Chính
sách ‘Nước Mỹ trở lại’ sẽ khôi phục vị thế của Mỹ?
06/02/2021
Chính sách ‘Nước Mỹ trở lại’
của Tổng thống Joe Biden, vốn đoạn tuyệt phương châm ‘Nước Mỹ trên hết’ của người
tiền nhiệm Donald Trump, ‘sẽ giúp khôi phục lòng tin của các đồng minh để cùng
nhau xử lý các thách thức chung’, một nhà quan sát chính trị nói với VOA.
https://gdb.voanews.com/994FEFBF-92FC-4D9E-88A3-8FCC0D29D82C_w650_r1_s.jpg
Ông Joe Biden đã chọn
Bộ Ngoại giao là nơi phát đi thông điệp về chính sách đối ngoại của ông
Trong bài diễn văn đầu
tiên về chính sách đối ngoại tại Bộ Ngoại giao vào tối 4/2, ông Joe Biden nói sẽ
‘mở ra kỷ nguyên mới về đối ngoại’. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của các liên
minh truyền thống và khẳng định rằng các hoạt động ngoại giao của Mỹ có gốc rễ
là ‘các giá trị dân chủ’.
Ông Biden cũng phác thảo
đường hướng bốn năm tới của chính quyền ông đối với các đối thủ Nga và Trung Quốc.
Đối với Moscow, ông có lời lẽ cứng rắn trong khi vẫn xem Trung Quốc là đối thủ
nguy hiểm nhất của Mỹ trên mọi mặt trận.
‘Tài sản, không phải
gánh nặng’
Từ thủ đô Ottawa của
Canada, Luật sư Vũ Đức Khanh, một nhà quan sát chính trị, nói với VOA rằng
Thủ tướng Justin Trudeau chào đón các chính sách của ông Joe Biden.
Ông Khanh lưu ý ông
Trudeau là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên đã gọi điện chúc mừng ông Biden đắc cử
Tổng thống và bản thân ông Biden cũng chọn ông Trudeau là nguyên thủ nước ngoài
đầu tiên để điện đàm sau khi ông vào Nhà Trắng.
Ông Khanh cho biết cách
tiếp cận đơn phương ‘Nước Mỹ trên hết’ không quan tâm đến quan hệ đồng minh của
cựu Tổng thống Donald Trump đã đẩy Canada vào thế khó xử. Tuy nhiên, ông cho rằng
những rạn nứt giữa hai nước láng giềng trong bốn năm qua sẽ nhanh chóng được khắc
phục dưới thời ông Joe Biden.
“Mỹ và Canada có liên hệ lịch sử chặt chẽ, gần gũi về
văn hóa và chia sẻ các giá trị, an ninh và thịnh vượng chung,” ông giải thích.
Trong bài diễn văn của
mình, Tổng thống Biden cho rằng các mối quan hệ đồng minh của Mỹ ‘là một trong
những tài sản lớn nhất của chúng ta’.
Luật sư
Khanh đồng tình và cho rằng nhờ vào mối quan hệ liên minh này mà Mỹ và các nước
phương Tây đã xây dựng được các định chế và nền tảng quan hệ quốc tế theo đuổi
dân chủ và nhân quyền trong hơn 75 năm qua.
“Liên minh lúc nào cũng là một quyền lợi, một tài sản,
thậm chí là một tài sản quý giá đối với những quốc gia chia sẻ giá trị với nhau
chứ không phải là gánh nặng,”
ông khẳng định.
Nhà quan sát này lập luận
rằng chính vì Mỹ rời bỏ đồng minh mà chính sách ‘Ấn Độ-Thái Bình Dương Mở và Tự
do’ dưới chính quyền Trump không đi được đến đâu vì ‘sự hợp tác rất giới hạn’.
Tuy nhiên, ông cho rằng
cách tiếp cận của ông Trump ‘dù sao cũng làm cho các đồng minh thức tỉnh và thấy
rằng họ không thể tiếp tục dựa dẫm vào Mỹ’. “Các đồng minh châu Âu và châu
Á-Thái Bình Dương cần chia sẻ gánh nặng với Mỹ,” luật sư Khanh nói.
“Mục đích của ông Trump
không sai (các chính quyền trước Trump đều đã theo đuổi mục tiêu này), nhưng
cách tiếp cận sai,” ông Khanh phân tích. “Thay vì tìm cách đối thoại ông Trump
lại làm cho tất cả các đồng minh bất mãn.”
Ông Biden lưu ý trong diễn
văn của mình rằng trong hai tuần qua, ông đã nói chuyện với các nhà lãnh đạo của
nhiều đồng minh thân cận nhất của Mỹ, bao gồm Canada, Mexico, Anh, Đức và Pháp,
để xây dựng lại các mối quan hệ mà ông cho là đã bị tổn hại trong bốn năm qua.
‘Giá trị dân chủ
không dễ mất’
Cũng trong bài phát biểu
tại Bộ Ngoại giao, ông Biden nhấn mạnh việc bảo vệ tự do, duy trì các quyền phổ
quát và tôn trọng pháp quyền là ‘những yếu tố không thể thiếu được đối với sức
mạnh toàn cầu của Mỹ’.
“Sự kiện ngày 6/1 (những người ủng hộ ông Trump tấn
công vào Điện Capitol – tượng đài của nền dân chủ Mỹ - để đòi thay đổi kết quả
bầu cử) đã khiến những người yêu nước Mỹ, những người yêu tự do, dân chủ trên
thế giới cảm thấy rất thất vọng, rất buồn,” ông nói.
“Hình ảnh nước Mỹ đã bị lu mờ trước thế giới. Lòng
dân Mỹ bị khủng hoảng, ly tán, chia rẽ,” nhà quan sát chính trị quốc tế Vũ Đức Khanh giãi bày.
Trong khi đó, vẫn theo lời
ông, Bắc Kinh và Moscow ‘đang tận dụng tất cả nguồn lực họ đang có để cho thế
giới thấy rằng mô hình dân chủ của phương Tây là không phù hợp mà chỉ có mô
hình chuyên chế của họ mới phù hợp’.
Với việc ông Biden nhấn mạnh
trở lại vào các giá trị dân chủ và nhân quyền, ông Khanh cho rằng đó là sự quay
trở lại với một trong bốn trụ cột của ngoại giao Mỹ xưa nay vốn đã bị suy yếu
đi dưới thời ông Trump.
Bài toán thử thách đầu
tiên về dân chủ đối với chính quyền Biden là cuộc đảo chính của tập đoàn quân sự
Myanmar trong khi ‘chế độ Hà Nội hiểu rất rõ nếu họ muốn có sự hợp tác toàn diện
đối với Mỹ dưới chính quyền Biden họ sẽ phải có một số thay đổi nhất định’, ông
Khanh cảnh báo.
Trong bài phát biểu, ông
Biden kêu gọi các lãnh đạo quân đội Myanmar từ bỏ quyền lực mà họ đã giành lấy
và trả tự do cho những người họ giam giữ. Ông Biden cũng thúc giục Nga thả lãnh
đạo đối lập Alexei Navalny ‘ngay lập tức và không kèm điều kiện’.
‘Cần hợp tác với
Trung Quốc’
Cũng trong bài phát biểu,
ông Biden nói ông sẵn sàng làm việc với Trung Quốc ‘khi việc đó phục vụ lợi ích
của Mỹ’.
Ông Khanh cho rằng Mỹ ‘cần
sự hợp tác với Trung Quốc để giải quyết các vấn đề toàn cầu’ như cuộc khủng hoảng
Myanmar, vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên hay cuộc khủng hoảng khí hậu.
Theo phân tích của ông
thì cách tiếp cận của ông Trump trong bốn năm qua ‘không giải quyết được vấn đề
Trung Quốc. “Ông Trump xuất thân từ kinh doanh nên nghĩ tất cả chính trị chỉ là
mua bán đổi chác chứ không nghĩ đến hậu quả về sau,” ông nói.
“Không nhất thiết phải cứ đấm vào mặt người khác mới
chứng tỏ là mình mạnh hơn mà phải có những chiến lược để ép đối thủ chấp nhận
luật chơi,” ông nói thêm. “Trung
Quốc và Mỹ đều có khả năng hủy diệt toàn cầu. Không điên gì mà đi vào đối đầu
gay gắt.”
Mặc dù chính quyền ông
Biden có thể hợp tác với Trung Quốc vì lợi ích của Mỹ nhưng vẫn xem ‘Bắc Kinh
là đối thủ cạnh tranh nguy hiểm nhất trên mọi mặt trận’, ông Khanh lưu ý.
“Bắc Kinh sẽ chịu áp lực mạnh hơn nhưng họ tin rằng
họ sẽ phá được vì họ biết bản chất của các nước tư bản là hành động theo quyền
lợi,” ông phân tích. “Ba
mươi năm qua họ đã đưa ra miếng mồi kinh tế để chia rẽ các nước phương Tây.”
Với việc chính quyền
Biden đề cao các giá trị, ông Khanh không cho rằng sẽ đẩy đối đầu Mỹ-Trung sang
khía cạnh ý thức hệ mà chỉ là ‘cạnh tranh về giá trị, giữa một bên là tự do dân
chủ với một bên là độc tài không tôn trọng những quyền cơ bản của con người’.
No comments:
Post a Comment