Cộng
sản Việt Nam bầu Nguyễn Phú Trọng làm Đảng trưởng lần thứ ba sau Đại hội bí mật
DCVOnline
(Tin tổng hợp)
Posted on February
1, 2021
Việc Nguyễn Phú Trọng
(1944) tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba là một động lực cho chiến dịch chống tham
nhũng nổi tiếng do ông lãnh đạo, đã càn quét nội bộ đảng, công an và quân đội.
Tổng Bí thư Đảng Cộng
sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng
Cộng sản Việt Nam vào thứ Ba. Ảnh: TTXVN Phát qua Reuters
Trọng, một người bảo thủ
thân CS Trung Hoa, 76 tuổi, sức khỏe kém, đã được bầu làm tổng bí thư sau
một tuần họp kín. Đây là lần thứ hai châm chước này được áp dụng không như Điều
lệ đảng CSVN quy định rằng những người trên 65 tuổi không được bầu vào Bộ Chính
trị.
Theo Điều 17 Điều lệ Đảng
Cộng sản Việt Nam hiện hành: Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị; bầu Tổng
Bí thư trong số Ủy viên Bộ Chính trị; thành lập Ban Bí thư gồm Tổng Bí thư, một
số Ủy viên Bộ Chính trị do Bộ Chính trị phân công và một số Ủy viên Ban Bí thư
do Ban Chấp hành Trung ương bầu trong số Ủy viên Ban chấp hành Trung ương; bầu Ủy
ban Kiểm tra Trung ương; bầu Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong số Ủy
viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Điều 17 Điều lệ Đảng
CSVN còn ghi:
“Đồng chí Tổng bí thư giữ chức vụ Tổng bí thư không
quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.”
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Ngoài ra, còn có quy định
Ủy viên Bộ Chính trị tái cử nói chung không quá tuổi 65.
Trong khi việc nắm được
quyền lực cao nhất trong đảng Cộng sản Việt Nam được Điều lệ của đảng ấn định.
Trên thực tế, với một tiến trình rất bí mật xoay quanh việc xây dựng sự đồng
thuận và tranh giành quyền kiểm soát Bộ Chính trị đưa đến quyết quyết định sau
cùng.
Điều đó có nghĩa là có thể
được chấp nhận các ngoại lệ đối với Điều lệ của Đảng – kết quả đó cho thấy họ
không có đồng thuận về các ứng cử viên hàng đầu.
Hôm Chủ Nhật, người đứng
đầu Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã được bầu lại vào – tái đắc cử lần
này, nhiệm kỳ thứ ba, khiến ông trở thành nhân vật lãnh đạo quyền lực nhất của
Việt Nam trong nhiều chục năm qua – nhưng một đợt bùng phát virus coronavirus
nghiêm trọng trong nước đã làm lu mờ chiến thắng của Trọng. Thông tấn
xã Việt Nam của đảng cộng sản đưa tin :
“Sáng Chủ nhật, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã được bầu
làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13.”
Thêm một nhiệm kỳ ở vị trí
quyền lực của Trọng được coi là một động lực cho chiến dịch chống tham nhũng nổi
tiếng của ông, mệnh danh là “đốt lò”, đã càn quét nội bộ đảng, công an và quân
đội.
Các đại biểu đảng bỏ
phiếu trong Đại hội toàn quốc lần thứ 13 Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội. Ảnh:
EPA/Vietnam New Agency Handout
Nhưng đối với những người
phản đối chế độ, 5 năm qua được đánh dấu bằng sự đàn áp leo thang, theo các
nhóm nhân quyền và giới phân tích, những người đã cảnh cáo là ông Trọng có thể
năng đẩy mạnh cuộc đàn áp trong nhiệm kỳ thứ ba. Carl Thayer, giáo sư danh dự tại
Đại học New South Wales và là chuyên gia về Việt Nam cho biết “Chúng ta
có thể chắc rằng ông Trọng sẽ tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch ‘đốt lò’” vốn
đã được một số cán bộ cao cấp của đảng, gồm ba ủy viên Bộ Chính trị, tuyên bố. Thayer
nói :
“Cuộc đàn áp sẽ tiếp tục đối với những tiếng nói bất
đồng chính kiến trên các phương tiện truyền
thông xã hội trực tuyến.”
Với tình trạng tham nhũng
tràn lan khắp các khu vực trong chính phủ, nỗ lực chống tham nhũng của Trọng phần
lớn đã được công chúng Việt Nam và nhiều đảng viên ưa chuộng.
Ông Nguyễn Trần Trung, 78 tuổi, một đảng viên cộng sản lâu năm
trong chính quyền, nói:
“Chúng tôi khâm phục ông ấy vì sự quyết tâm và nỗ lực
làm trong sạch, thanh lọc đảng.
Dù sức khỏe không tốt nhưng sự có mặt của ông ở
cương vị lãnh đạo vẫn khiến những cán bộ không tốt trong bộ máy lo sợ. Ông ấy
đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì Đảng Cộng sản.”
Theo Tổ chức
Ân xá Quốc tế, số tù nhân lương tâm đã tăng gấp đôi, từ 84 lên 170 người kể từ
Đại hội trước vào năm 2016. Tổ
chức Ân xá Quốc tế, cho biết một tỷ lệ lớn và ngày càng tăng bị bỏ tù do những
phát biểu hiện của họ trên mạng xã hội.
Ông Trọng, tổng bí thư đầu
tiên được bầu 3 nhiệm kỳ kể từ khi công cuộc đổi mới bắt đầu vào năm 1986, cũng
đã giữ chức chủ tịch nước từ năm 2018.
Thủ tướng Việt Nam
Nguyễn Xuân Phúc chắc sẽ thay ông Trọng làm chủ tịch nước vào cuối năm
nay. Ảnh: EPA/Vietnam News Agency Handout
Hiện tại, ông vẫn giữ cả
chức vụ Chủ tịch nước nhưng sẽ từ chức vào cuối năm nay khi Quốc hội chỉ định
người thay thế.
Người chắc
sẽ thay thế Trọng là Nguyễn Xuân Phúc (1954), hiện đang là thủ tướng, đã tập trung vào việc tăng trưởng kinh tế và
hội nhập của Việt Nam, và đạt được một số hiệp ước thương mại quốc tế.
Phúc, 66 tuổi, cũng đã
lãnh đạo chương trình phòng chống đại dịch coronavirus, và chính phủ cs Việt
Nam công bố số người nhiễm bệnh thấp, và chỉ có 35 người chết vì COVID-19.
Hai đảng viên khác trong
ban lãnh đạo “tứ trụ” của đảng Cộng sản Việt Nam là Phạm
Minh Chính (1958) – người sắp làm thủ tướng – và Vương Đình Huệ (1957) sẽ đứng đầu Quốc hội hình thức. Ngoài ra,
BCT đảng CSVN lần này có đến hai đảng viên trong quân đội là Lương Cường (1957), Đại tướng Chủ nhiệm Cục chính
trị Quân đội Nhân dân Việt Nam và Phan Văn Giang
(1960), Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng
QDNDVN.
Trần Quốc Vượng, cánh tay
mặt của Trọng trong chiến dịch “đốt lò”, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung
ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam khóa XII, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, đã
thất bại trong cuộc vận động để thay Nguyễn Phú Trọng trong vai trò TBT đảng là
Trần Quốc Vượng đã bị loại khỏi BCT mới.
Chính, 62 tuổi, là người
đứng đầu Ban Tổ chức Trung ương quan trọng của đảng và có quan hệ chặt chẽ với
phe công an.
https://cdnimage.daihoidang.vn/t800/uploaded/vnp/uploaded/lybk/2021_01_31/3101_info_ban_bi_thu.jpg
Đồ
họa : 18 ủy viên Bộ Chính Trị . Nguồn:
TTXVN
Đại hội đảng cộng sản ở
Hà Nội đã muốn phô trương thành tích đó, nhưng một ổ dịch mới bùng phát gần thủ
đô vào tuần trước đã làm họ nhỡ tầu – buộc đại hội phải hạ màn sớm hơn một ngày
so với kế hoạch.
Nhà chức trách cảnh cáo
đây đợt bùng phát dịch nghiêm trọng nhất.
Tính đến Chủ nhật, chính
phủ Việt Nam công nhận có gần 1.800 người nhiễm coronavirus, gần 200 người
trong số đó biết mới nhiễm COVID-19 trong 4 ngày qua.
Nhà chức trách cũng xác
nhận trường hợp đầu tiên của virus biến thể Nam Phi tại Việt Nam do một chuyên
gia đến Việt Nam hồi cuối tháng 12.
Hôm thứ Bảy, Bộ Y tế đã
phê duyệt một loại vắc-xin do AstraZeneca sản xuất và tiếp tục thử nghiệm hàng
ngàn người và phong tỏa những khu vực có nguy cơ cao.
Nhà chức trách ở Hà Nội
hôm Chủ nhật thông báo tất cả các trường học ở thủ đô sẽ đóng cửa, sau
khi phong tỏa một số khu dân cư và một nhà máy ở tỉnh Hải Dương, trung tâm của ổ
dịch, vì những trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng đầu tiên trong gần hai
tháng qua đươc biết đã bắt nguồn ở đó vào tuần trước.
© 2021 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn
và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: - Vietnam re-elects Nguyen Phu Trong as Communist Party chief for
third time after secretive Congress, - Nguyen
Phu Trong, Vietnam’s anti-corruption czar, crowned party chief again | AFP,
Reuters | January 31, 2021.
No comments:
Post a Comment