Tuesday, 16 February 2021

LHQ CẢNH BÁO CHÍNH QUYỀN MYANMAR VỀ 'HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG' (BBC Tiếng Việt)

 



LHQ cảnh báo chính quyền Myanmar về 'hậu quả nghiêm trọng'

BBC Tiếng Việt

16 tháng 2 năm 2021

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55992082

 

Liên Hiệp Quốc nói với chính quyền quân sự Myanmar rằng "quyền tụ họp ôn hòa phải hoàn toàn được tôn trọng".

Trong một cuộc điện đàm, Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc Christine Schraner Burgener cảnh báo rằng "bất kỳ hình thức phản ứng nặng tay nào cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng".

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/2AAF/production/_116972901_gettyimages-1302284593.jpg

Người biểu tình bất chấp sự đàn áp của quân đội

 

Quyền truy cập Internet ở Myanmar đã được khôi phục vào sáng thứ Ba sau khi bị cắt trong đêm hai đêm liên tiếp.

 

Chính phủ Myanmar thường xuyên chặn truy cập vào mạng lưới internet để tìm cách dập tắt tiếng nói của giới bất đồng chính kiến ​​kể từ cuộc đảo chính ngày 1 tháng Hai.

 

Cảnh báo của bà Schraner Burgener được đưa ra trong cuộc điện đàm với Phó tổng tư lệnh quân đội Soe Win hôm thứ Hai, người phát ngôn của Liên Hiệp Quốc cho biết.

Đặc phái viên nhấn mạnh rằng việc cắt internet "làm suy yếu các nguyên tắc dân chủ cốt lõi".

 

Những người biểu tình lại xuống đường vào sáng hôm thứ Ba, hãng tin Reuters đưa tin về các nhóm nhỏ đang tụ tập.

Họ đã khuyến khích công chức tham gia phong trào bất tuân dân sự ở thành phố chính Yangon.

 

Trước đó, các nhà chức trách quân sự đã công bố sẽ có các hình phạt cứng với những người chống đối các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính.

Chính quyền nói rằng họ đã lật đổ các lãnh đạo được bầu, gồm cả nhà vận động dân chủ kỳ cựu, bà Aung San Suu Kyi, do bị cáo buộc gian lận cử tri, nhưng không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào để hỗ trợ những tuyên bố này.

 

 

Tại sao chính quyền cắt Internet?

 

Việc cắt các dịch vụ internet mới đây được thi hành theo kiểu các động thái mà quân đội thực hiện nhằm ngăn chặn những nhóm phản đối cuộc đảo chính, vốn đã lật đổ các nhà lãnh đạo được dân cử, gồm cả nhà vận động dân chủ lâu năm, Aung San Suu Kyi, hiện vẫn đang bị giam giữ.

 

Quyền truy cập vào Facebook, một nền tảng tập hợp cho chiến dịch bất tuân dân sự, đã bị hạn chế ngay sau cuộc đảo chính. Twitter và Instagram sau đó cũng bị gián đoạn.

Nhưng các nhà hoạt động cũng lo ngại việc cắt internet có thể được sử dụng để bắt giữ nhiều người hơn.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/78CF/production/_116972903_gettyimages-1302284202.jpg

Người biểu tình xếp hàng dài trên các con phố nơi xe bọc thép được triển khai gần Ngân hàng Trung ương ở Yangon

 

Nhà cung cấp viễn thông lớn Telenor nói họ sẽ không cập nhật danh sách gián đoạn internet trên trang web của mình. Telenor nói với hãng tin AFP rằng tình hình "rối ren và không gì rõ ràng" và thêm rằng an toàn của nhân viên là "ưu tiên hàng đầu".

 

 

Điều gì đang diễn ra trên đường phố Myanmar?

 

Sự hiện diện của quân đội ngày càng gia tăng. Tại nhiều địa điểm mang tính chiến lược, binh lính đã thay cho cảnh sát.

Tại thành phố chính, Yangon, người ta nhìn thấy những chiếc xe thiết giáp 8 bánh đang điều hòa giao thông vào giờ cao điểm, đôi khi bị những chiếc xe hơi bóp còi phản đối cuộc đảo chính vây quanh.

 

Các cuộc biểu tình tập trung ở tòa nhà ngân hàng trung ương, đại sứ quán Hoa Kỳ và Trung Quốc, và trụ sở tại thành phố của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Su Kyi.

 

Có ghi nhận về việc lực lượng an ninh bắn đạn cao su để giải tán đám đông khi những người biểu tình tụ hợp lại ở thành phố trung tâm Mandalay hôm thứ Hai.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/C6EF/production/_116972905_gettyimages-1231182030.jpg

Ở Nay Pyi Taw, cảnh sát dàn hàng trước một nhà tù nơi những người biểu tình tụ tập

 

Trong đoạn phim được đăng trên mạng xã hội, có thể nghe thấy như là tiếng súng nổ vang lên khi đám đông tháo chạy, với một số người sau đó xuất hiện với các vết thương tích.

 

Myo Ko Ko, một nhà hoạt động thủ lĩnh sinh viên đã đi trốn, lý giải với BBC vì sao anh cùng những người khác sẵn sàng mạo hiểm mạng sống của mình.

 

"Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ vào dân chủ và nhân quyền. Chúng tôi biết rằng điều đó rất rủi ro", Myo Ko Ko nói.

"Tôi phải chuyển chỗ ở từng ngày vì bị cảnh sát truy tìm. Chúng tôi hy vọng cộng đồng quốc tế sẽ giúp đỡ chúng tôi."

 

Sinh viên cũng biểu tình ở thủ đô Nay Pyi Taw. Hàng chục người đã bị bắt và sau đó được thả tự do.

 

Người dân ở một số thành phố được ghi nhận là đã thành lập các nhóm canh gác ban đêm để ngăn đám người cho là đã được quân đội cử đến để gây ra tình trạng bất ổn.

 

Hàng nghìn tù nhân đã được ân xá. Dù điều này là bình thường để đối phó với tình trạng quá tải nhà tù, nhưng có những lo ngại rằng quân đội sẽ sử dụng một số người được thả này để cố gây áp lực lên bất kỳ ai phản đối chế độ.

 

 

Người biểu tình phải đối mặt với hình phạt mới nào?

 

Người biểu tình đang yêu cầu trả tự do cho các nhà lãnh đạo mà họ bầu ra, gồm cả bà Suu Kyi, và khôi phục nền dân chủ ở Myanmar.

Nhưng chính quyền quân sự đang nắm quyền đã đe dọa sẽ ra các bản án tù dài hạn và phạt tiền với bất kỳ ai bị phát hiện kích động lòng thù hận nhắm vào quân đội, "bằng lời, nói hoặc viết, hoặc các biểu ngữ, hoặc bằng hình ảnh đại diện".

 

Trong một tuyên bố được đăng trên một trang web quân sự hôm thứ Hai, tuyên bố này nói rằng những người ngăn cản lực lượng an ninh thực hiện nhiệm vụ có thể phải đối mặt với mức án 20 năm tù, trong khi những người bị phát hiện lan truyền sợ hãi hoặc bất ổn nơi công cộng có thể bị phạt tù từ ba đến bảy năm.

 

Chính quyền quân sự hôm thứ Bảy tự cho mình quyền bắt bớ, khám xét và giữ người trong hơn 24 giờ mà không có lệnh của tòa án.

 

Quân đội cũng đã yêu cầu các nhà báo không mô tả việc tiếp quản của quân đội là một cuộc đảo chính.

 

 

Điều gì xảy ra với phiên tòa xét xử bà Aung San Suu Kyi?

 

Hôm thứ Hai, luật sư của bà Suu Kyi nói bà sẽ bị giam thêm hai ngày nữa. Sau đó, bà sẽ bị xét xử thông qua video tại một tòa án ở thủ đô vào thứ Tư, Khin Maung Zaw nói thêm.

Bà Suu Kyi đã bị vây bắt cùng với các thành viên khác của chính phủ vào ngày 1 tháng 2, nhưng việc giam giữ bà sẽ kết thúc vào ngày 15 tháng 2.

 

Các cáo buộc chống lại bà Suu Kyi gồm sở hữu thiết bị liên lạc bất hợp pháp - bộ đàm được nhân viên an ninh của bà sử dụng.

Đảng của bà đã được bầu ra trong một chiến thắng vang dội vào tháng 11 năm ngoái, nhưn

 

                                                        ***

 

TIN LIÊN QUAN

 

Đảo chính Myanmar: Quân đội trên đường phố trong khi internet bị cắt

15 tháng 2 năm 2021

.

Đảo chính Myanmar: Sợ hãi và bất tuân trước các vụ bắt giữ ban đêm

14 tháng 2 năm 2021

.

Đảo chính Myanmar: Người phụ nữ bị bắn giành giật sự sống

10 tháng 2 năm 2021

.

Myanmar và Việt Nam: Hai thể chế, hai cách quản lý truyền thông

12 tháng 2 năm 2021

.

Đảo chính Myanmar: Mỹ công bố trừng phạt các lãnh đạo quân sự

11 tháng 2 năm 2021

.

Biểu ngữ 'Người yêu cũ tệ nhưng quân đội Myanmar tồi hơn' gây sốt

9 tháng 2 năm 2021

.

Đảo chính Myanmar: Giới trẻ âm thầm tẩy chay quân đội

3 tháng 2 năm 2021

.

Biểu tình lớn nhất tại Myanmar trong hơn một thập niên

7 tháng 2 năm 2021

.

Đảo chính Myanmar: Quân đội chặn Facebook vì lý do 'ổn định'

4 tháng 2 năm 2021

.

Đảo chính Myanmar: Cảnh sát bắn đạn cao su vào người biểu tình

9 tháng 2 năm 2021

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats