Myanmar,
Aung San Suu Kyi và bài học cho Việt Nam
Song
Chi
Gửi cho BBC từ Lees, Anh quốc
2 tháng 2 2021, 18:55 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-55903779
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/15DCB/production/_116774598_gettyimages-1194108087.jpg
Bà Aung San Suu Kyi
trước khi bị lực lượng đảo chính bắt giữ đóng vai trò Cố vấn Quốc gia của chính
phủ do đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ chiếm đa số lãnh đạo
Tôi chợt nhớ lại năm 2009, khi tôi vừa tới Na Uy
chưa được bao lâu và lần đầu tiên từ nơi ở là Kristiansand đến Oslo chơi, một
trong những nơi tôi ghé thăm là Nobel Peace Center, nơi trưng bày mọi hình ảnh,
tư liệu về các nhân vật, tổ chức đã từng được đoạt giải Nobel Hòa Bình.
Gặp đúng lúc người ta
đang tổ chức ký tên kêu gọi trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi, người đã được
trao giải Nobel Hòa Bình năm 1991 và hiện đang bị chính quyền quân phiệt độc
tài Myanmar giam lỏng tại nhà.
Tất nhiên là tôi cũng ký
tên như nhiều người khác. Thật ra, trước đó khi còn ở trong nước tôi phải thú
nhận là tôi không biết gì nhiều về bà Aung San Suu Kyi, tôi ký vì ngay tại đó
tôi đứng đọc những thông tin về cuộc đời đấu tranh của bà.
Vị tướng đưa Myanmar trở lại
chế độ quân sự là ai?
Đảo chính ở Myanmar: Mỹ đe
dọa trừng phạt
Đảo chính tại Myanmar:
'Cha bắt mẹ', TQ kêu gọi 'ổn định'
Myanmar: Bà Aung San Suu
Kyi 'bị quân đội bắt giữ'
Quân đội Myanmar lên nắm
quyền sau khi bắt bà Aung San Suu Kyi
Không bao lâu sau, tháng
11/2010 bà Aung San Suu Kyi được thả tự do tại Yangon. Báo chí quốc tế khắp nơi
đưa tin này.
Những ngày tháng ấy bà
Aung San Suu Kyi là một biểu tượng của hòa bình, một ngọn hải đăng cho phong
trào đấu tranh dân chủ không chỉ ở Myanmar, từng được thế giới ca ngợi hết lời.
Không có mấy nhân vật đấu tranh được như bà, bao nhiêu giải thưởng, bằng danh
dự quốc tế, bao nhiêu tổ chức lên tiếng đòi trả tự do cho bà, trong cuộc đời
mình bà đã từng gặp biết bao chính khách, lãnh đạo từ Đông sang Tây, ở đâu bà
cũng được tiếp đón trọng thị.
Bà thu hút mọi người
không chỉ vì danh tiếng của một nhà đấu tranh mà còn vì là một trí thức từng
tốt nghiệp Cử nhân, Thạc sĩ các ngành chính trị, kinh tế tại các trường Cao đẳng
thuộc Đại học Delhi ở New Delhi, đại học Oxford…, có thể nói được vài ba ngoại
ngữ. Người phụ nữ mảnh mai, tuy đã có tuổi nhưng vẫn giữ được nét đẹp thanh lịch,
nền nã trong những bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Myanmar, luôn luôn
cài hoa tươi trên đầu.
Và rồi khi bà bắt đầu nắm
quyền lực, một số vết mờ trên bức chân dung của bà bắt đầu xuất hiện.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/0287/production/_116774600_gettyimages-1227901960.jpg
Bà Aung San Suu Kyi
trong xe hơi sau khi nộp đơn tranh cử như một ứng viên hồi tháng 8/2020 trong
cuộc bầu cử năm ngoái ở Myanmar mà sau đó đảng của bà thắng cử với tỷ lệ phiếu
bầu 83%
Từ chuyện vì có chồng
quá cố và con sinh ra ở nước ngoài nên không được làm Tổng thống do một điều
khoản trong Hiến pháp Myanmar, nhưng vẫn "đẻ" ra cái vai trò là State
Counsellor of Myanmar (Cố vấn Quốc gia) có thực quyền hơn cả Tổng thống, thậm
chí "cao hơn Tổng thống", như lời tuyên bố của bà.
Những vết mờ ngày càng lớn
hơn khi bà lên nắm quyền, Myanmar chẳng những không có những tiến bộ đáng kể
nào về kinh tế mà quan trọng hơn, bà vẫn không xây dựng được một lộ trình dân
chủ thật sự cho đất nước, nhiều vi phạm về nhân quyền vẫn tồn tại. Một ví dụ
là dưới sự lãnh đạo của bà, nhiều nhà báo tại Myanmar đã bị truy tố.
Bà cũng không giải quyết
được những mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo vốn âm ỉ trong xã hội Myanmar, thay
vào đó lại im lặng trước hành động bị xem là tội ác diệt chủng của quân
đội đối với cộng đồng thiểu số Hồi giáo Rohingya. Thậm chí ngày 10/12/2019
bà đã ra Tòa án Công lý Quốc tế LHQ ở La Haye, Hà Lan, để bảo vệ quân đội, bảo
vệ cho đất nước Myanmar trước cáo buộc phạm tội diệt chủng đối với người thiểu
số Hồi giáo Rohingya.
Thật khó tin rằng một
người trí thức, bị ảnh hưởng bởi cả triết lý bất bạo động của Mahatma Gandhi và
cụ thể hơn là bởi các khái niệm Phật giáo, luôn chọn con đường đấu tranh bất bạo
động, một con người đã dùng những năm tháng bị giam lỏng tại gia để nghiễn ngẫm
triết học Phật giáo và thiền định, lại trở thành một con người khác đến thế
khi nắm được quyền lực.
Có những người bênh vực
bà Aung San Suu Kyi, cho rằng bà chấp nhận bị phương Tây chỉ trích, chấp nhận
đánh đổi danh tiếng của mình để "chung sống hòa bình" với bên quân
đội vẫn chưa bao giờ thực sự mất quyền lực, và vì bà biết thế của bà và của đảng
Liên đoàn quốc gia vì dân chủ của bà (National League for Democracy) không đủ mạnh
để nắm trọn quyền, rằng nếu bà cực lực lên án vụ đàn áp người Hồi giáo Rohingya
thì sẽ bị bên quân đội cho "lên đường" ngay. Có thể điều đó có một
phần đúng chăng?
Đối với người Việt Nam,
tôi đã từng nghe không biết bao nhiêu lời ca ngợi, ước ao, giá mà Việt Nam có
một Aung San Suu Kyi. Sự thay đổi của bà không chỉ làm cho hàng triệu người
Việt thất vọng, mà phương Tây càng thế… Nhưng, có lẽ đó là do nhiều người chỉ
nhìn thấy bà từ xa?
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/9EC7/production/_116774604_gettyimages-1193817893.jpg
Cố vấn Nhà nước
Myanmar Aung San Suu Kyi tham dự một buổi lễ tại thành phố Loikaw, ngày
15/01/2020
Bài học gì cho dân
chủ Việt Nam?
Dù sao, câu chuyện của
bà Aung San Suu Kyi và con đường dân chủ hóa gập ghềnh vừa bị ném ngược trở lại
mấy chục năm trước của Myanmar, cũng cho người Việt chúng ta rất nhiều bài học
quý báu.
Theo tôi, đó là giành được
quyền lực đã khó, xây dựng một lộ trình dân chủ thực sự cho đất nước, không để
cho đất nước "chuyển hóa" thành một dạng độc tài kiểu khác, còn khó
hơn gấp nhiều lần.
·
Có những "ngôi sao
sáng", là biểu tượng cho đấu tranh dân chủ nhưng thay đổi khi có quyền lực
trong tay. Họ có thể phải thỏa hiệp với những thế lực phi dân chủ khác để giữ
quyền lực và do đó cũng không thực sự cải cách dân chủ cho đất nước.
·
Người lãnh đạo, có tinh
thần đấu tranh, khao khát tự do dân chủ, yêu đất nước chưa đủ, phải có trí
tuệ, có tầm nhìn xa để vạch nên những chiến lược đường dài, lộ trình dân chủ
hóa, và sự phát triển lâu dài, vững mạnh cho đất nước, dân tộc. Bà Aung San
Suu Kyi có thể không thiếu trí tuệ nhưng có lẽ bà là một biểu tượng đấu tranh
thì tốt hơn là trở thành một người đứng đầu nhà nước, vì cần phải có những kỹ
năng khác để điều hành một đất nước.
·
Quan trọng nhất là chúng
ta không nên "thần thánh hóa" bất cứ ai, biến họ thành một tượng
đài. Như thế vừa làm hại chính họ vừa khiến cho những người khác, trẻ hơn, có
khả năng lãnh đạo hơn nhưng lại bị "cái bóng" của người đó lấn át. Cần
chú ý rằng người Việt vốn hay có tâm lý thần tượng ai đó, và tự nó là một biểu
hiện phi dân chủ.
Cuối cùng là bài học về
việc xây dựng lực lượng kế thừa. Cho đến giờ có vẻ như đảng của bà Aung San
Suu Kyi và người dân Myanmar vẫn chưa chuẩn bị những người có khả năng thay thế
bà, đã ở tuổi 75, cho nên nếu quân đội bắt bà Aung San Suu Kyi thì cũng có
nghĩa là không còn ai khác. Người Việt Nam đấu tranh càng phải lựa chọn việc
xây dựng một phong trào mạnh chứ không phải đặt hết vào một hai "lãnh tụ".
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/ECE7/production/_116774606_gettyimages-1230777953-1.jpg
Đảng Cộng sản Việt
Nam vừa tổ chức Đại hội 13 và đang chuẩn bị đánh dấu 91 năm ngày thành lập
Lại có người cho rằng
cuộc đảo chính này có sự hỗ trợ phía sau của Trung Cộng, quốc gia từng không
hài lòng khi nhìn thấy Myanmar tiến lên một bước về dân chủ và nhích ra xa khỏi
ảnh hưởng của mình, và đây cũng là thêm một "phép thử" của Bắc Kinh
đối với chính phủ mới của Mỹ, bên cạnh những "phép thử" về biển Đông
và Đài Loan.
Không biết điều này có
đúng không, nhưng dù sao, tôi vẫn tin rằng con đường dân chủ hóa của Myanmar dù
có gập ghềnh, khi tiến khi lùi, nhưng chí ít dân tộc Myanmar vẫn còn may mắn
vì giữ được sự hiền lương, thật thà, tử tế.
Nhiều người từng đến thăm
Myanmar đều nhận xét như vậy. Myanmar là một quốc gia đa sắc tộc, đa tôn
giáo nhưng phần lớn vẫn là Phật giáo, trong cách sống của họ rất thấm nhuần tư
tưởng Phật giáo. Xã hội Myanmar dù cũng trải qua một chế độ độc tài sắt
máu, nhưng không bị một chủ nghĩa cộng sản "giả cầy" phá nát đến
tận gốc rễ từ văn hóa, đạo đức xã hội, tính thiện trong con người, các mối
quan hệ gia đình cho tới kỷ cương, luật pháp… như các nước Liên Xô cũ cho tới
Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Hàn… Xây dựng lại từ đầu trên cái phông nền con người,
xã hội như vậy có phần đỡ hơn.
Và từ bên ngoài, thế giới
có lẽ sẽ không để mặc Myanmar.
Một số lãnh đạo các nước
đã lên tiếng. Hoa Kỳ đã tính đến chuyện cấm vận trở lại Myanmar. Bởi vì cho dù
hình ảnh của bà Aung San Suu Kyi có phần bị hoen ố nhưng thế giới sẽ lên tiếng,
vì người dân Myanmar, vì bây giờ là năm 2021 chứ không phải 1962 để quân đội
Myanmar muốn làm gì thì làm. Kết quả cuộc bầu cử và ước muốn được sống một
cuộc sống tốt đẹp hơn của người dân Myanmar phải được tôn trọng.
Nhưng xét cho cùng, mọi
thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn cho mọi quốc gia phải bắt đầu từ chính
khát vọng và hành động của người dân chứ không thể chỉ trông chờ vào bên
ngoài.
-------
Bài
viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, nhà báo tự do, cựu đạo diễn
truyền hình, hiện sống tại Leeds, Anh Quốc.
***
TIN LIÊN QUAN
Đảo chính Myanmar: Min
Aung Hlaing, vị tướng lên nắm quyền
2 tháng 2 năm 2021
.
Đảo chính Myanmar: Mỹ đe dọa
trừng phạt việc bắt giữ bà Aung San Suu Kyi
2 tháng 2 năm 2021
.
Đảo chính tại Myanmar:
'Cha bắt mẹ', TQ kêu gọi 'ổn định'
1 tháng 2 năm 2021
.
Myanmar: Bà Aung San Suu
Kyi 'bị quân đội bắt giữ'
1 tháng 2 năm 2021
No comments:
Post a Comment