NỘI DUNG :
Myanmar : Đông đảo người
dự tang lễ cô gái bị bắn
BBC Tiếng Việt
Miến
Điện: Cảnh sát lần đầu tiên công khai bắn người biểu tình, quốc tế lên án
Trọng
Nghĩa -
RFI
.
=================================
Myanmar : Đông
đảo người dự tang lễ cô gái bị bắn
BBC Tiếng Việt
21 tháng 2 2021, 18:03 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/world-56146151
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/11774/production/_117104517_mediaitem117104516.jpg
Mya Thwe Thwe Khaing trở thành tâm điểm
tập hợp người biểu tình lại bên nhau
Một lượng người vô cùng đông đảo đã tới thủ đô Nay
Pyi Taw của Myanmar để dự đám tang một cô gái trẻ, người bị giết chết trong
các cuộc biểu tình phản đối cuộc đảo chính quân sự.
Mya Thwe Thwe Khaing bị bắn vào đầu ngay trước ngày
cô tròn 20 tuổi, là người đầu tiên trong số ít nhất ba người thiệt mạng trong
các cuộc biểu tình.
Đảo chính Myanmar: Cô gái bị bắn
khi đi biểu tình đã qua đời
Myanmar: Biểu tình rầm rộ
thách thức quân đội, làm tê liệt Yangon
Đảo chính Myanmar đẩy báo
chí vào thế khó
Hàng ngàn người đứng trên đường phố để tiễn biệt
cô, trong đó có một số người làm động tác chào bằng ba ngón tay mà người biểu
tình thường dùng.
Quân đội hồi đầu tháng đã lật đổ chính quyền được
bầu lên một cách dân chủ.
Thi hài Mya Thwe Thwe Khaing được chở qua các
phố ở thủ đô
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/5D2A/production/_117105832_mediaitem117105831.jpg
Hàng ngàn người tới tiễn đưa cô
Mya Thwe Thwe Khaing, một nhân viên làm việc
trong siêu thị, đã bị thương khi cảnh sát tìm cách giải tán người biểu tình hồi
đầu tháng.
Cô duy trì sự sống được 10 ngày nhờ biện pháp hỗ
trợ y tế, nhưng tử vong hôm thứ Sáu.
Cô trở thành tâm điểm của người biểu tình. Hình ảnh
cô thường được những người phản đối đảo chính giương cao.
Quan tài cô được đưa qua các phố trên chiếc xe đen
- vàng, với hàng trăm người đi xe máy hộ tống.
Facebook đóng trang tin của phe quân đội
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/13268/production/_117104487_mediaitem117104486.jpg
Myanmar đang trải qua những tuần bất ổn kể từ
khi quân đội lật đổ chính quyền được lập nên từ một cuộc bầu cử dân chủ
Mạng xã hội khổng lồ Facebook đã xóa một trang tin
của quân đội Myanmar, một ngày sau khi có hai người bị giết chết do biểu tình
phản đối đảo chính.
Facebook nói rằng trang Tatmadaw True News
Information Team Page đã vi phạm quy định cấm kích động bạo lực.
Bà Aung San Suu Kyi bị gán
tội danh mới
Myanmar: Internet bị cắt,
xe thiết giáp trên đường phố
Sợ hãi và bất tuân trước
các vụ bắt giữ ban đêm ở Myanmar
Facebook là nguồn thông tin và tin tức chủ yếu tại
Myanmar.
Hàng chục ngàn người đã lại xuống đường vào hôm Chủ
Nhật, biểu tình phản đối việc giới quân sự quay lại nắm quyền.
Người biểu tình bác bỏ những hứa hẹn về việc sẽ tổ
chức bầu cử sớm, và đòi phải thả nhà lãnh đạo được bầu dân chủ Aung San Suu Kyi
cùng các thành viên khác của đảng Liên minh Dân tộc vì Dân chủ (NLD) của bà.
Phía quân đội cáo buộc rằng NLD giành chiến thắng
long trời lở đất trong kỳ bầu cử trước là nhờ vào gian lận, nhưng không đưa ra
được bằng chứng nào.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/17CA0/production/_117104479_mediaitem117104478.jpg
Người biểu tình đòi trả tự do cho bà Aung San
Suu Kyi
Facebook ra thông cáo, nói "Tuân thủ theo đúng
chính sách toàn cầu của mình, chúng tôi xóa bỏ trang Tatmadaw True News
Information Team Page khỏi Facebook do đã liên tục vi phạm vào Các Tiêu chuẩn
Cộng đồng của chúng tôi, đó là cấm kích động bạo lực và gây tổn hại."
Trang này do quân đội điều hành, được dùng để cảnh
cáo người biểu tình và đưa ra các cáo buộc về kết quả bầu cử.
Lãnh đạo quân đội Min Aung Hlaing và các chỉ huy
quân sự hàng đầu khác trước đó đã bị cấm dùng Facebook giữa lúc có các cáo buộc
về tình trạng vi phạm nhân quyền đối với người Hồi giáo Rohingya.
Ước tính có khoảng 22 triệu trên tổng số 54 triệu
người ở Myanmar sử dụng Facebook.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/4808/production/_117104481_mediaitem117104480.jpg
Các ni cô tham gia biểu tình hôm Chủ Nhật
Làn sóng biểu tình không có có dấu hiệu dừng lại
Trên cả nước, các cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật tiếp
tục diễn ra trên đường phố.
Tại thành phố lớn nhất nước, Yangon, người biểu
tình giơ ảnh bà Aung San Suu Kyi và viết các biểu ngữ đòi dân chủ.
Các ni cô dòng Cơ đốc giáo đã tham gia một cuộc
biểu tình bên ngoài Tòa Đại sứ Trung Quốc, một đồng minh then chốt của
Myanmar.
Vợ của diễn viên nổi tiếng Lu Min nói rằng ông đã
bị bắt giữ sau khi đăng một đoạn video lên án giới lãnh đạo quân sự.
Hôm thứ Bảy là ngày xảy ra tình trạng bạo lực tồi
tệ nhất kể từ khi cuộc đảo chính xảy ra vào đầu tháng.
Đã có hai vụ thương vong xảy ra khi cảnh sát dùng
đạn thật giải tán người biểu tình tại Mandalay.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres lên án
tình trạng bạo lực. Ông viết trên Twitter: "Việc sử dụng vũ lực chết
người, hăm dọa và quấy nhiễu những người biểu tình ôn hòa là điều không thể
chấp nhận được."
***
TIN LIÊN QUAN
Đảo chính Myanmar: Cô gái bị bắn
khi đi biểu tình đã qua đời
19 tháng 2 năm 2021
.
Myanmar: Biểu tình rầm rộ
thách thức quân đội, làm tê liệt Yangon
18 tháng 2 năm 2021
=====================================================
Miến
Điện: Cảnh sát lần đầu tiên công khai bắn người biểu tình, quốc tế lên án
Trọng Nghĩa
- RFI
Đăng ngày: 21/02/2021 - 15:03
Vào hôm qua, 20/02/2021, cảnh sát và quân đội Miến
Điện đã không ngần ngại bắn cả đạn thật vào một cuộc biểu tình tại Mandalay,
khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Đây là lần đầu
tiên cảnh sát công khai sử dụng đạn thật bắn người phản đối đảo chính. Liên
Hiệp Quốc và nhiều nước đồng loạt lên án.
Trong một tin nhắn Twitter, tổng Thư ký Liên Hiệp
Quốc Antonio Guterres đã lên án "việc sử dụng vũ lực gây chết người"
ở Miến Điện. Theo người lãnh đạo Liên Hiệp Quốc những hành động “sử dụng vũ
lực gây chết người, đe dọa và sách nhiễu người biểu tình ôn hòa là điều không
thể chấp nhận được”.
Trước đó, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ Ned Price
cũng tuyên bố Hoa Kỳ “quan ngại sâu sắc” trước thông tin về việc lực
lượng an ninh Miến Điện bắn vào người biểu tình. Bộ Ngoại Giao Pháp lên
án việc bắn vào người biểu tình ôn hòa. Ngoại trưởng Anh thì cho biết
Luân Đôn sẽ cân nhắc các biện pháp mới nhắm vào các đối tượng sử dụng bạo lực
đối với người xuống đường. Tại châu Á, phản ứng đáng chú ý đến từ
Singapore, với tuyên bố của bộ Ngoại Giao nước này phản đối việc sử dụng vũ khí
sát thương ở Miến Điện nhắm vào dân thường không có vũ khí.
Riêng tại Miến Điện, vụ lực lượng an ninh Miến Điện
nổ súng vào đám đông biểu tình hôm qua, ở thành phố Mandalay, đã gây chấn
động nơi giới đấu tranh. Thông tín viên Carol Isoux, tại Miến Điện, cho
biết thêm chi tiết
“Đám
đông, chủ yếu bao gồm các sinh viên trường y và nhân viên của công ty cấp nước
địa phương, đã tụ tập vào buổi trưa tại một xưởng đóng tàu để hô hào phản đối
chế độ quân sự và để tưởng niệm một nhà hoạt động trẻ mà họ vừa biết tin là đã
qua đời, sau khi bị bắn vào đầu trong các cuộc biểu tình trước đó.
Đó
là lần đầu tiên cảnh sát Miến Điện công khai sử dụng đạn thật giữa ban ngày vào
một nhóm người biểu tình không vũ trang. Sự leo thang khủng bố này đang
gây ra sự lo lắng trong hàng ngũ các nhà hoạt động và đe dọa tương lai của
phong trào bất tuân dân sự.
Quân
đội Miến Điện đã quen với những phương pháp đàn áp thô bạo này, họ đã từng dìm
trong biển máu phong trào chống đảo chính năm 1988.
Sáng
nay đường phố ở các thành phố lớn của Miến Điện vắng lặng, những thế hệ trẻ
chưa từng biết đến sự tàn bạo của chế độ cảnh sát, đang bị sốc và đòi hỏi nhiều
hơn bao giờ hết là quốc tế ban hành trừng phạt nhằm vào các tướng lĩnh.”
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
Miến
Điện: Hơn 20 ngàn tù nhân được ân xá, biểu tình phản đối đảo chính vẫn tiếp tục
Miến
Điện đảo chính, Trung Quốc bắt cá hai tay
Miến
Điện : Quân đội tạm giam Aung San Suu Kyi thêm hai ngày, người dân tiếp tục
biểu tình
No comments:
Post a Comment