Cập
nhật: Hoa Kỳ lên án vụ đảo chính của quân đội Miến Điện
Hiếu
Chân -
Saigon Nhỏ News
Feb 1, 2021
https://saigonnhonews.com/cap-nhat-quan-doi-mien-dien-dao-chinh-ban-bo-tinh-trang-khan-cap/
Như tin
đã đưa, rạng sáng nay thứ Hai 01-02-2021 giờ địa phương, quân đội Miến Điện
(Myanmar) đã thực hiện đảo chính quân sự, bắt giam các nhà lãnh đạo chính phủ,
trong đó có bà Aung San Suu Kyi, Cố vấn Nhà nước và Tổng thống Win Myint và ban
bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2021/01/cheng-q-EHRpH4A5kFQ-unsplash-750x430.jpg
Miến Điện. Ảnh Cheng Q/Unsplash
Đài truyền hình thuộc sở
hữu của quân đội Myanmar hôm thứ Hai cho biết Tổng tư lệnh quân đội Miến
Điện, tướng Min Aung
Hlaing đã giành lấy quyền điều hành trong một cuộc đảo chính quân sự nhằm
đáp trả cuộc bầu cử bị cho là gian lận hồi tháng 11.
Bản tin truyền hình cũng
thông báo quân đội đã ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm.
Người phát ngôn của đảng
Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền, ông Myo Nyunt, xác nhận với hãng
tin Nikkei qua điện thoại rằng bà Ang San Suu Kyi và Tổng thống Win
Myint đã bị bắt giữ nhưng những công việc liên quan đến các nhà lập
pháp của NLD vẫn không rõ ràng. Đảng NLD đã giành thắng lợi lớn trong cuộc tổng
tuyển cử ngày 08-11-2020, giành được 396 ghế đại biểu Quốc hội, nhiều hơn mức cần
thiết 322 ghế để chiếm vị thế đa số và có quyền thành lập chính phủ mới. Quốc hội
Miến Điện dự kiến sẽ triệu tập phiên họp đầu tiên trong ngày hôm
nay 01-02-2021 để bầu ra các chức danh lãnh đạo chính phủ nhưng trong tình huống
hiện tại không rõ Quốc hội mới được bầu có được thừa nhận hay không.
Người phát ngôn của đảng
NLD nói: “Quân đội nên tuân thủ luật pháp. Chúng tôi cần sự ủng hộ rộng rãi của
cộng đồng quốc tế để bảo vệ nền dân chủ ở Myanmar”.
Ghi nhận của báo chí quốc
tế cho biết, các hãng thông tin di động thuộc sở hữu nhà nước Miến Điện
đã ngừng cung cấp dịch vụ và liên lạc viễn thông ở thủ đô Naypyidaw bị
cắt đứt. Các ngân hàng ở Miến Điện thông báo tạm ngừng mọi giao dịch
tài chính từ 12 giờ trưa giờ địa phương vì không có kết nối mạng
internet. Hai tiếng đồng hồ trước đó, người dân Miến Điện ùn ùn kéo nhau đi rút
tiền khỏi các ngân hàng.
Cuộc đảo chính rõ ràng đã
khiến cộng đồng quốc tế phẫn nộ. Đây là cuộc đảo chính đầu tiên ở Miến Điện kể
từ năm 1988, chấm dứt giai đoạn chuyển đổi sang chính quyền dân sự bắt đầu từ
năm 2011.
Hoa Kỳ là một trong các
quốc gia đầu tiên lên án vụ đảo chính. Lúc 9 giờ sáng, Ngoại trưởng Hoa Kỳ
Antony Blinken ra tuyên bố:
“Hoa Kỳ
bày tỏ mối quan ngại sâu sắc và cảnh giác cao liên quan đến các báo cáo cho biết
quân đội Miến Điện đã bắt giữ nhiều lãnh đạo chính phủ dân sự, bao gồm cả Cố vấn
Nhà nước Aung San Suu Kyi, và các nhà lãnh đạo xã hội dân sự. Chúng tôi kêu gọi
các nhà lãnh đạo quân sự Miến Điện trả tự do cho tất cả các quan chức chính phủ
và các nhà lãnh đạo xã hội dân sự và tôn trọng ý chí của người dân Miến Điện được
thể hiện trong cuộc bầu cử dân chủ vào ngày 8-11. Hoa Kỳ sát cánh với người dân
Miến Điện trong khát vọng dân chủ, tự do hòa bình và phát triển. Quân đội phải
đảo ngược những hành động này ngay lập tức.”
Trước đó, Giám đốc truyền
thông của Tòa Bạch ốc Jen Psaki nhấn mạnh:
“Hoa Kỳ phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi kết
quả của các cuộc bầu cử gần đây hoặc cản trở quá trình chuyển đổi dân chủ của
Miến Điện và sẽ có hành động chống lại những người chịu trách nhiệm nếu các bước
này không được đảo ngược”.
Úc, Nhật Bản, Singapore
và Anh quốc tham gia cùng Hoa Kỳ trong việc lên án cuộc đảo chính rõ ràng. Bộ
trưởng Ngoại giao Marise Payne nói:
“Úc là nước ủng
hộ lâu dài quá trình chuyển đổi dân chủ của Miến Điện. Chúng tôi kêu gọi quân đội
tôn trọng pháp quyền, giải quyết các tranh chấp thông qua các cơ chế hợp pháp
và thả ngay lập tức tất cả các lãnh đạo dân sự và những người khác đã bị giam
giữ trái pháp luật”.
Trong khi đó, Phó Thủ tướng
Thái Lan Prawit Wongsuwan ám chỉ rằng Thái Lan sẽ không vội vàng phản ứng. “Đó
là việc của họ. Đó là vấn đề trong nước của họ”, ông Prawit nói khi được báo
chí hỏi Bangkok sẽ phản ứng như thế nào với tình hình ở Myanmar. Bản thân Thái
Lan cũng là nước có chính phủ được sinh ra từ đảo chính quân sự và hiện đang phải
đối phó với làn sóng biểu tình chống đối trong cả nước.
Vào ngày 26-1-2021, tại một
cuộc họp báo, phát ngôn viên của quân đội Miến Điện đã không loại trừ khả năng
xảy ra đảo chính. Ngày hôm sau, tổng tư lệnh Min Aung Hlaing nói tại một học viện
quân sự rằng “nếu hiến pháp không được tuân theo, thì nó nên được tuyên bố là
không có giá trị.” Ngày 28-01, đại diện của quân đội và chính phủ đã họp tại
Naypyitaw để tìm kiếm giải pháp chung nhưng không đạt được thỏa thuận. Theo các
báo cáo địa phương, quân đội bày tỏ sự không tin tưởng vào ủy ban bầu cử và yêu
cầu kiểm phiếu lại và hoãn khai mạc quốc hội, nhưng chính phủ từ chối.
No comments:
Post a Comment