến một trong những tội ác căm thù lớn nhất đối với người Mỹ gốc Á trong đời tôi. Cùng sự leo thang đáng kinh ngạc: tỉ lệ gia tăng 1.900% về tội phạm thù địch chống lại người châu Á ở Thành phố New York trong năm qua.

 

Và không một ai để ý đến. Không một hãng tin tức lớn nào. Không một thương hiệu nào. Không một người nổi tiếng nào. Không một hashtags nào. Chỉ có sự im lặng tuyệt đối.

 

Huyền thoại thiểu số kiểu mẫu đặt trên người Mỹ gốc Á thông qua một hệ thống phân biệt chủng tộc có hệ thống đã khiến chúng ta chẳng thuộc về một chủng tộc nào. Điều đó đã dẫn đến việc khiến chúng ta phải im lặng ngay cả trong những khoảnh khắc bị chiếm đoạt và bạo lực nhất. (Bạn có còn nhớ sự tha thứ mà những người phụ nữ đó nhận được khi sản xuất các quân bài Mạt chược, nói rằng nó cần “tân trang”? Thật ngạc nhiên, họ vẫn phải làm ra sản phẩm và kiếm tiền từ nó.)

 

Đối đầu giữa định kiến và thực tế

 

Không phải là chúng ta không thể nói chuyện; chỉ là không có ai sẵn sàng lắng nghe. Định kiến đã khiến các cộng đồng khác chống lại chúng tôi vì chúng tôi đã được đặt trên một bệ đỡ một cách không thích hợp. Nhờ các đặc điểm "cúi đầu, im lặng" của chúng tôi, một sự khái quát hóa quá mức về một cộng đồng nhập cư đã đạt được Giấc mơ Mỹ về kinh tế xã hội. Đó là điều của những kẻ áp bức đã dán nhãn cộng đồng này. Vì vậy, khi chúng ta lên tiếng, chúng ta đang chỉ đang la gào thét với những người đang quay lưng lại với chúng ta.

 

Như John Cho đã hùng hồn nói tuần này, đại dịch tiếp tục nhắc nhở chúng ta rằng nguồn gốc của chúng ta - nguồn gốc của tôi - là hoàn toàn có điều kiện. Một giây phút nào đó, chúng ta là người Mỹ, giây phút tiếp theo, chúng ta đều là người nước ngoài, những người mà họ cho rằng đã mang vi rút này đến đây.

 

Quá đủ rồi

 

Tôi đã chịu đựng đủ rồi. Và bây giờ tôi đã đủ lớn để trả thù lại những sự thù ghét mà ông tôi từng phải chịu đựng, điều mà tôi không làm được khi còn nhỏ. Nhưng tôi ở đây không phải để chiến đấu bằng nắm đấm của mình. Thay vào đó, tôi muốn phát triển một ngành công nghiệp sử dụng những bộ óc người Mỹ gốc Á vĩ đại nhất, thông minh nhất và sáng tạo nhất trên thế giới. Và trong trường hợp bạn không chú ý, chúng tôi đã lên tiếng trong suốt thời gian qua, to và rõ ràng.

 

Với đôi mắt ngấn lệ, tôi yêu cầu bạn hiểu được sức nặng của những lời tôi nói. Với tất cả những gì tôi đã cống hiến, tôi đang chỉ yêu cầu một điều: Tôi không chỉ muốn bạn quan tâm, tôi muốn bạn hành động. Hãy yêu mến tôi và sắc tộc của tôi nhiều như chúng tôi đã yêu mến các bạn.

 

Chúng ta có khả năng thay đổi quan điểm của hàng triệu người chỉ với 30 giây làm việc. Chúng ta phải sử dụng sự sáng tạo từng đoạt giải thưởng của mình để cho thấy những thực tế mà người Mỹ gốc Á phải đối mặt. Chúng ta phải sử dụng ngành công nghiệp trị giá 138 tỷ đô la của mình để quyên góp cho các tổ chức của người Mỹ gốc Á như AAJC. Chúng ta phải nâng cao các nhà lãnh đạo trong tổ chức của mình để phá vỡ các định kiến “thiểu số kiểu mẫu” được áp dụng cho chúng ta. Và chúng ta phải mở rộng cách kể chuyện của mình để xóa bỏ phân biệt chủng tộc trên tất cả các cộng đồng — và không chỉ cho các anh chị em Da đen của tôi, mà cho tất cả chúng ta.

 

Một lời cầu xin

 

Với các thương hiệu và các cơ quan mà chúng tôi đang hợp tác đang mang trên mình sức ảnh hưởng đến thế giới. Khi chúng ta cùng nhau đấu tranh cho BLM hôm nay, ngày mai và tương lai, tôi xin các bạn hãy mở lòng và sát cánh với cộng đồng AAPI. Hãy tố cáo tội ác thù địch bất kể chủng tộc một lần và mãi mãi và giúp làm sáng tỏ những gì đang xảy ra với chúng tôi.

 

Đừng để chúng tôi chết trong im lặng.

 

Chúng ta là một trong những ngành công nghiệp có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Và tôi tự hào đại diện cho ngành công nghiệp này cho đến lúc tôi lụi tàn - nhưng tại thời điểm này không phải là lúc đó. Đã đến lúc tất cả chúng ta phải đứng lên vì tất cả mọi người, vì chính cộng đồng của chúng ta.

 

 

Người dịch: Quan Ly

Biên tập: Khanh Doan Nguyen

 

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats