Joe
Biden, Đài Loan và Trung Quốc
03/02/2021
https://www.voatiengviet.com/a/biden-dai-loan-trung-quoc/5763526.html
Tổng
thống Joe Biden đã gửi một thông điệp cho Tập Cận Bình khi chính thức mời đại
diện của Đài Loan ở Mỹ đến tham dự lễ tuyên thệ nhậm chức. Đây là lần đầu tiên
có việc này kể từ năm 1979, khi Mỹ chính thức công nhận chính quyền cộng sản
Bắc Kinh.
https://gdb.voanews.com/53A0DF12-B4AB-424D-AA73-5767881B14CF_cx0_cy2_cw0_w650_r1_s.jpg
Bà Tiêu Mỹ Cầm, đại diện ngoại giao Đài Loan tại Mỹ, viết trên Twitter:
“Đài Loan và Mỹ luôn luôn cộng tác trong tình thân hữu” và “Dân chủ là tiếng
nói chung và Tự Do là mục tiêu chung của hai nước .”
Bộ
Ngoại giao Đài Loan đã lập tức tán dương hành động ngoại giao đầu tiên của ông
Biden. Điều đáng chú ý là Bắc Kinh không biểu lộ một phản ứng nào. Phát ngôn
viên bộ ngoại giao Trung Cộng chỉ ngỏ lời chúc mừng tân tổng thống, ca ngợi chủ
trương “đoàn kết” trong bài diễn văn nhậm chức của ông. Năm 2017, Tổng thống
Trump đã nhận nghe điện thoại chúc mừng của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn
sau khi ông nhậm chức. Năm đó, Bắc Kinh lập tức phản đối rất mạnh mẽ.
Năm
nay, Trung Cộng chỉ bày tỏ thái độ với một phi đoàn 13 chiến đấu cơ bay qua gần
lãnh thổ Đài Loan. Bộ Ngoại giao Mỹ bèn lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh ngưng “những
áp lực quân sự, ngoại giao và kinh tế để chống Đài Loan.” Ngày hôm sau, Trung
Cộng tăng cường, cho 15 chiếc máy bay diễn lại trò hôm trước. Bộ trưởng Ngoại
giao Mỹ, Antony Blinken tuyên bố chính quyền Biden muốn thấy Đài Loan đóng một
vai trò quốc tế quan trọng hơn, ủng hộ Đài Bắc tham dự vào các tổ chức quốc tế.
Hiện nay Đài Loan vẫn không được dự vào các tổ chức của Liên Hiệp Quốc như WHO,
tổ chức Y tế Thế giới, mặc dù nước này được coi là thành công nhất trong việc
ngăn chặn bệnh dịch Covid.
Ngoài
việc chính thức mời đại diện của Đài Loan dự lễ tuyên thệ, chính quyền Biden
vẫn giữ nguyên các chính sách của cựu Tổng thống Trump, như bán vũ khí cho Đài
Loan, lên án Trung Cộng đang thi hành chủ trương diệt chủng đối với người
Uighurs ở Tân Cương.
Mỹ
sẽ tham khảo ý kiến các đồng minh để lập mặt trận chung, cùng đối phó với Trung
Cộng. Đây có lẽ là điểm quan trọng nhất trong chính sách của chính quyền mới.
Sau
khi nhậm chức, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã điện thoại cho Heiko Maas
ngoại trưởng Đức, Dominic Raab, Anh quốc và Jean-Yves Le Drian, ngoại trưởng
Pháp, bày tỏ ý muốn lập một chiến lược chung đối với Trung Cộng, đặc biệt về
kinh tế.
Tại
Á châu, Blinken đã điện đàm với các ngoại trưởng Thái Lan và Australia bàn về
các liên minh phòng thủ. Ông cũng gọi cho ngoại trưởng Philippines, ông Teodoro
Locsin, nhấn mạnh rằng hiệp ước quân sự giữa hai nước rất cần thiết cho tự do
hàng hải trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương; và Mỹ sẽ thi hành nếu Phi Luật Tân
bị tấn công trên mặt biển, trên không hay trên các hòn đảo. Bộ Ngoại giao Mỹ
cũng tuyên bố vẫn công nhận chủ quyền của các nước Đông Nam Á trên các hòn đảo
của họ, chống lại các áp lực của Trung Cộng.
Thứ
Năm tuần trước, Tổng thống Biden đã điện thoại cho Thủ tướng Yoshihide Suga.
Hai người bàn về chủ quyền của Nhật Bản trên các hòn đảo Senkaku, mà người
Trung Hoa gọi là Điếu Ngư Đài. Bộ Ngoại giao Nhật cho biết ông Biden cam kết sẽ
ủng hộ Nhật về quân sự nếu Trung Cộng tấn công các đảo nhỏ bé này; chiếu theo
điều 5 trong Hiệp ước An ninh giữa hai nước. Đây là lần đầu tiên một tổng thống
Mỹ nói đến việc bảo vệ Senkaku bằng quân sự. Ông Biden đã dùng đến từ ngữ “ngăn
ngừa mở rộng” (extended deterrence), thường hiểu là ngụ ý có thể dùng vũ khí
nguyên tử để bảo vệ một đồng minh.
Những lời cam kết của chính quyền Biden
với Philippines và Nhật Bản cho thấy thái độ của Mỹ cứng rắn hơn hẳn so với các
chính phủ tiền nhiệm.
Tuần trước, các chiến thuyền do hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt dẫn
đầu lại từ vùng Biển Đông nước ta tiến tới eo biển Đài Loan, một hoạt động “an
ninh hàng hải” theo chương trình đã có từ trước.
Trung
Cộng đã “đáp ứng” với một cuộc thao diễn quân sự 4 ngày. Chủ Nhật vừa qua, bảy
chiến đấu cơ Trung Cộng đã bay tới vùng quần đảo Đông Sa (Pratas Islands), do
quân đội Đài Loan trấn đóng, cùng một lúc với một máy bay thám thính của Mỹ.
Đài Loan đã cho hệ thống hỏa tiễn theo dõi và cảnh cáo các máy bay Trung Cộng.
Cho
đến nay, Bắc Kinh chưa tỏ thái độ gây hấn hay đe dọa đối với chính quyền mới ở
Mỹ. Tập Cận Bình có thể không muốn tạo ra một tình trạng căng thẳng trong khi
chờ kết quả của những vận động ngoại giao khắp thế giới. Trong bốn năm qua, trong khi
chính phủ Mỹ chủ trương hướng nội, không quan tâm đến thế giới bên ngoài, Trung
Cộng đã có cơ hội liên kết với các nước lớn nhỏ khác. Ngoài những hiệp
ước kinh tế với các nước Á châu và Âu châu, Bắc Kinh còn nêu ra thành tích
chống bệnh dịch Covid để phô trương chế độ độc tài của họ là ưu việt. Trong khi
các nước lớn khác đều suy thoái thì kinh tế Trung Quốc vẫn phát triển, dù bị Mỹ
tấn công.
Cuộc
chiến tranh mậu dịch Mỹ- Trung Quốc khiến kinh tế của hai nước đều thiệt hại.
Nhưng năm ngoái số khiếm hụt mậu dịch của Mỹ đối với toàn thế giới lại lên tới
mức kỷ lục. Khiếm hụt thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc vẫn tăng 7% trong
năm 2020, so với năm trước, lên tới $317 tỷ đô la. Vì bệnh dịch Covid khiến các
nước đều mua thêm hàng Trung Quốc, thặng dư mậu dịch của Trung Quốc với các nước
khác cũng tăng, lên $535 tỷ. Trong năm ngoái, số đầu tư ngoại quốc vào Mỹ giảm
bớt 49% trong lúc cả thế giới giảm trung bình 42%. Nhưng đầu tư ngoại quốc vào
Trung Quốc vẫn tăng 4%, lên $163 tỷ.
Kinh
tế Trung Quốc phát triển trong một năm cả thế giới lâm bệnh dịch bắt đầu ở Vũ
Hán, nhưng không thể kéo dài sau khi Covid bị chặn lại. Trong khung cảnh bình
thường, một nền kinh tế dựa trên doanh nghiệp nhà nước không có sức sống mạnh
mẽ như các nước kinh tế tự do, đặc biệt là kinh tế Mỹ. Mặc dù Trung Cộng đã cổ
động, tuyên truyền về thành quả kinh tế trong năm qua, nhưng các nước khác đều
biết về lâu về dài không ai có thể đi theo con đường độc tài, độc đảng mà phát
huy hết khả năng và sáng kiến của các xí nghiệp cũng như nâng cao năng suất lao
động.
Chính
quyền Biden đã từ chối khi ngoại trưởng Trung Cộng ngỏ ý muốn thương thuyết về
cuộc chiến tranh thương mại đang diễn ra, lấy lý do cần phải bàn bạc với các
nước đồng minh của Mỹ trước khi gặp gỡ. Mỹ cần hồi phục các liên minh lâu đời ở
Âu châu và Á châu để ngăn chặn Trung Cộng bành trướng.
Trên
mặt quân sự, các nước Á Đông đều thấy mối đe dọa của Bắc Kinh đang lớn dần.
Điều nguy hiểm nhất là nếu Trung Cộng tấn công để làm chủ Đài Loan thì Bắc Kinh
sẽ làm chủ cả con đường hàng hải có tính huyết mạch trên kinh tế Nhật Bản và
Nam Hàn. Đài Loan cũng đang đứng đầu về sản xuất hàng điện tử, cung cấp cho cả
thế giới. Không thể để cho các cơ sở quý giá đó lọt vào tay một nước cộng sản
độc tài.
Cho
nên, Mỹ phải cho thế giới thấy quyết tâm bảo vệ Đài Loan. Trấn an Nhật Bản,
Philippines, Thái Lan và Australia ngay trong những ngày đầu là điều chính
quyền Biden bắt buộc phải làm. Nếu không, các nước Đông Nam Á sẽ nao núng nếu
không còn tin nước Mỹ muốn đóng vai trò lãnh đạo để đối phó với Trung Quốc. Cho nên bà Tiêu Mỹ Cầm trở thành
một biểu tượng của chính sách ngoại giao mới của Mỹ.
Bà
Tiêu Mỹ Cầm (Bi-khim Hsiao, 蕭美琴) sinh ra ở
Kobe, Nhật Bản, lớn lên
ở Đài Loan, sang Mỹ thời
trung học và vào quốc tịch
Mỹ nhưng vẫn về
nước sống. Khi làm
việc cho Thủ tướng
Trần Thủy Biển,
bà đã phải từ
bỏ quốc tịch Mỹ vì một đạo luật cấm công chức song tịch. Bà là phụ nữ đầu tiên cầm đầu phái bộ Trung Hoa
Dân Quốc ở Washington, mới nhậm chức giữa năm 2020, sau khi đã làm đại
biểu Quốc hội Đài Loan trong nhiều năm.
Ngay
sau khi dự lễ nhậm chức của Tổng thống Biden, bà Tiêu Mỹ Cầm đã “tuýt” trên
mạng hình ảnh bà đứng trước Điện Capitol, với lời bình luận: “Đài Loan và Mỹ
luôn luôn cộng tác trong tình thân hữu.” Bà
khẳng định, “Dân chủ là tiếng nói chung và Tự Do là
mục tiêu chung của hai nước chúng ta.”
Đó
cũng là những thông điệp mà chính quyền Mỹ phải chuyển tới mọi quốc gia, nhất
là các nước ở Á châu. Người ta sẽ biết phải chọn thế nào giữa hai hệ thống
chính trị, Dân chủ tự do hay Cộng sản Độc tài, tiêu biểu là Đài Loan và Trung
Cộng.
---------------------------
.
.
XEM THÊM :
Biden
đối đầu với Trung Cộng cách nào?
21/12/2020
https://www.voatiengviet.com/a/biden-tap-can-binh-suc-manh-mem/5707634.html
.
https://gdb.voanews.com/01f1a6e0-29d0-4151-a051-ee3a1808fe84_w650_r1_s.jpg
Ông Biden và ông Tập
tại Andrews Air Force Base, Maryland, 2015.
Vào
thế kỷ 15, Trung Quốc đứng đầu thế giới về kinh tế, quân sự. Các triều đình
Minh, Thanh còn cả “sức mạnh mềm” nhờ ảnh hưởng trên các nước láng giềng. Từ
thế kỷ 19, Trung Quốc đã suy sụp. Hiện nay Tập Cận Bình cổ động cho “Trung Quốc
Mộng” để tái lập vai trò bá chủ cũ. Mỹ và Trung Quốc sẽ tranh giành ảnh hưởng
trên thế giới trong một thế hệ tới, nếu không nói là trong cả thế kỷ 21.
Trong
cuộc cạnh tranh này, một nhược điểm của nước Mỹ là chính sách ngoại giao luôn
thay đổi. Chính phủ Mỹ lên xuống theo chu kỳ các cuộc bầu cử. Các đảng chính
trị, Cộng Hòa và Dân chủ, phải chiều theo dư luận dân chúng vì nhu cầu tranh
cử. Mà dân Mỹ thường chỉ nhìn vào các vấn đề thiết thực của họ, không coi các
chính sách ngoại giao là quan trọng. Mỗi chính phủ mới lên lại có thể đảo ngược
các chính sách bang giao, khiến người ta cảm thấy nước Mỹ không có một chiến
lược lâu dài.
Điều
may mắn là hiện nay tất cả mọi người Mỹ đều coi Trung Cộng là một đối thủ lâu
dài, nguy hiểm nhất. Điều này được thể hiện rõ ràng trong quốc hội; cả hai đảng
suy nghĩ giống nhau, đồng ý phải đối phó với Trung Cộng. Những đối thủ nhỏ như
Iran, Cuba, đáng quan tâm nhưng không đáng sợ. Còn nước Nga, hiện càng ngày
càng đi xuống, dù bên ngoài vẫn làm ra vẻ mạnh.
Những
vụ “tin tặc” (hackers) xâm nhập vào máy điện toán của các công ty và chính
quyền Mỹ, mà mọi người coi chỉ có guồng máy gián điệp của Nga mới có khả năng
thực hiện, cho thấy Vladimir Putin cũng nguy hiểm không khác gì Tập Cận Bình.
Nhưng hành động len lỏi vào các hệ thống điện toán để có thể làm tê liệt, hoặc
điều động theo ý muốn, để nhắm vào mục tiêu nào? Gián điệp Nga có thể phát ra
các lệnh làm xáo trộn hoạt động của các ngân hàng, các nhà máy điện, hải cảng
hay phi trường, cho đến cơ quan nguyên tử lực ở Mỹ; nhưng sau đó họ sẽ làm gì
để có lợi cho nước Nga và chính quyền Nga?
Những
hoạt động phá hoại quy mô đó chỉ có lợi cho Nga nếu một cuộc chiến tranh toàn
diện giữa hai quốc gia. Mà chắc chắn ông Putin không muốn điều này xảy ra; bởi
vì cuối cùng chỉ có Trung Cộng hưởng lợi. Vì thế, đối thủ lớn nhất của Mỹ trên
thế giới vẫn là Trung Cộng.
Cuộc
cạnh tranh giữa hai cường quốc sẽ có tính cách toàn diện, nhưng quân sự không
phải là mặt quan trọng nhất. Nước Mỹ đã thắng trong cuộc chiến tranh lạnh thế
kỷ trước là do sức mạnh kinh tế và sức hấp dẫn của lý tưởng tự do. Điều này tới
nay vẫn đúng. Sức mạnh lâu dài của nước Mỹ là “sức mạnh mềm,” biểu hiện trong
lối sống của một “xã hội mở” người dân được sống tự do. Sức mạnh mềm này chỉ có
thể được thi thố khi nước Mỹ tạo được niềm tin của các dân tộc khác, các quốc
gia khác. Cho nên bên cạnh cuộc chạy đua kinh tế, Mỹ phải liên kết mạnh hơn với
các dân tộc cùng theo chế độ dân chủ tự do, vượt lên trên những xung khắc quyền
lợi nhất thời.
Trên
mặt kinh tế, Trung Cộng có một chiến lược lâu dài. Tập Cận Bình đã cổ động cho
kế hoạch Một Vành Đai, Một Con Đường, khai thác các quặng mỏ ở châu Phi và gia
tăng trao đổi với các nước châu Mỹ La Tinh.
Trung
Cộng đã chiếm chỗ của Mỹ, trở thành nước giao thương lớn nhất với vùng Nam Mỹ,
ngoài Mexico. Năm 2019, các nước này trao đổi $223 tỷ hàng hóa với Trung Cộng,
chỉ có $198 tỷ với Mỹ. Trung Cộng đã cho các nước trong vùng vay nợ nhiều tỷ đô
la, trong chiến lược dùng tiền nợ để ràng buộc lâu dài mà Bắc Kinh đã áp dụng
khắp thế giới. Trung Cộng nhắm vào các quặng mỏ đồng trong vùng núi Andes, mua
nông sản và thịt của Argentine và Brazil. Cựu tổng thống Bolivia, ông Jorge
Quiroga nói, “Người ta hỏi tôi thích Mỹ hay Trung Quốc hơn, tôi trả lời:
Brazil! Lại hỏi tôi, sau Brazil là nước nào, tôi nói, Trung Quốc! Chính phủ mới
ở Mỹ phải xét lại những mối bang giao này.
Tại
châu Á, sau khi chính phủ Mỹ rút ra khỏi thỏa ước Hợp tác Á châu Thái Bình
Dương (TPP), bây giờ Mỹ không thể trở lại tham dự thỏa ước mới thay thế TPP dù
11 nước còn lại vẫn giữ. Vì họ sẽ đặt ra các điều kiện mới mà quốc hội Mỹ không
thể chấp thuận. Trong khi đó Trung Cộng đã xúc tiến để ký kết thỏa ước RCEP với
các nước Đông Nam Á cùng Nam Hàn, Nhật Bản, Australia và New Zealand. Nhưng
RCEP là một thỏa ước sơ sài và rất yếu, cho nên Mỹ vẫn có thể xúc tiến việc
liên kết với các quốc gia Á châu để tạo một liên minh kinh tế mạnh hơn. Điều
này có thể thực hiện được nếu chính phủ mới ở Mỹ tỏ ra thiết tha muốn nối chặt
lại các quan hệ thương mại. Và các nước Á Đông đang trông đợi dấu hiệu đó.
Cạnh
tranh kinh tế trong thời gian tới sẽ là một cuộc chạy đua kỹ thuật, trong các lãnh
vực viễn thông và trí khôn nhân tạo. Nước nào mạnh hơn sẽ dẫn đầu thế giới
trong việc ấn định các tiêu chuẩn cho các nước khác cùng theo. Nếu Mỹ thắng
thế, các chế độ dân chủ sẽ thắng, nếu Trung Cộng mạnh hơn, quyền tự do của các
dân tộc đều bị đe dọa.
Trong
hai năm qua, chính phủ và quốc hội Mỹ đã chú trọng tới mặt trận này khi dùng
các biện pháp ngăn chặn không cho các công ty Trung Quốc như Huawei chiếm lĩnh
thị trường viễn thông 5G ở Âu châu cũng như trong các nước khác. Mỹ đã được các
nước Âu châu ủng hộ trong kế hoạch không cho các công ty Trung Cộng xâm nhập,
vì quyền lợi của chính họ.
Một
lợi thế của Mỹ là Trung Quốc hiện nay còn lệ thuộc vào việc nhập cảng chất bán
dẫn (semiconductor) để chế tạo các chip điện tử hiện đại nhất. Mỹ còn tiếp tục
giữ được lợi thế này trong hàng chục năm tới. Mỹ đã cấm các công ty Mỹ, và các
công ty Âu châu, Úc, Nhật Bản, Nam Hàn, vân vân đang dùng đồ của Mỹ, không được
cung cấp các chip mạnh nhất cho Huawei và ZET. Ấn Độ cũng cấm các công ty lớn
Trung Cộng như Alibaba, TenCent, TikTok. Nhưng chiến thuật này không thể tiếp
tục về lâu về dài. Các xí nghiệp sẽ tìm cách “xé rào,” có thể mở ra những trung
tâm nghiên cứu và sản xuất trong lục địa Trung Hoa, giúp Trung Cộng thoát nạn
và phát triển thêm.
Chính
quyền mới ở Mỹ sẽ phải áp dụng một chiến thuật cô lập hóa Trung Cộng bằng cách
liên minh với các nước hiện đang dẫn đầu về chất bán dẫn và chế tạo chip. Khi
Mỹ và một số nước như Đài Loan và Nam Hàn đồng ý lập một hàng rào kỹ thuật ngăn
cản Trung Cộng, thì hiệu quả sẽ chắc chắn và vững vàng hơn.
Nhưng
chính phủ Mỹ làm cách nào biện hộ cho cuộc liên minh này, khi các nước khác
thấy chính họ bị thiệt hại về kinh tế?
Một
cách thuyết phục các đồng minh đó là nhu cầu liên kết giữa nước tự do dân chủ
trước mối đe dọa của chế độ cộng sản Trung Hoa đang làm sống lại tham vọng đế
quốc ngàn đời.
Chính
phủ Mỹ cần chứng tỏ cho các nước Đài Loan, Nhật Bản, Úc, Nam Hàn và các nước Âu
châu rằng các quốc gia dân chủ cần đoàn kết trước mối đe dọa của một nước độc
tài đàn áp dân Tây Tạng, Tân Cương, lại nuôi giấc mộng khuynh đảo thế giới.
Nước
Mỹ phải làm sống lại niềm tin vào chế độ tự do dân chủ, trong lòng người dân
các nước đồng minh ở Á châu. Chế độ dân chủ mang một nhược điểm nội tại, không
thể thay đổi được, là lúc nào cũng chứa đựng các mối xung đột, có khi sinh ra
chia rẽ gay go. Nhưng chế độ dân chủ có một sức mạnh là luôn luôn biết cách tự
cải thiện để tiến tới. Cuộc bầu cử ở Mỹ vừa qua cho cả thế giới thấy là ngay cả
khi người ta chia rẽ trầm trọng, lúc người dân đã bỏ phiếu rồi thì thể chế dân
chủ càng vững chắc hơn. Vì những nền tảng như chế độ phân quyền, tinh thần
trọng pháp, vẫn còn, không thay đổi.
Cho
nên, một nhiệm vụ của chính quyền mới ở Mỹ là củng cố niềm tin vào lối sống
trong các “xã hội mở.” Các nước dân chủ ở Á châu sẽ là đồng minh lâu đời của
Mỹ, sẽ hợp tác với Mỹ để mở rộng lối sống dân chủ tự do cho người dân các nước
khác trong vùng được hưởng.
Đó
là chiến lược bền bỉ mà nước Mỹ phải nắm chắc trong cuộc chạy đua kinh tế và
thi thố sức mạnh mềm với một chế độ độc tài vẫn ôm giấc mộng đế quốc lâu đời là
Cộng sản Trung Quốc.
------------------
3
COMMENTS
Vậy
tóm lược trọng tâm của bài viết này, theo cách hiểu của tôi, ý bác Dụng muốn
nói là nước Mỹ phải thuyết phục được các đồng minh châu Á của họ(Nhật, Hàn, Đài
Loan,...) đoàn kết hơn để 'bao vây, cô lập, gây sức ép' lên Trung Cộng, ít nhất
là trên 'mặt trận' công nghệ để triệt tiêu lợi thế của Trung Cộng trong các
lĩnh vực này. Bác có biết là nhà máy của Samsung, Apple, Foxcon, Toyota, ...
phần lớn là đều nằm ở Trung Quốc, thuê công nhân Trung Quốc và thị trường tiêu
thụ lớn nhất cũng là Trung Quốc(tính theo quốc gia). Bây giờ mà một lúc bảo tất
cả các tập đoàn công nghệ trên 'quay lưng với TQ' bỏ miếng bánh 'béo bở' bao
nhiêu năm qua của họ chỉ để chiều theo chính sách ngoại giao của chính quyền Mỹ
thì có bao nhiêu khả năng họ chịu. Và Bác có chắc chắn là các nước đồng minh
châu Á của Mỹ đều 'đồng lòng nhất trí' về đường lối ngoại giao của Mỹ với Trung
Quốc trong khi chính bản thân họ cũng có biết bao nhiêu lợi ích kinh tế với TQ;
họ sẽ dễ dàng vứt bỏ hết để chìu ý Mỹ hay sao; họ muốn chấp nhận nguy cơ xung
đột với TQ hay sao. Cái gì Bác nói nghe cũng dễ dàng, lý tưởng hết. Ai trên đời
này cũng muốn sống trong nền dân chủ tự do có đầy đủ nhân quyền; câu hỏi là ai
sẽ hy sinh và đấu tranh cho nền dân chủ của đó.
-----
LIÊN QUAN
Kinh
tế sẽ hồi phục trong năm tới
No comments:
Post a Comment