LÝ
LỊCH ...TÔI CŨNG TỪNG BỊ HỎI LÝ LỊCH
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1847884298702771&id=100004436567505
Vừa gặp lai một anh bạn biết nhau từ hồi 1962-1963
do từng cùng ở trong một ký túc xá khi còn học ở Hòn Gai, Quảng Ninh. Anh ấy
học trên tôi mấy lớp. Học giỏi, thông minh nhưng cũng khá lao đao vì lý lịch
bởi mẹ anh ấy từng sở hữu trên một trăm mẫu đất… tất nhiên là không được đi học
đại học rồi. Đi bộ đội, may có người thương tài phù trợ nên còn sống và còn lên
được cái chức đại tá hẳn hoi.
Nhân nói chuyện lý lich, tôi nhớ 1987 trong một lần
cùng một đoàn cán bộ tập huấn chính trị ở CHDC Đức chúng tôi từng hỏi một giáo
sư ở trường Đảng SED về chuyện lý lịch ở CHDC Đức thế nào. Ông ta cười rồi kể:
“Ở
Liên Xô có 2 anh em ruột, anh trai tên Ivan, em trai tên Nicolai. Trong nội
chiến Ivan gia nhập Hồng quân còn Nicolai theo bạch vệ chống lại hồng quân. Nội
chiến trôi qua, cả hai anh em may mắn còn sống và cùng làm việc trong một nhà
máy cơ khí.
Trong
khi cậu em trai Nicolai thăng tiến vù vù leo lên chức quản đốc một phân xưởng
lớn lương bổng ngon lành, có nhà đàng hoàng thì ông anh Ivan mãi cứ lẹt đẹt là
công nhân. Trong một lần hop mặt gia đình, Ivan tức mình hỏi em: “Điên quá,
trong nội chiến, mày là sĩ quan bạch vệ còn tao là chiến sĩ hồng quân có huân
chương hẳn hoi, thế mà giờ tao vẫn chỉ là một anh công nhân quèn còn mày lại
được thăng chức quản đốc. Thế này là thế nào?”
Nicolai nhìn anh cười rồi nói: “Đơn giản, lý lịch
anh ghi có em trai là sĩ quan bạch vệ. Còn lý lich của em thì ghi, có anh là
chiến sĩ hồng quân! Hiểu chưa?”
… và tôi cùng từng được hỏi lý lịch.
Cuối 1977 lúc đang công tác tại Phòng nhà ở và công
trình công cộng thuộc Vụ đầu tư của UB kế hoạch nhà nước, khi đọc danh sách
được phân phối nhà ở dành cho cán bộ tiêu chuẩn cấp vụ hoặc tiến sĩ hay phó
tiến sĩ của UBND Hà Nội, tôi ngạc nhiên thấy có tên Văn Tiến Trình, lúc đó là
trung úy, con trai đại tướng Văn Tiến Dũng.
Vợ của Văn Tiến Trình tên là D. đang cùng làm việc
với tôi. Tôi cười: “Ê, D. sao chồng em chỉ mới trung úy quèn mà lại có tên
trong danh sách phân phối nhà ở của Hà Nội thế này?”.
Mọi người trong phòng ồ lên, đâu đâu, xem nào? Tôi
đưa bản danh sách cho họ xem. Ai cũng ngạc nhiên, xôn xao, rồi một chị lớn tuổi
bảo: “D. ơi, em phải làm một con gà cúng đi chứ anh Dũng mà be chuyện này
lên thì chồng em mất suất cấp nhà là cái chắc”. Cả phòng đều cười vui vẻ.
Hôm đó là thứ bảy.
Sáng thứ hai, tôi bất ngờ được ông Vụ trưởng mà
chúng tôi thân mật gọi là “Ba Thức” mời lên làm việc. Bình thường chúng tôi vẫn
xúng hô anh em. Nhưng lần này ông ta nghiêm trang mời tôi ngồi: “Đồng chí Vụ
trưởng Vụ tổ chức được Đại tướng Văn Tiến Dũng đề nghị yêu cầu chúng tôi hỏi
anh vì sao anh can thiệp vào việc phân phối nhà ở của Hà Nôi liên quan đến con
của đồng chí ấy?”
Tôi rất dị ứng khi nghe cách xưng hô quan cách này
và trả lời vì đó là nhiệm vụ của tôi và tôi ở được Phó chủ nhiệm UBKHNN Nguyễn
Văn Hựng trực tiếp giao kiểm tra vì ông ấy là thành viên của Hội đồng phân phối
nhà ở Hà Nội và tôi cũng trình bày là chuyện vui đã diễn ra hôm thứ bảy…
Ông ta tiếp: “Và đại tướng Văn Tiến Dũng yêu cầu
Vụ tổ chức hỏi lý lịch anh?”
Đến đoạn này thì tôi không nhịn được nữa, thẳng
thừng: “Tôi không thuộc biên chế quân đội nên ông Văn Tiến Dũng là Bộ trưởng
Bộ quốc phòng không có quyền hỏi lý lịch tôi. Quy định về tiêu chuẩn phân phối
nhà ở cho cán bộ cấp Vụ và Tiến sĩ, phó tiến sĩ của Chính phủ ban hành không có
quy định nào đặc cách cho con cán bộ lãnh đạo như trường hợp Văn Tiến Trình con
ông Văn Tiến Dũng. Nếu cần tôi sẵn sang đi gặp một đồng chí Ủy viên Bộ chính
trị khác có cương vị cao hơn ông Văn tiến Dũng để báo cáo về vụ việc này.”
Ông Vụ trưởng của tôi im luôn… Khi trở về phòng làm
việc, anh trưởng phòng và vài anh em thân tôi có hỏi chuyện nên tôi có kể cho
họ nghe. Vì vậy vụ này có lan truyền ít nhiều trong cơ quan UB Kế hoạch nhà
nước. Tôi cũng được biết ông Vụ trưởng Vụ tổ chức lúc bấy giờ từng là cơ sở cách
mạng của ông Văn Tiến Dũng thời chống Pháp. Sau đó ông Vụ trưởng của tôi không
hề đả động đến chuyên này nữa, im lặng như không hề có chuyện gì xảy ra và tôi
cũng không biết có ai kiểm tra lý lịch của tôi hay không.
No comments:
Post a Comment