Tuesday, 23 February 2021

HOA KỲ YÊU CẦU IRAN NÊN CHẤP NHẬN SỰ KIỂM SOÁT CỦA AIEA (RFI)

 



Mỹ yêu cầu Iran nên chấp nhận sự kiểm soát của AIEA

Thụy My  -  RFI

Đăng ngày: 23/02/2021 - 15:03

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210223-m%E1%BB%B9-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-iran-ch%E1%BA%A5p....A0m-gi%C3%A0u-uranium-60

 

Hoa Kỳ hôm 22/02/2021 cổ vũ Iran nên « hoàn toàn » đặt dưới sự kiểm soát của Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế (AIEA), sau khi đạt thỏa thuận tạm thời với cơ quan này. Cũng trong hôm qua, giáo chủ Khamenei cảnh báo Iran có thể làm giàu uranium đến 60% nếu cần.

 

https://s.rfi.fr/media/display/b8268e84-75dd-11eb-90fa-005056a964fe/w:980/p:16x9/2021-02-21T081137Z_1351104152_RC2WWL984348_RTRMADP_3_IRAN-NUCLEAR-IAEA.webp

Tổng giám đốc Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế Rafael Grossi họp với lãnh đạo Tổ Chức Năng Lượng Nguyên Tử Iran, Ali-Akbar Salehi, tại Teheran, Iran, ngày 21/02/2021. VIA REUTERS - WANA NEWS AGENCY

 

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ Ned Price hoan nghênh tổng giám đốc AIEA trong chuyến đi Teheran đã đạt một thỏa thuận « tạm thời » để duy trì việc giám sát các hoạt động nguyên tử của Iran, trong khi chờ đợi các bên tiếp tục thương lượng.

Theo thỏa thuận song phương mang tính kỹ thuật này, có thời hạn ba tháng nhưng cũng có thể bị ngưng bất kỳ lúc nào, số lượng thanh tra AIEA tại chỗ không thay đổi và vẫn có thể kiểm tra không báo trước.

Người đứng đầu ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu, ông Josep Borrell hôm qua cho biết « tương đối lạc quan » về thỏa thuận hôm Chủ nhật 21/02 giữa AIEA và Iran. Ông Borrell cũng là điều phối viên của ủy ban JCPOA (Kế hoạch hành động toàn diện chung, tức hiệp định nguyên tử), hy vọng có thể tập hợp được tất cả các bên ngồi vào bàn đàm phán.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hứa sẽ quay lại với hiệp định nguyên tử Iran ký năm 2015 tại Vienna, với điều kiện Teheran tiếp tục tôn trọng các cam kết. Iran đã liên tục có những vi phạm, sau khi tổng thống Donald Trump rút khỏi hiệp định vào năm 2018.

PUBLICITÉ

Về phía Iran, giáo chủ Ali Khamenei khẳng định « có thể gia tăng làm giàu uranium đến 60% nếu cần thiết ». Được biết hiệp định Vienna quy định ngưỡng tối đa là 3,67%, và để chế tạo bom nguyên tử cần phải làm giàu uranium đến 90%.

 

                                               ***

 

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

Hạt nhân Iran : Teheran và AIEA đạt thỏa thuận « tạm thời »

 

Hạt nhân Iran : Teheran xem xét đề xuất họp với Mỹ

 

Hạt nhân Iran : Hoa Kỳ « buộc » phải tiến trước một bước để tái thúc đẩy đàm phán

 

==================================================

.

.

Hạt nhân Iran : Teheran và AIEA đạt thỏa thuận « tạm thời »

Thanh Hà  -  RFI

Đăng ngày: 22/02/2021 - 11:42

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210222-h%E1%BA%A1t-nh%C3%A2n-iran-teheran-v%C3%A0-aiea-%C4...BA%A1m-th%E1%BB%9Di-1

 

Một ngày trước khi đạo luật mới của Iran có hiệu lực liên quan đến các hạn chế hoạt động của thanh tra quốc tế, chính quyền Teheran và Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế (AIEA/IAEA) thông báo đạt được một thỏa thuận tối thiểu, « tạm thời » cho phép duy trì đối thoại hòng cứu vãn Hiệp định hạt nhân Iran.

 

https://s.rfi.fr/media/display/d1935efe-748b-11eb-ac08-005056bff430/w:980/p:16x9/2021-02-21T140851Z_1959347296_RC22XL9QUNA2_RTRMADP_3_IRAN-NUCLEAR-IAEA.webp

Tổng giám đốc Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế -AIEA, Rafael Grossi (P) hội đàm với ngoại trưởng Iran avad Zarif , tại Teheran, Iran, ngày 21/02/2021. VIA REUTERS - WANA NEWS AGENCY

 

Tháng 12/2020, Quốc Hội Iran thông qua một đạo luật quy định kể từ ngày 23/02/2021 công việc của AIEA giám sát các hoạt động nguyên tử Iran sẽ bị « hạn chế từ 20 đến 30 % ». Tuy nhiên theo lời thứ trưởng Ngoại Giao Iran Abbas Araghchi, « điều đó không có nghĩa là Iran rút khỏi thỏa thuận » đã ký kết với 5 nước thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cộng với Đức hồi năm 2015 tại Vienna.

 

Thái độ cứng rắn của Teheran đã khiến lãnh đạo Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế, Rafael Grossi đến Iran để thảo luận trực tiếp với chính quyền. Cuối cùng, hai bên đã đạt được một « thỏa thuận song phương mang tính kỹ thuật có hiệu lực trong vòng ba tháng ». Theo giới phân tích bước tiến mới này cho phép các bên có thêm thời gian để đưa hiệp định hạt nhân Iran hồi năm 2015 thoát khỏi bế tắc.

 

Thông tín viên Isaure Hiace từ thủ đô Vienna giải thích thêm :

 

« Thể theo một đạo luật đã được Quốc Hội thông qua, Teheran thông báo với AIEA là sẽ giảm một số cuộc thanh tra của tổ chức này đối với các cơ sở hạt nhân trong đó có những cơ sở quân sự bị nghi ngờ. Thông báo này gây lo ngại và tổng giám đốc Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế, Rafael Grossi đã sang Teheran trong hai ngày cuối tuần vừa qua. Tối Chủ Nhật, lãnh đạo AIEA thông báo lấy làm tiếc là luật mới của Iran bắt đầu có hiệu lực, nhưng hai bên đã đạt được một thỏa hiệp.

 

Tổng giám đốc cơ quan AIEA nói: « Hãy nhìn thẳng vào sự thật. Hoạt động của AIEA sẽ bị hạn chế, nhưng chúng tôi vẫn có thể duy trì công tác giám sát và kiểm chứng ở một mức độ cần thiết nhờ có một thỏa thuận mang tính kỹ thuật và tạm thời ».

 

Thỏa thuận này sẽ có hiệu lực trong vòng ba tháng và cho phép AIEA duy trì số lượng các thanh tra viên như hiện tại trên lãnh thổ Iran.  Nhưng đương nhiên hy vọng là các cuộc đàm phán để cứu vãn thỏa thuận Vienna sẽ thành công. Hiệp định này càng lúc càng bị suy yếu vì để trả đũa việc Mỹ rút ra khỏi thỏa thuận hạt nhân và tái lập các biện pháp trừng phạt hồi 2018, chính quyền Iran đã liên tục vượt qua một số giới hạn được quy định trong thỏa thuận Vienna. Giờ đây, mặc dù đôi bên cùng khẳng định quyết tâm cứu vãn định hiệp định này, nhưng trước mắt chưa bên nào tỏ thái độ sẵn sàng đi trước một bước ». 

 

 

                                                        ***

 

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

Hạt nhân Iran : Teheran xem xét đề xuất họp với Mỹ

 

IAEA : Iran bắt đầu sản xuất "uranium kim loại", vi phạm thỏa thuận hạt nhân

 

Hồ sơ hạt nhân : Iran vẫn tìm cách gây áp lực

 

 

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats