BTV Tiếng Dân
23/02/2021
https://baotiengdan.com/2021/02/23/ban-tin-ngay-23-2-2021/
Tin Biển Đông
Facebooker Phạm Thắng Nam đưa tin: Hai tàu hải cảnh
TQ hoạt động trong lãnh hải VN là Zhongguo Haijing 5204 và CCG 5304. Tàu
Haijing 5204 thường xuyên quấy phá các lô khai thác dầu khí thuộc vùng đặc
quyền kinh tế của VN, có lúc chỉ cách bờ biển Phan Rang 131,7 hải lý. Còn tàu
CCG 5304 xuất phát từ cảng Tam Á ngày 31/1 và đã “nhập hội” với tàu 5204 hôm
18/2, hỗ trợ tàu này trong các hoạt động quấy phá lãnh hải VN.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/02/Img6-3-1024x613.jpg
Hải trình của tàu hải cảnh TQ CCG 5304 từ
ngày 1/2 đến 22/2. Ảnh: FB Phạm Thắng Nam
RFA có bài: Tàu hải cảnh Trung Quốc vào gần lô dầu khí của Việt Nam
ngoài khơi Vũng Tàu. Ngày 20/2, tàu hải cảnh mang ký hiệu CCG 5304 của
TQ đã di chuyển từ Đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa, đến ngày 21/2 đã vào vùng
đặc quyền kinh tế của VN, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 170 hải lý.
Có lúc, tàu CCG 5340 chỉ cách lô dầu khí
thuộc dự án Biển Đông 1 của PTSC khoảng một hải lý. “Động thái này
có thể cho thấy Trung Quốc đang chống lại những nỗ lực của Việt Nam trong việc
khai thác dầu khí ở vùng nước mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều đòi chủ quyền”.
VOA dẫn tin từ báo cáo mới của chương trình AMTI
thuộc trung tâm CSIS: Việt Nam xây dựng hệ thống phòng thủ ở Trường Sa để
đối phó với Trung Quốc. Báo cáo công bố ngày 19/2, cho biết, các hệ
thống phòng thủ bờ biển và phòng không đã được lắp đặt tại hầu hết các căn cứ
của VN ở Trường Sa, với những nâng cấp đáng kể nhất tại Đá Tây và Đảo Sinh Tồn.
CSIS nhận định, những công trình mới được xây dựng
hoặc nâng cấp gần đây, “nhấn mạnh” nỗ lực của VN tiếp tục làm cho các cơ sở của
mình trong khu vực Biển Đông “kiên cường hơn trước sự xâm phạm hoặc bao
vây của Trung Quốc” và bảo đảm rằng, các căn cứ của TQ nằm trong phạm
vi có thể tấn công được.
Liên quan đến thông tin trên, RFA có bài phỏng vấn
ông Gregory Poling, GĐ của chương trình AMTI: Việt Nam củng cố căn cứ ở Trường Sa nhằm “tạo hao tổn” cho
Trung Quốc. Ông Gregory cho biết: “Các ảnh vệ tinh cho thấy
Việt Nam đã tiếp tục những hoạt động mà chúng tôi gọi là nâng cấp khiêm tốn ở
quần đảo Trường Sa, chủ yếu là đối với khả năng phòng vệ tại các đảo lớn ở đây”.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/02/Img1.png
Ảnh vệ tinh chụp Đá Tây của VN ở quần đảo
Trường Sa cho thấy có các công trình quân sự đã được củng cố. Ảnh:
AMTI/CSIS/RFA
So sánh các căn cứ quân sự của VN với TQ ở Biển
Đông, ông Gregory nhận định: “Việt Nam có lẽ trên thực tế sẽ không bao
giờ có thể nâng cấp đến mức độ mà có thể thực sự thắng một cuộc đối đầu tại
Trường Sa. Nhưng họ có thể làm cho cuộc đụng độ ở đây trở nên rất tốn kém đối
với Trung Quốc. Và như vậy, họ đã tạo ra một sự răn đe”.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/02/Img2.png
Ảnh vệ tinh chụp Đá Tây cho thấy có thêm
những xây dựng mới như hệ thống phòng vệ bờ biển, các tòa nhà hành chính, các
bãi bê tông và boong ke. Ảnh: AMTI/CSIS/RFA
Vụ Tổng thống Joe Biden công nhận phán quyết của
Tòa trọng tài quốc tế (PCA) năm 2016 về Biển Đông, báo Thanh Niên có bài: Động thái bất ngờ của chính quyền Tổng thống Biden về Biển
Đông. PGS Stephen Robert Nagy, từ ĐH Cơ Đốc giáo quốc tế ở Nhật Bản,
bình luận: Chính quyền của ông Biden đưa ra tuyên bố trên nhằm chứng tỏ Mỹ sẽ
đứng về phía các đồng minh như Philippines trong các vấn đề về Biển Đông, thậm
chí còn hơn thế nữa.
TS Nagy nhận định: “Cùng với các tuyên bố
từ chính quyền của Tổng thống Biden về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Đài Loan,
Hồng Kông… thì có thể thấy tân chủ nhân Nhà Trắng nhấn mạnh rõ ràng về việc
không chấp nhận các yêu sách bành trướng của Bắc Kinh đối với Biển Đông, cũng
như các hành vi đe dọa nhằm vào Đài Loan”.
Vụ Hải quân Pháp triển khai tàu đổ bộ Tonnerre và
tàu hộ tống Surcouf rời cảng Toulon ngày 18/2, khởi động nhiệm vụ 3 tháng ở
Thái Bình Dương, nơi họ dự kiến đi qua Biển Đông 2 lần, báo Tuổi Trẻ có
bài: Châu Âu và bài toán Biển Đông.
Ông Antoine Bondaz, chuyên gia về châu Á, bình
luận, Pháp đang muốn thể hiện vai trò một người bảo vệ quyền tự do di chuyển
trong các vùng biển quốc tế, “đây là cách để nói với Úc, Ấn và Nhật
rằng chúng tôi không chỉ nói suông. Pháp sẽ chỉ có uy tín trong khu vực nếu họ
thể hiện rằng mình sẵn sàng hành động để bảo vệ các nguyên tắc ấy”.
Báo Pháp Luật TP HCM dẫn lời Thiếu tướng Edgard
Arevalo: ‘Philippines quyết bảo vệ chủ quyền, bất chấp Luật hải cảnh’.
Ông Arevalo, người phát ngôn Quân đội Philippines nói: “Như chúng tôi vẫn
luôn làm, kiên quyết trong việc bảo vệ lãnh thổ hàng hải của chúng tôi, bất kể
luật nào các quốc gia khác có thể thông qua”. Ông cũng thông báo, nước này
sẽ tăng cường hiện diện hải quân ở Biển Đông để bảo vệ ngư dân Philippines,
trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về hoạt động của các tàu hải cảnh TQ.
Mời đọc thêm: Tàu Trung Quốc và Nhật Bản rượt đuổi nhau ở biển Hoa Đông (VTC).
– Chuyên gia Mỹ: Trung Quốc đang ‘bẻ cong’ luật quốc tế trên
Biển Đông (VNN). – Mỹ thẳng thừng với “nhành ô liu” của Trung Quốc (NLĐ).
– Tàu sân bay Pháp và Ấn Độ sắp tập trận chung (TN).
– Xác tàu có chữ nước ngoài tấp bờ biển Gành Hào, tỉnh Bạc
Liêu (PLTP). – Chiến hạm Mỹ USS John S. McCain có chỉ huy là người gốc Việt (VOA).
.
Tin chính trường
Sáng nay, Ủy ban Thường vụ QH đã tổ chức phiên họp
để chuẩn bị “phê chuẩn” nhân sự: Quốc hội sẽ kiện toàn chức danh lãnh đạo bộ máy nhà nước tại
kỳ họp cuối cùng, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Trong số các chức danh “tứ trụ”
khóa 13 chỉ có trường hợp ông Nguyễn Phú Trọng tự động ngồi ghế Tổng Bí thư,
các vị trí còn lại gồm Thủ tướng, Chủ tịch nước, Chủ tịch QH sẽ được làm thủ
tục thông qua trong kỳ họp thứ 11 của QH khóa XIV.
Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết kỳ
họp này dự kiến khai mạc từ ngày 24/3 và bế mạc ngày 7/4, có thể làm việc
thêm cả ngày 8/4, tại Nhà QH. Trong lịch làm việc hai tuần, QH dự kiến dành 6,5
ngày cho công tác nhân sự, đó là quyết định 3 chức danh còn lại trong nhóm “tứ
trụ”, khép lại các mưu đồ tranh ghế, bám ghế.
Trước khi Đại hội 13 diễn ra, đã có thông tin cho
biết các lãnh đạo cấp cao đã chốt
được danh sách “tứ trụ” khóa 13, Tổng Trọng vẫn ngồi ghế TBT, ông
Nguyễn Xuân Phúc sẽ chuyển sang làm Chủ tịch nước, ông Phạm Minh Chính được
ngồi vào ghế Thủ tướng và ông Vương Đình Huệ được xếp ghế Chủ tịch QH, một dàn
“tứ trụ” được đánh giá là hoàn toàn vắng bóng người miền Nam.
Kế hoạch là vậy, nhưng sự cố xảy ra ngoài dự định.
Đúng lúc Đại hội 13 diễn ra được 4 ngày, thì xuất
hiện đợt bùng dịch Covid-19 thứ 3 ở VN, với quy mô lớn nhất từ trước
tới nay. Đại hội 13 lẽ ra là sự kiện báo hiệu hồi kết cho nhiệm kỳ Thủ tướng
của ông Phúc, nhưng lại trở thành dịp để ông Phúc cho thấy hình ảnh một “chủ
tướng” trong chiến dịch chống Covid-19 tại VN, khi ông này lấy luôn Trung tâm
Hội nghị Mỹ Đình, nơi tổ chức Đại hội 13, để tổ chức họp bất thường vào sáng 28/1.
Sau gần một tháng chống dịch, đã có dấu hiệu thuyên
giảm, từ lúc giao thừa Tết Tân Sửu tới nay, các tỉnh có dịch phía Nam hầu như
không phát hiện ca mới, chỉ có khu vực Hải Dương vẫn có các ca dương tính mới
mỗi ngày. Nhưng hôm qua, xuất hiện bằng chứng cho thấy dịch ở Hải Dương đã lan sang Hải Phòng.
Báo chí “lề đảng” tung tin rằng ca nhiễm mới là nhân viên điều dưỡng quê ở Hải
Dương đã khai báo “không đồng nhất”.
Thông tin trên báo “lề đảng” cho thấy tình hình
chưa thật sự được kiểm soát. Ngay tại tâm dịch Hải Dương, nơi các nguồn lực y
tế của đất nước đổ dồn vào, vẫn xuất hiện ca nhiễm cộng đồng không truy được nguồn lây. Trước
đó, ở Sài Gòn cũng xuất hiện ca lây nhiễm cộng đồng ở sân bay Tân Sơn Nhất cũng
không xác định chắc chắn nguồn lây. Dù hệ thống lá chắn “chống dịch” ở VN được
cho là khá chặt chẽ, vẫn liên tục xuất hiện “lỗ hổng”.
Tình hình như vậy, liệu có ông Phúc phải rời ghế
Thủ tướng, trong khi ông vẫn đang làm “chủ tướng” của chiến dịch chống Covid-19? Trong khi
Thủ tướng Phúc vẫn thường xuyên xuất hiện trên truyền thông, với các chỉ đạo
chống dịch, động viên người dân thì Tổng Trọng hoàn toàn mờ nhạt, yếu đến mức
không thể xuất hiện trong cả lễ viếng và lễ an táng cố Phó Thủ tướng Trương Vĩnh
Trọng.
Ông Vũ Đức Đam nêu quyết tâm dập được dịch trong 10
ngày, ngày 29/1, ông đã nhắc đến thời hạn này. RFA có bài: Lời hứa thiếu cơ sở như “ cam kết dập dịch trong 10 ngày”.
Chiều qua, một cán bộ Y tế tỉnh Hải Dương xác nhận với RFA tình hình vẫn căng
thẳng sau gần một tháng bùng dịch: “Hải Dương bây giờ đang cách ly toàn
tỉnh. Từ hôm 16 đến giờ đang cách ly huyện với huyện, xã với xã. Các thôn khóm
không được giao lưu đi ra ngoài nếu không có giấy tờ, đi đâu tuỳ ý là sẽ bị
phạt tiền”.
Mời đọc thêm: Quốc hội sẽ kiện toàn chức danh lãnh đạo Nhà nước tại kỳ họp
cuối (Zing). – Quốc hội sẽ kiện toàn một số chức danh lãnh đạo bộ máy Nhà
nước tại Kỳ họp thứ 11 tới (KTĐT). – Kỳ họp thứ mười một, Quốc hội khóa XIV khai mạc ngày 24-3 (HNM).
– Kỳ họp QH tháng 3-2021 sẽ dành 6,5 ngày cho công tác nhân sự (PLTP).
– 12-14 Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng vào Quốc
hội khóa XV (VTC). – Giới thiệu hơn 1.000 người ứng cử Quốc hội khóa mới (VNE).
.
Buôn thần bán thánh
Đến cả báo “lề đảng” cũng phải góp sức… quảng cáo
cho một hình thức kinh doanh mới của Phật giáo quốc doanh: Giáo hội Phật giáo Việt Nam thử nghiệm cúng dường qua ví
điện tử là thật, không phải giả mạo, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Hôm qua, một
số báo điện tử, như
Zing, đưa tin “tố giác” một số trang Facebook giả danh chùa Yên Tử, lừa
đảo, kêu gọi cúng dường qua ví điện tử, nhưng đại diện Giáo hội Phật giáo VN
khẳng định đó là thông tin thật chứ không phải lừa đảo.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/02/Img3-6.jpg
Quảng cáo cúng dường online bằng ví điện tử
Momo của chùa Yên Tử. Ảnh chụp màn hình của báo Tuổi Trẻ.
Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng
Thư ký HĐTS GHPG VN khẳng định, “thông tin các báo nêu về việc giả mạo
Chùa Yên Tử để kêu gọi người dân cúng dường qua ví điện tử là không chính xác,
mà đây chính là chủ trương mới của Giáo hội Phật giáo Việt Nam”.
Có lẽ sư Thiện lo chỉ nói qua báo chí thì chưa đủ
để người dân yên tâm mà “cúng dường”, nên chiều nay, sư… tổ chức họp báo: Giáo hội Phật giáo VN thử nghiệm cầu an trực tuyến,
theo VnExpress. Phát biểu của một “thượng tọa” mà như quảng cáo dịch vụ: “Cũng
như khi đến chùa cầu an, nhiều người dân, phật tử khi tham gia cầu an trực
tuyến, muốn được phát tâm công đức cho các chùa. Vì vậy, để tạo điều kiện cho
nhân dân, Giáo hội đề ra chủ trương thử nghiệm hình thức cúng dường trực tuyến
thông qua ví điện tử hoặc quét mã QR”.
Facebooker Nguyễn Thùy Dương viết: Cúng dường 4.0. Tác giả phân tích tinh thần vô vị
lợi của Phật giáo: “Thời Đức Phật, tín thí lớn nhất trong hàng Phật tử tầng
lớp dân thường có Trưởng giả Cấp Cô Độc. Hàng cao hơn có Vua, quan, quý tộc.
Vậy mà, cũng có những khi Đức Phật chịu đói. Điều đó cho thấy ngay cả Phật còn
phải thọ nghiệp thế gian”.
Ngày nay, hoạt động tu hành trở thành một “nghề” có
thể “hái” ra tiền, nên các chùa đều có “Phật tử ruột”, “ở các chùa lớn
thường là chủ hoặc Phu Nhân của chủ doanh nghiệp không nhỏ, Quan chức
hoặc quý Phu nhân, công tử, tiểu thư, tôn túc của quan chức”, phải có
tiền thì mới được “phù hộ độ trì”.
Nhà báo Mai Quốc Ấn cho biết: “Tôi đọc các
nghiên cứu về Phật giáo, thấy ông Thích Ca Mầu Ni chưa hề nói câu nào đến cúng
dường, thắp hương, tế bái. Sự chia sẻ về phương thức đạt được trí huệ khám phá
bản thân và thế giới là tinh thần chủ đạo của ông ấy”.
Mời đọc thêm: Cảnh giác trang giả mạo chùa kêu gọi cúng dường qua ví điện
tử (THĐT). – Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói về “cúng dường online” (VOV).
– Giáo hội Phật giáo lên tiếng về cúng dường online qua ứng
dụng (PLTP). – Cúng dường cầu an qua ví điện tử: Cái mới thường khó chấp
nhận? (ANTĐ).
.
Cập nhật tin chính biến ở Myanmar
Báo Thanh Niên đưa tin: Biểu tình, đình công trên toàn Myanmar bất chấp đe dọa từ
quân đội. Hàng chục ngàn người dân Myanmar đã xuống đường bất chấp cảnh
báo từ quân đội, rằng người biểu tình có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng. “Biểu
tình lan rộng trên cả nước, mặc dù chính quyền quân đội đã cảnh báo cuộc đối
đầu có thể khiến nhiều người thiệt mạng”.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/02/Img7-1.jpg
Hàng chục ngàn
người Myanmar đã xuống đường vào ngày 22/2 bất chấp cảnh báo từ quân đội. Ảnh:
Reuters/TN
Ngoại trưởng G7 lên án việc dùng bạo lực với người biểu tình
ở Myanmar, theo Zing. Hôm nay, ngoại trưởng các nước G7 cùng đại diện
cấp cao Liên minh châu Âu, đã ra tuyên bố chung: “Chúng tôi, ngoại
trưởng các nước G7 gồm Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh và Mỹ cùng Đại
diện cấp cao Liên minh châu Âu lên án hành động của lực lượng an ninh Myanmar
chống lại người biểu tình ôn hòa… Việc sử dụng đạn thật chống lại người dân
không vũ trang là không thể chấp nhận được”.
VnExpress có bài: Đám tang một người biểu tình Myanmar. Đó là đám tang
của Thet Naing Win, 37 tuổi, một trong hai người biểu tình thiệt mạng vì trúng
đạn ở TP Mandalay. Tin cho biết, ông Win bị bắn khi đình công, “Thet
Naing Win trúng đạn vào ngực khi cảnh sát và binh lính nổ súng vào đám đông tụ
tập ủng hộ công nhân tại bến tàu bị giới chức ép làm việc. Một cậu thiếu niên
khác cũng thiệt mạng”.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/02/Img9-2.jpg
Đoàn
xe chở lĩnh cữu Thet Naing Win. Ảnh: AFP/VNE
Nhà văn Nguyễn Đình Bổn nhận định: Khác với Hong kong, biểu tình tại Myanmar khả năng thành
công cao! Tác giả viết: “Đã ba tuần sau khi quân đội làm
đảo chính, hàng triệu người Myanmar vẫn kéo xuống đường biểu tình, và lần này
họ có vẻ quyết tử để đòi nền dân chủ dân sự. Dù quân đội Myanmar đã cố gắng ngăn
biển người biểu tình với hăm dọa bạo lực, trang bị xe tăng, xạ thủ trên mái nhà
và cho rằng những người biểu tình nếu tiếp tục đối đầu có thể khiến họ mất mạng
nhưng vẫn không ngăn được làn sóng này”.
Mời đọc thêm: Tướng lĩnh Myanmar đối mặt áp lực cả trong lẫn ngoài (Zing).
– G7 ‘kiên quyết lên án’ quân đội Myanmar dùng bạo lực trấn áp
người biểu tình (KTĐT). – Mỹ tuyên bố trừng phạt hai sỹ quan cấp tướng của Myanmar (GT).
– Mỹ trừng phạt hai tướng lãnh Miến Điện, G7 lên án việc đàn áp
biểu tình (RFI). – Mỹ phong tỏa tài sản, áp lệnh cấm nhập cảnh với hai tướng
Myanmar (TĐ). – Quân đội Myanmar tới tấp gánh trừng phạt từ Mỹ và EU (VNN).
– Chìm sâu trong bất ổn, giải pháp nào cho Myanmar? (PLTP).
– Biểu tình ở Myanmar Khi nào mới hạ nhiệt (KT).
– Người Miến Điện quyết đấu đến cùng chống độc tài quân sự (RFI).
– Tình hình Myanmar: Indonesia giữ nguyên lập trường, kêu gọi
tôn trọng nguyện vọng của người dân (TG&VN). – Malaysia cho phép đình chỉ tạm thời lệnh trục xuất 1.200
người Myanmar (TTXVN).
***
Thêm một số tin: Sẽ chỉ có 20% dân số Việt Nam được tiêm vắc xin COVID-19
trong năm 2021-2022 (RFA). – Khởi tố nguyên Phó đội trưởng Đội kiểm tra thuế vì tội chiếm
đoạt tài sản (VOV). – California thông qua kế hoạch cứu nguy, cấp $600 cho người
thu nhập thấp (NV). – Tân Cương: Anh tố cáo Trung Quốc vi phạm nhân quyền “với quy mô
công nghiệp” (RFI).
No comments:
Post a Comment