Giảo
Nghiệm Vụ Thất Cử Của Trump
Thứ Tư, 10 tháng 2, 2021
https://www.diendantheky.net/2021/02/mai-loan-giao-nghiem-vu-that-cu-cua.html
Từ
ngữ “giảo nghiệm” trong chính trường bầu cử là một thuật ngữ quen thuộc trong
giới truyền thông Hoa Kỳ, khi họ nói đến chữ “Autopsy” tức là giảo nghiệm một
xác chết, một thi thể nào đó để tìm cho rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết của nó.
Đây
là một thói quen và đã trở thành truyền thống mà không những giới truyền thông
đều quen làm sau mỗi kỳ bầu cử lớn, nhưng ngay cả các viên chức cao cấp của cả
hai đảng cũng đều làm như vậy để rút tỉa kinh nghiệm và sửa soạn cho lần tranh
cử kế tiếp, tức là 2 năm hoặc 4 năm sau đó.
Người
Hoa Kỳ có thói quen rất phổ thông và được mọi người chấp nhận để áp dụng trong
đời sống hàng ngày cũng như cung cách làm việc trong các công ty tư nhân hoặc
chính quyền, kể cả trong quân đội: đó là họ luôn luôn có lệ làm một màn duyệt
lại (Review) về những gì đã vừa xảy ra, dù là thành công hay thất bại, để từ đó
rút ra những kinh nghiệm để làm bài học cho những cải tiến trong tương lai.
Tiến
trình gọi là Review này có thể mất nhiều thời gian, và trong nhiều trường hợp
có thể được làm kín đáo hoặc che đậy không cho đại chúng biết đến, đặc biệt là
trong các ngành an ninh và tình báo quốc phòng để bảo toàn những bí mật quốc
gia. Tuy nhiên, sau mỗi trận chiến dù lớn hay nhỏ, các viên chức của quân đội
bao giờ cũng thu thập đầy đủ những dữ kiện được kể lại một cách trung thực từ
mọi phía để từ đó rút ra được những ưu và khuyết điểm, không phải chỉ để tưởng
thưởng những người có công hoặc trừng phạt những kẻ sai phạm, mà còn là để lưu
vào hồ sơ và lịch sử cho những thế hệ kế tiếp lấy đó làm bài học quý giá và cần
thiết.
Trong
lãnh vực chính trường bầu cử, việc giảo nghiệm kết quả bầu cử là một điều hết
sức cần thiết vì qua đó mà các viên chức cao cấp và những chiến lược gia của
mỗi đảng có thể cùng nhau đóng cửa lại để bản bạc trong nội bộ và rút ra những
kinh nghiệm xương máu, nhất là nếu như đó là kết quả thất bại. Vì thế chúng ta
mới thấy họ hay thích dùng từ ngữ (Autopsy) hoặc là “Post-mortem”, tức là mổ xẻ
sau khi chết để có thể tìm ra nguyên nhân dẫn đến cái chết, ở đây có nghĩa là
cái kết quả thất cử thê thảm đã vừa xảy ra.
Chính
nhờ việc mổ xẻ một cách thẳng thắn và thấu đáo này mà các chuyên gia có thể rút
ra những kết luận trung thực mà trước đó có thể nhiều người vẫn còn lầm lẫn do
bởi những nhận định chủ quan quá đáng đã định hình trong tâm trí của những
người trong cuộc. Và chính cái hiện tượng sẵn sàng làm một màn Review trung
thực này mà nó trở thành một yếu tố đặc thù giúp cho việc kiểm tra và tự học để
cải thiện trong mọi ngành nghề ở Hoa Kỳ được duy trì và góp phần vào sự thăng
tiến mãi so với hầu hết các quốc gia khác.
Dẫu
rằng hiện nay vẫn còn nhiều người không muốn chấp nhận thực tế có phần hơi phũ
phàng và đau buồn với họ khi một lãnh tụ mà họ đã tôn sùng quá đáng như Donald
Trump cuối cùng bị thất bại nặng nề. Và chính vì vậy mà họ vẫn còn muốn nói đến
chuyện gọi là “có gian lận bầu cử”, dường như là để tự biện hộ cho chính họ,
rằng việc thất cử này của ông Trump đáng lý ra không thể xảy ra nếu như cuộc
bầu cử được diễn ra một cách công bằng. Cho dù là trong thực tế, tất cả các vị
dân biểu và nghị sĩ lưỡng đảng, các cơ quan chính quyền và các tòa án từ tiểu
bang đến liên bang đều phải công nhận là không hề có sự gian lận rộng rãi để
thay đổi kết quả bầu cử, và mọi người cũng đều đã công nhận ông Joe Biden đắc
cử tổng thống, kể cả từ ngay cửa miệng của ông Trump cũng như ông luật sư đại
diện là Rudy Giuliani.
Thí
dụ điển hình nhất của chuyện này là trường hợp của ông Mike Lindell, tổng giám
đốc công ty MyPillow chuyên bán gối mền. Ông này là một trong những doanh gia
giầu có thuộc nhóm ủng hộ ông Trump cuồng nhiệt, nhưng cũng đã bị công ty
Twitter cúp vĩnh viễn trương mục của ông vì cứ tiếp tục bắn ra những mẩu tweets
có nội dung sai trái kết tội chuyện gian lận bầu cử. Vậy mà mới đây ông ta lại
tiếp tục những luận điệu sai trái không có thật khi trả lời một cuộc phỏng vấn
trên đài Newsmax.
Trong
bối cảnh nhiều người sẵn sàng chạy theo những người quyền quí như TT Mỹ do bởi
hiện tượng “phù thịnh” theo lẽ bình thường từ trước tới nay, người ta cũng
không ngạc nhiên khi thấy có nhiều vị CEO (tổng giám đốc) của nhiều đại công ty
tại Hoa Kỳ sẵn sàng xun xoe tiếp xúc với vị TT để cất tiếng ca ngợi, hoặc tâng
bốc đủ lời với mong ước có thể được đền đáp hoặc thưởng công sau đó.
Nhưng
trường hợp của một vài ông CEO tâng bốc TT Trump quá lố cũng khiến nhiều người
phải chú ý và lấy làm ngượng ngùng. Trong số đó có hai ông CEO của hai công ty:
một là GOYA chuyên sản xuất các thức ăn khô hoặc đồ hộp giành cho khối dân
Latino; và công ty thứ hai là MyPillow chuyên sản xuất gối mền.
Điều
đáng nói hơn hết là các ông CEO này vẫn tiếp tục tôn sùng TT Trump kể cả sau
khi kết quả bầu cử cho thấy là ông đã thua xa đối thủ Joe Biden cả về số phiếu
Đại Cử Tri và số phiếu phổ thông hơn 7 triệu phiếu. Hành động và suy nghĩ của
các ông CEO này cũng không khác gì những dân “cuồng Trump” ít học trong vài
tháng qua lúc nào cũng vẫn mở miệng cáo buộc là có gian lận bầu cử, dù rằng
không hề đưa ra được bằng chứng nào cụ thể.
Mới
đây, hội đồng quản trị của công ty GOYA đã chính thức khóa miệng ông Unanue là
CEO của công ty và không cho ông được tự ý phát biểu với giới truyền thông chỉ
vì ông ta tiếp tục đưa ra những tin tức sai trái như vậy. Trước đó nhiều tổ
chức đã kêu gọi mọi người tẩy chay mua hàng của GOYA để phản đối những lời nói
sai trái của ông CEO này.
Người
thứ nhì là ông Mike Lindell là CEO của công ty MyPillow cũng chuyên đưa ra
những bản tin dối trá thuộc dạng thuyết âm mưu cáo buộc gian lận bằng máy
Dominion, và do đó cũng bị Twitter khóa sổ vĩnh viễn trương mục của ông giống như
trường hợp của Donald Trump. Hơn thế nữa công ty MyPillow cũng bị nhiều công ty
bán lẻ khác tuyên bố tẩy chay không thèm mua hàng của MyPillow nữa.
Tuy
vậy, ông Mike Lindell vẫn ngoan cố, không chịu bỏ tật nói dối và tiếp tục loan
tin sai trái về việc gian lận bằng máy móc, khiến cho ngay cả các phóng viên
của Newsmax, một đài bảo thủ cực đoan chuyên bênh vực Trump mà cũng còn phải
chạy xa, không thể chịu đựng nữa.
Mới
đây, người ta thấy trên một chương trình của đài Newsmax do hai xướng ngôn viên
Bob Sellers và Heather Childers phỏng vấn, ông CEO của MyPillow vẫn tiếp tục
phát lại những luận điệu cũ rích về cái gọi là gian lận bầu cử. Ngay lập tức,
phóng viên Bob Sellers của Newsmax đã ngăn chặn ông lại và nói rằng “Đủ rồi,
đừng nói nữa. Chúng tôi không thể chấp nhận được, không thể để cho ông tiếp tục
nói những điều không đúng sự thật được.”
Chúng
ta cũng nên nhớ lại là vào tháng trước, đài Newsmax đã tự động cho phát hình
một đoạn video để đánh tan tất cả những cáo giác về gian lận bầu cử mà đài
Newsmax và những đài phò Trump nổi tiếng khác như Fox News và OAN đã liên tiếp
đưa ra trước đó. Lý do của việc thay đổi lập trường 180 độ này là vì hai công
ty Dominion và Smarmatic đã bắn ra lời đe dọa rằng họ sẽ kiện tất cả những cơ
quan truyền thông nào tiếp tục đưa ra những bản tin và bài viết có nội dung láo
xạo, cáo buộc gian lận bằng những hệ thống máy điện toán này, vô tình gây ảnh
hưởng tai hại về uy tín cho họ.
Trong
chương trình trên đài Newsmax lần này, mặc dù phóng viên Bob Sellers quyết liệt
cản ngăn, nhưng ông Mike Lindell của MyPillow vẫn tiếp tục giở giọng xưa cũ
rằng ông đã có bằng chứng rõ ràng về gian lận từ những máy điện toán đếm phiếu.
Hết chịu đựng nổi, ông Sellers đã phải nói thẳng rằng tại sao ông Lindell vẫn
tiếp tục nói về những máy điện toán này trong khi chính đài Newsmax đã không
thể kiểm chứng mức độ chính xác của những cáo buộc sai trái đó. Và ông đã đọc
nguyên văn bản thông cáo của Newsmax (có lẽ vì đã chuẩn bị sẵn để đối phó trong
trường hợp này) để xác nhận lần nữa rằng đã không hề có gian lận rộng rãi để
thay đổi kết quả, và các tòa án các cấp từ tiểu bang đến liên bang đều công
nhận, và cuối cùng ngày cả đài Newsmax cũng đã công nhận kết quả thắng cử của
ông Joe Biden.
Tuy
vậy, khi được hỏi câu kế tiếp ông CEO của MyPillow vẫn không hề nao núng, và
tiếp tục nói về chuyện . . . gian lận bầu cử. Cuối cùng ông Sellers quá bực tức
nên tháo sợi giây micro đeo trên người để rời khỏi phòng thu hình vì không thể
chịu đựng nổi một diễn giả khách mời rất ngoan cố như ông Mike Lindell này.
Sau
khi chương trình kết thúc, phát ngôn viên của Newsmax nói rằng ông Mike Lindell
có toàn quyền có những ý kiến riêng theo ông nhưng cơ quan Newsmax không thể
đồng ý chuyện đó, và xác nhận lần nữa rằng đã không hề có gian lận trong vụ bầu
cử ngày 3/11 vừa qua.
Trở
về với cuộc giảo nghiệm kết quả thất cử của Trump vừa qua, người ta có thể học
hỏi được nhiều điều lý thú nhờ vào sự tìm hiểu và phân tích của nhiều nhà báo
dựa trên những thống kê rút tỉa được những nhà pollsters, tức là những chuyên
gia tại các viện thăm dò dân ý được các ứng cử viên lựa chọn, tức là những
người trong cuộc và được các ứng cử viên tin tưởng để thu thập dữ kiện và rút
ra những kết luận xác đáng.
Bài báo thứ nhất trên
tờ Politico của ký giả Alex Isendstat dựa trên một bản báo cáo dài 27 trang của
chuyên gia đứng đầu trong nhóm thăm dò dân ý của ông Trump và phe Cộng Hòa là
ông Tony Fabrizio với một nhận định không lấy gì làm tốt đẹp về vụ thất cử này.
Kết luận của bản báo cáo này về sự thất cử của ông Trump có hai nguyên nhân
chính: cảm quan của đa số cử tri cho rằng ông Trump không phải là một người
đáng tin cậy, và sự bất tín nhiệm của người dân trước cách ứng phó của ông
trước cơn đại dịch COVID-19.
Bài báo thứ nhì trên
diễn đàn Slate.com do ký giả William Saletan tổng hợp cũng dựa trên bản
tổng kết của chuyên gia thăm dò dân ý Fabrizio như trên, và cộng thêm một báo
cáo khác của chuyên gia thăm dò John McLaughlin của phe ông Trump, và báo cáo
này đã được đăng hồi tháng 11 trên cơ quan truyền thông bảo thủ phò Trump mãnh
liệt là Newsmax.
Những
cuộc giảo nghiệm cho thấy có hai lý do đáng lý ra ông Trump không thể thua. Thứ
nhất là trong số cử tri đi bầu năm nay, tỉ lệ người của phe CH cao hơn so với
năm 2016. Thứ nhì là đa số cử tri lần này đều tỏ ra hài lòng về thành quả kinh
tế hiện nay. Các cuộc thăm dò dân ý đều cho kết quả là đa số cử tri đều nghĩ
rằng ông Trump sẽ giải quyết vấn đề kinh tế tốt hơn ông Biden.
Cuộc
thăm dò của ông McLaughlin cho thấy có đến 61% cử tri cho rằng tình trạng kinh
tế của họ năm nay khá hơn so với năm 2016. Thông thường điều này có nghĩa là
những cử tri đó sẽ sẵn sàng bỏ phiếu cho vị TT đương nhiệm. Ấy vậy mà ông Trump
lại mất đi sự ủng hộ của 1/3 số cử tri này.
Cuộc
thăm dò của ông Fabrizio chú trọng đến kết quả tại 10 tiểu bang chiến địa mà
ông Trump đã chiến thắng vào năm 2016. Nhưng lần này chỉ còn có 5 tiểu bang
tiếp tục ủng hộ ông: Texas, Florida, Iowa, North Carolina và Ohio. Nhưng tại 5
tiểu bang còn lại ông đã để lọt vào tay của đối thủ khi đa số cử tri không còn
ủng hộ ông nữa: Arizona, Georgia, Michigan, Wisconsin và Pennsylvania.
Nói
chung tại 10 tiểu bang chiến địa này, ông Trump đã mất phiếu rất lớn từ thành
phần cử tri độc lập, cũng như khối cử tri da trắng tốt nghiệp đại học. Đối với
khối cử tri ôn hoà, ông Trump cũng thua vì chỉ có 36% ủng hộ trong khi ông
Biden được đến 62% ủng hộ.
Cả
hai ứng cử viên này đều có một số cử tri rất thù ghét. Nhưng số lượng cử tri
thù ghét Trump cao hơn nhiều so với số cử tri thù ghét Biden. Chỉ có 7% cử tri
trả lời rằng họ đi bỏ phiếu là để chống Biden trong khi có đến 19% cử tri nói
rằng họ bỏ phiếu lần này chính là để chống lại Trump.
Dựa
theo những con số không thể chối cãi được về lá phiếu của cử tri sau khi bỏ
phiếu hồi đầu tháng 11 vừa qua, người ta có thể nói là tuy ông Trump có tăng
thêm được số phiếu cử tri ủng hộ nhiều hơn so với kỳ bầu cử năm 2016, nhưng rõ
ràng là trong nhiều thành phần cử tri khác nhau, từ giới trẻ đến giới cao niên,
và ngay cả trong giới cử tri da trắng, tỉ lệ ủng hộ ông vẫn thấp hơn tỉ lệ
giành cho ông Biden.
HAI NGUYÊN NHÂN LỚN NHẤT CHO SỰ THẤT CỬ
Theo
cả hai chuyên gia thăm dò dân ý là McLaughlin và Fabrizio, có nhiều nguyên do
để giải thích vì sao mà số cử tri không ủng hộ ông Trump lần này lại cao hơn số
người ủng hộ ông, dù rằng số người ủng hộ lần này (74 triệu) cao hơn nhiều so
với mức của năm 2016 (63 triệu), một chi tiết mà những người “cuồng Trump”
thường hay nhắc đến mỗi khi mở lời ca tụng mà lại cố tình quên đi chi tiết rằng
số người không ủng hộ Trump và bỏ phiếu cho đối thủ Joe Biden cao hơn nhiều
(khoảng 7 triệu). (Mà trong cuộc chơi về bầu cử, điều quan trọng nhất là người
nào có nhiều phiếu hơn, cho dù chỉ có 1 phiếu, mới được xem là người chiến
thắng.)
Nhưng
riêng ông Fabrizio nhấn mạnh đến hai lỗi lầm chết người mà ông Trump đã phạm
phải và dẫn đến kết quả thảm bại to lớn sau cùng, và kết luận này thật ra cũng
không có gì mới lạ và khác biệt so với những lời nhận định của đa số các chuyên
gia am tường thời cuộc trong thời gian qua.
Thứ nhất là ông Trump đã luôn
xem thường lời khuyến cáo của các chuyên gia y tế là cần nên đeo mặt nạ nơi
công cộng. (Có thể đây chỉ là vì tự ái cá nhân hão huyền vì ông Trump tự thố lộ
là một tổng thống đeo mặt nạ thì không có đẹp chút nào khi tiếp xúc với các
giới chức lãnh đạo khác, trong khi ông quên rằng hầu hết các vị nguyên thủ quốc
gia khác trên thế giới đều luôn đeo mặt nạ để làm gương cho toàn dân trong nước
tuân theo.)
Thứ hai, lỗi lầm ngu xuẩn
nữa (theo ông Fabrizio) là ông Trump luôn tìm cách chế riễu hoặc chỉ trích Bác
sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Nghiên cứu Bệnh Dị Ứng và Truyền nhiễm, và được
xem như là tiếng nói uy tín nhất trong thời gian qua về việc đối phó với cơn
đại dịch. Kết quả cụ thể và rõ ràng nhất là trong số 5 tiểu bang mà ông Trump
đã thắng vào năm 2016 nhưng lần này đã để lọt tay vào đối thủ Joe Biden, trong
kỳ bầu cử lần này có đến 72% cử tri tại đó ủng hộ BS Fauci, và dẫn đến hệ quả
là có 63% cử tri đó ủng hộ ông Biden, tức là ông Trump chỉ được có 37%, một sự
cách biệt quá xa và khó thể san bằng được.
Ông
Trump rõ ràng là đã tính sai nước cờ về vụ COVID-19. Trong suốt mùa vận động
tranh cử, ông chỉ chú trọng đến việc làm sao có thể nhanh chóng mở cửa lại sinh
hoạt kinh tế, cho dù là điều này dẫn đến rủi ro lớn khiến cho cơn đại dịch kéo
dài và trầm trọng hơn nữa. Và hậu quả sau đó quả tình rất tai hại cho cả nước,
đồng thời cũng tai hại cho triển vọng tái đắc cử của ông. Cuộc thăm dò của ông
Fabrizio cho thấy là trong 10 tiểu bang chiến địa, đại đa số cử tri đều cho
rằng ưu tiên hàng đầu là phải ngăn chặn đại dịch chứ không phải là mở cửa lại
kinh tế. Và trong khối cử tri này, ông Biden giành được sự ủng hộ cao hơn gấp 3
lần của ông Trump.
Nói
nào ngay bất cứ một vị đương kim TT nào cũng phải chật vật giành được sự ủng hộ
của quần chúng giữa lúc cơn đại dịch đang hoành hành đúng vào thời điểm bầu cử.
Nhưng ông Trump đã có nhiều lợi thế hơn trước đó, ít nhất là trên nguyên tắc và
mặt lý thuyết. Cho dù đã phạm nhiều lỗi và gặp nhiều chỉ trích từ 4 năm qua,
nhưng nền kinh tế Hoa Kỳ vào lúc đó vẫn còn chạy khá tốt. Quốc Hội và Ngân Hàng
Trung Ương đã đồng ý bơm thêm hàng ngàn tỷ Mỹ-kim để vực dậy đời sống của cư
dân và nhiều cơ sở kinh doanh đang lâm vào cảnh khốn đốn vì đại dịch. Dân phe
CH cũng đi bỏ phiếu đông hơn so với năm 2016. Đó là những yếu tố khách quan quá
tốt đẹp cho một vị đương kim tổng thống muốn lấy được sự tín nhiệm của người
dân cho một nhiệm kỳ thứ hai. Ấy vậy mà cuối cùng ông Trump cũng thua, và thua
khá đậm.
Để
kết luận, người ta chỉ có thể nói là ông Trump đã thất cử vì ông đã làm hỏng
việc, không làm tròn nghĩa vụ của một vị nguyên thủ quốc gia; ông chỉ thích gây
hấn với nhiều người một cách ngu xuẩn và vô bổ, và ông gây thù oán với hầu như
đa số người dân trên cả nước. Và những nhà thăm dò do ông thuê mướn đã xác nhận
điều này, cho dù cá nhân ông và một số những người “cuồng Trump” vẫn muốn tìm
cách chối bỏ sự thật phũ phàng và rõ rệt không thể chối cãi này.
MAI
LOAN
Nguồn tham khảo:
(https://slate.com/news-and-politics/2021/02/trump-polls-why-he-destroyed-campaign.html)
Đăng
ngày Thứ Tư, tháng 2 10, 2021
No comments:
Post a Comment