Thursday, 1 October 2020

NHỮNG CUỘC TRANH LUẬN CẦN CÓ (Phạm Phú Khải)

 


Những cuộc tranh luận cần có

Phạm Phú Khải

30/09/2020

https://www.voatiengviet.com/a/tran-kieu-ngoc-tranh-luan-can-co/5603308.html

 

Chủ Nhật 27 tháng 9 vừa qua, người Việt trên mạng xã hội trên Internet đã xem buổi tranh luận trực tuyến với đề tài "Chính quyền Trump có thể ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc," do luật sư Trần Kiều Ngọc, Úc Châu, điều hợp.

 

Đây là một trong một series gồm 3 cuộc tranh luận kéo dài trong ba tuần với ba đề tài khác nhau.

 

Sự lãnh đạo của tổng thống Donald Trump trong nhiệm kỳ đầu, gần 4 năm qua, là đề tài gây tranh cãi, tại Mỹ cũng như trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.

 

Người đứng ra tổ chức các cuộc tranh luận này là luật sư Trần Kiều Ngọc. Nhận thấy sự phân hóa trầm trọng giữa người Việt về vấn đề này, cô Kiều Ngọc cho biết cô mong muốn tạo ra một sân chơi mà người Việt trong và ngoài nước có thể tranh luận với nhau dựa trên các dữ kiện chính đáng khả tín và những lập luận vững vàng chặt chẽ.

 

“Kiều Ngọc nhận thấy rằng đây là lúc chúng ta cần trao đổi với nhau trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở nhưng vẫn luôn tôn trọng các luận điểm của nhau dù quan điểm trái chiều đến mấy. Và khi chúng ta làm được điều này thì nó cũng cho những người cầm quyền tại Việt Nam thấy rằng tinh thần đối thoại, thảo luận, tranh luận để thuyết phục nhau và tìm giải pháp tốt nhất cho các vấn đề chính trị là điều họ cần tiếp thu, học hỏi, thay vì trù dập và bịt miệng những người khác chính kiến.”

 

Trên trang Facebook của luật sư Kiều Ngọc cũng có một thư ngỏ tiếng Anh dành cho các bạn trẻ Việt Nam tại hải ngoại. Trong bài này, cô Kiều Ngọc cho biết cô tin tưởng vào giá trị của lý lẽ và chứng cớ. Qua hoạt động này, cô muốn gửi thông điệp đến chế độ cầm quyền tại Việt Nam hiện nay rằng các quan điểm khác biệt là điều rất tự nhiên và tất nhiên, và họ không nên sợ quan điểm khác biệt; rằng, không những thế, khi tôn trọng và khai dụng nó sẽ mang đến những lợi ích thiết thực cho toàn thể dân tộc; rằng việc bắt bớ bỏ tù hàng trăm người bắt đồng chính kiến hiện nay vì tự do ngôn luận là điều vô lý và sai lầm.

 

Cuộc tranh luận này, cho đến khi viết bài này, được hơn một ngàn rưỡi còm và hơn 11 ngàn người theo dõi.

 

Theo dõi cuộc phỏng vấn của cô Kiều Ngọc với các thành viên của hai đội Cộng hòa và Dân chủ vào thứ Bảy 26 tháng 9, và cuộc tranh luận diễn ra giữa hai đội vào Chủ Nhật 27 tháng 9, tôi có một số nhận xét sau đây.

 

Thứ nhất, song ngữ có thể là cơ hội cho tương lai. Chương trình tranh luận được cô Kiều Ngọc điều hợp bằng hai ngôn ngữ Anh và Việt. Vì thế nên chương trình kéo dài gần 4 tiếng, bao gồm một tiếng giới thiệu thể lệ, các đội và Ban Giám Khảo, và gần 3 tiếng còn lại là cho tranh luận. Nên đã kéo dài gấp đôi thời gian. Nếu có thể rút gọn lại còn hai tiếng cho toàn chương trình thì dễ theo dõi hơn. Nhưng ngoài vấn đề thời gian thì quả thật đây là cơ hội tốt để cho nhiều người Việt, nhất là các bạn trẻ Việt Nam lớn lên tại hải ngoại cũng như các bạn tại Việt Nam hiện nay, tích cực tham gia thảo luận vào nhiều đề tài khác nhau đối với những gì họ quan tâm hay với các đề tài liên quan đến Việt Nam. Khi không có trao đổi thảo luận thì khó thể nào có sự chia sẻ, cảm thông và nối kết. Ngôn ngữ là trở ngại, nhưng khi có một thông dịch viên giỏi thì “sự thất thoát trong phiên dịch” (lost in translation) được giảm thiểu, sự thấu hiểu vấn đề và qua đó muốn trao đổi gia tăng. Ngôn ngữ, bằng tiếng Việt hay Anh, không nên là cản trở để thế hệ trẻ trong và ngoài Việt Nam cùng thảo luận với nhau. Đây quả là một cơ hội để bao nhiêu chương trình ý nghĩa tương tự trong tương lai có thể diễn ra, để các tiếng nói chân chính, tri thức và chuyên môn được phổ biến rộng rãi giữa nhiều thế hệ Việt Nam khác nhau cùng thao thức và chia sẻ chung..

 

Thứ hai, Ban Giám Khảo giữ vai trò trung lập. Ban Giám Khảo kỳ này đều là những người có khả năng và chuyên môn cao. Người thứ nhất là ông Ashok Sajjanha, từng là đại sứ của Ấn Độ tại Kazakhstan, Thụy Điển và Latvia, và đã làm việc tại các vị trí ngoại giao ở Washington DC, và nhiều nơi trên thế giới. Người thứ nhì là trạng sư Edward Stratton-Smith, gần đây ông được bổ nhiệm làm Thành viên Thường trực của Tòa án Hành chính và Dân sự Nam Úc. Người thứ ba là Nữ diễn viên, kiêm ca sĩ Mỹ, cô Emily Marie Palmer, từng theo học chuyên ngành Lãnh đạo Quốc gia tại Đại học George Wythe nhưng sau đó chọn đi theo con đường trình diễn. Và sau cùng là luật sư Nguyễn Văn Thân, từng là chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tiểu bang New South Wales, Úc châu, hiện là thành viên trụ cột của Ủy Ban Yểm Trợ Nhân Quyền. Trong phần góp ý với cả hai đội sau cuộc tranh luận, cả bốn vị đều chứng minh tính khách quan, chuyên môn và khả năng phân tích khéo léo của mình để giúp cho cả hai đội chuẩn bị tốt hơn cho các kỳ sau.

 

Thứ ba, tinh thần tranh luận tích cực giữa hai bên. Tôi cho rằng đây là sự thành công lớn và cần thiết nhất hiện nay. Rất nhiều người lo lắng rằng không khéo, cuộc tranh luận trở thành tranh cãi hay, tệ hơn, sỉ vả bôi nhọ vu khống nhau. Nhiều người lo rằng sự thiếu vắng văn hóa tranh luận giữa người Việt, trong lẫn ngoài nước, sẽ khó thể nào có được tinh thần tranh luận đúng nghĩa trong bất cứ sinh hoạt nào. Những quan ngại này, tuy chính đáng, nhưng đã được giải tỏa sau khi cô Kiều Ngọc phỏng vấn hai bạn Khoa Lê và Phước Nguyễn của đội Dân chủ, và Hùng Phạm và Ái Liên của đội Cộng hòa. Qua hỏi đáp, người theo dõi cũng biết được rằng cả hai đội hiểu rõ tinh thần tranh luận giữa hai bên là thể hiện khả năng lý luận dựa trên chứng cớ mà qua đó thuyết phục Ban Giám Khảo và người quan sát các luận điểm của mình. Hai đội cho thấy sự thấu hiểu vấn đề này và mục tiêu không phải là để thắng thua mà để làm sao thuyết phục bằng biện luận của mình. Không những thế, trong suốt cuộc tranh luận vào Chủ Nhật, tuy có những lúc cũng nhiều cảm xúc và hăng say trong thái độ hoặc ngôn từ, các thành viên hai đội đều biết kiềm chế và có sự tương kính khi tranh luận.

 

Tôi đã liên lạc riêng với cô Kiều Ngọc để tìm hiểu thêm các suy nghĩ của cô xoay quanh các cuộc tranh luận này. Tôi hỏi làm cách nào cô tổ chức được một buổi sinh hoạt ý nghĩa để tạo tiền lệ cho các sinh hoạt lành mạnh như thế trong tương lai?

 

Cô cho biết phương án thực hiện của cô dựa trên ba điều căn bản:

 

Một, luật lệ tranh luận rõ ràng, từ hình thức đến quy trình tranh luận đến thời gian mỗi bên có được, từ phần mở đầu, kiểm tra (cross examine), phản biện (rebuttal) và kết luận, đều được trình bày rõ ràng cho các đội.

 

Hai, cô cho biết hai bên cần nộp cho Ban Tổ Chức mọi chứng cớ hai bên sử dụng trong tranh luận để kiểm tra, để bảo đảm nó không phải là tin giả hay dữ liệu không khả tín; ngoài ra, Ban Tổ Chức cho biết nếu mạ lỵ, vu khống diễn ra, dù hình thức nhẹ nhất, cũng bị cảnh báo, và nếu vi phạm ba lần thì người đó sẽ bị loại khỏi vòng thi.

 

Ba, luật lệ và quy trình rõ ràng cũng chưa đủ. Cô cho rằng đề cao lẽ phải, lương thiện, thành thật nhưng thuyết phục trong tranh luận là yếu tố mà cô nhắm đến. Và cô tin rằng thế hệ trẻ hôm nay, hay nói chung bất cứ ai muốn, đều có thể học hỏi và trau dồi tinh thần này để cùng nhau làm sáng tỏ vấn đề, và nhìn thấy nhiều khía cạnh của vấn đề, chứ không độc quyền cho mình là chân lý sự thật, rồi đi bóp nghẹt tiếng nói của người khác.

 

Có lẽ trong tương lai tôi sẽ mời cô Kiều Ngọc dành một cuộc trò chuyện riêng về các vấn đề này và các dự án cô đang có trong thời gian tới.

 

Quý bạn đọc muốn tìm hiểu về cuộc tranh luận vừa qua, hoặc theo dõi hai cuộc tranh luận còn lại, có thể vào Facebook của cô Kiều Ngọc để biết thêm.

 

----------------------------------------

 

XEM THÊM

 

Teresa Trần Kiều Ngọc

30/09/2020  lúc 00:38  

https://www.facebook.com/kieungoctran/posts/10220257971854376

 

Tìm biết thêm

 

Cảm ơn anh chị em đã bỏ thì giờ theo dõi cuộc thi tranh luận online vào Chủ Nhật vừa qua. Rút tỉa kinh nghiệm của đợt đầu tiên, hai kỳ thi tới, Ban Tổ Chức sẽ cải thiện một số điều tốt hơn.

 

Xin lỗi anh chị em vì cuộc thi online có đến trên 1500 comments nên KN không đọc và trả lời hết cho xuể.

 

Cuộc thi của chủ đề thứ nhất đã qua. Nay Kiều Ngọc xin chia sẻ một số gợi ý về chủ đề của vòng thi thứ nhất mà Ban Tổ Chức đã gửi đến cả hai đội từ những ngày đầu. Kiều Ngọc xin gửi lên đây để giúp bạn hữu gần xa tìm hiểu thêm, nếu muốn.

 

                                                           ***

 

Các anh chị em thân,

 

Sau đây là một vài gợi ý để mọi người chuẩn bị cho đề tài tranh luận này nhe.

 

"The Trump administration can contain the rise of China."

"Chính quyền Trump có thể ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc."

 

Thứ nhất: phân tích các vấn đề chính của đề tài tranh luận

 

Các vấn đề chính là gì/What are the key words?

 

- Ngăn chặn/contain?

 

- Sự trổi dậy của Trung Quốc/ The rise of China

 

- Chính quyền Trump/ The Trump Administration

 

- Có thể/ can

 

Thứ hai: Các chính sách của chính quyền Trump đối với Trung Quốc trong thời gian qua là gì?

 

- Chính sách thương mại/Trade policy, còn được gọi là chiến tranh thương mại/trade war: Nó có hiệu quả không? Hiệu quả như thế nào?

 

- Cần phải sử dụng các con số/dữ liệu xác đáng, khả tín để ủng hộ cho quan điểm/lập trường của mình. Cần có người nghiên cứu điều này.

 

- Về vấn đề áp thuế lên các hàng hóa TQ, thì TQ bị thiệt hại bao nhiêu? Mỹ, người tiêu dùng, có bị thiệt hại không? Các bạn cần biết hết các khía cạnh pros and cons của mọi vấn đề để biện luận cho mình, và chuẩn bị khi bị phản luận.

 

- Ngoài vấn đề áp thuế/Tariff lên các hàng hóa TQ, thì chính quyền Trump đã có những chính sách nào khác để ngăn chặn sự trổi dậy của TQ? Các bạn cần liệt kê ra hết các chính sách này.

 

- Biển Đông? Chính quyền Trump đã làm gì trong thời gian về vấn đề này?

 

- Sáng kiến Hạ lưu Mekong? Lower Mekong Initiative/MRI

 

- Liên minh với các quốc gia khác để cùng ngăn chặn TQ? Chẳng hạn như Quadrilateral Security Dialogue?

 

- Decoupling? Chính sách này cho đến nay có hiệu quả không?

 

- Đưa các công ty kỹ thuật của TQ vào danh sách đen về an ninh của Mỹ? Hành động này đem lại những kết quả nào?

 

Thứ ba: Phân tích/đánh giá sức mạnh của TQ hiện nay về quân sự, kinh tế, chính trị và ngoại giao?

 

- Quân sự: Sức mạnh quân sự chính của TQ hiện nay là gì? Họ có khả năng gây tổn hại Mỹ không? Chẳng hạn an ninh mạng/cybersecurity?

 

- Kinh tế: TQ bị thiệt hại đáng kể không về thương chiến? Khả năng phát triển kinh tế dự đoán ra sao? Vành đai con đường/BRI có triển vọng như thế nào? Các công ty hàng đầu của TQ như Huawei đóng vai trò như thế nào giữa thương chiến? v.v…

 

- Chính trị: Vai trò của Tập Cận Bình như thế nào trong nền chính trị của TQ? Mộng của TQ là gì trong các năm tới và thập niên tới?

 

- Ngoại giao: TQ muốn mở rộng tầm ảnh hưởng lên toàn cầu bằng cách nào? Họ đã ảnh hưởng được bao nhiêu nước? Họ đã bị Mỹ kiềm chế ra sao?

 

Thứ tư: Muốn ngăn chặn cần có sức mạnh: quân sự, kinh tế, chính trị và ngoại giao. Ít nhất là bốn lĩnh vực đó.

 

- Quân sự: Sức mạnh quân sự của Mỹ so với TQ ra sao? Sức mạng và khả năng kỹ nghệ/technological power and capability có còn bỏ xa TQ như trước đây không hay TQ đã dần dần bắt kịp?

 

- Sức mạnh kinh tế Mỹ so với TQ hiện nay, nhất là trong đại dịch Covid-19?

 

- Nội bộ chính trị của nước Mỹ có đồng nhất trong lập trường ngăn chặn TQ? Nếu không thì Cộng Hòa hoặc chính quyền Trump sẽ gặp khó khăn nào?

 

- Quyền lực cứng là quan trọng, nhưng quyền lực mềm, và chính sách ngoại giao thì sao? Mỹ vẫn có nhiều đồng minh như trước? Bao nhiêu quốc gia hiện nay muốn đứng chung với Mỹ để ngăn chặn TQ? V.v…

 

Vài gợi ý:

 

Tiến sĩ Michael Pillsbury, một chuyên gia hàng đầu của Mỹ về TQ, có viết tác phẩm “The Hundred Year Marathon”, có đưa ra 12 bước để ngăn chặn TQ.

Chính quyền Trump, từ Tổng thống Trump đến Phó Tổng thống Mike Pence, đều xem các đề nghị này chính đáng và họ đã áp dụng một phần vào các chính sách đối với TQ.

 

Các bạn cần nghiên cứu xem các chính sách được áp dụng có hiệu quả không? Và nếu có thì có ngăn chặn được TQ không? V.v…

 

- Xem Video này trên Youtube. https://www.youtube.com/watch?v=u-QRVYVg50g

 

- Đọc thêm trên trang TS Pillsbury https://michaelpillsbury.net

 

- Chiến lược bao vây Trung Quốc: https://www.voatiengviet.com/.../chien-luoc.../4617326.html

 

Sau khi nghiên cứu tìm dữ kiện, các anh chị em cần đúc kết các biện luận/arguments của mình, và chiến lược tranh luận ra sao (dựa trên phương thức tranh luận, tức ai nói trước nói gì và thứ tự các biện luận như thế nào mới tạo ấn tượng/hiệu quả v.v…), và sau cùng luôn nghiên cứu kỹ bên đối phương sẽ biện luận và phản biện ra sao.

 

Xin có đôi lời nhắc nhở mọi người như sau:

 

Nên nhớ các anh chị em có thích hay không thích một ai/đảng nào đó, ủng hộ hay không ủng hộ một ai/đảng nào đó, không liên quan hay ảnh hưởng gì đến kết quả tranh luận. Chỉ khi nào chuẩn bị thật kỹ các dữ liệu, lý luận, kỹ năng trình bày và khả năng thuyết phục, và chiến lược sắp xếp các biện luận và phản biện của mình cho từng nhân sự, và cả đội cần làm việc chặt chẽ và có tinh thần đồng đội, thì mới có thể thắng được đối phương nhe.

 

Đề nghị đọc thêm:

 

Rất nhiều các bài viết, nghiên cứu khác trên tạp chí Foreign Affairs, Foreign Policy, Brookings, v.v… Mong mọi người nghiên cứu thật kỹ nhe.

 

Nadia Schadlow, “The End of American Illusion”, Foreign Affairs, September-October 2020.

 

Elbridge Colby and Robert D. Kaplan, “The Ideology Delusion”, Foreign Affairs, 4 September 2020.

 

Ely Ratner, Elizabeth Rosenberg, and Paul Scharre, “Beyond the Trade War”, Foreign Affairs, 12 December 2019.

 

---------------------------------------

 

Teresa Trần Kiều Ngọc

24/09/2020  lúc 09:24  · 

 

Các bạn thân mến,

(Kính nhờ anh chị em giúp phổ biến đến các bạn trẻ tại hải ngoại. Xin đa tạ.)

 

Chính trị Hoa Kỳ có sự tiếp cận và ảnh hưởng toàn cầu. Bầu cử tổng thống Mỹ, do đó, luôn thu hút sự chú ý trên toàn thế giới.

 

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 có thể là một trong những cuộc bầu cử gây tranh cãi nhất trong lịch sử của nó. Hình tượng trung tâm đằng sau hiện tượng này rõ ràng, Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện tại. Cuộc tranh cãi về Tổng thống Trump giữa người Mỹ và người dân trên thế giới gần đến mức bất ổn. Bằng chứng rộng lớn thông qua phương tiện truyền thông chính thống cũng như phương tiện truyền thông xã hội là một hình minh họa trong chính nó.

 

Một số người có thể chọn chấp nhận rằng đây là con đường chính trị, ở Mỹ hoặc ở nơi khác. Một số người tranh luận rằng cử tri Mỹ đã quyết định ủng hộ hoặc chống lại Tổng thống này. Nhưng tôi luôn tin vào sức mạnh của tranh luận. Tôi nghĩ rằng việc tranh luận đúng đắn về các nhân vật chính trị hoặc các vấn đề chính sách gây tranh cãi thường có thể chiếu sáng nhiều hơn và cung cấp các quan điểm khác nhau. Chúng ta đều biết rằng hợp lý là phương tiện để tiến bộ của tất cả nhân loại và cơ bản nhất, để hiểu về những điều quan trọng đối với chúng ta.

 

Sự khác biệt thực sự là tự nhiên và không thể tránh khỏi. Chúng ta đều biết rằng bất kỳ vấn đề nào cũng có thể được nhìn qua các góc nhìn hoặc quan điểm khác nhau. Hợp tác chúng ta có thể nhìn thấy mọi thứ một cách lịch thiệp hơn. Tất cả chúng ta đều có thể nhìn thấy những tiến bộ đáng kể trong mọi khía cạnh của nhân loại kể từ thời đại giác ngộ của thế kỷ 18 cho đến nay. Nhưng đôi khi chúng ta thường có xu hướng quên hoặc bỏ qua, tầm quan trọng của lý luận dựa trên thực tế, không thể thiếu nó.

 

Điều đáng buồn là tự do ngôn luận và biểu hiện không tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới, như đã được báo cáo bởi Nhà Tự do và các chính phủ khác và các tổ chức phi chính phủ (NGOs) mỗi năm. Việt Nam, đặc biệt, tự nguyện bắt bớ công dân của mình vì đã nói lên tâm trí của họ. Hàng trăm người hiện đang bị giam giữ đơn giản chỉ vì ủng hộ dân chủ, luật pháp, hoặc chỉ đơn thuần là để thực hiện tự do ngôn luận của họ.

 

Vì những lý do này, tôi, do đó, hãy nắm bắt cơ hội này để mang lại những quan điểm khác nhau thông qua những cuộc tranh luận đúng đắn về chính trị Trong môi trường chính trị phân chia sâu sắc này hiện tại, tôi muốn thấy sức mạnh thuyết phục từ tất cả các cuộc tranh luận. Tôi hiểu rằng một cuộc tranh luận có thể có thể gây ra những khác biệt hoặc chia rẽ hơn, nhưng nó cũng có thể chia sẻ nền tảng chung và xây dựng các nguyên nhân hành động phổ biến. Tôi là một người lạc quan, vì vậy tôi muốn xem những người sau này để giành chiến thẳng. Tôi muốn thể hiện với thể chế ở Việt Nam và những nơi khác rằng họ không sợ những ý kiến khác nhau; thực sự, tôn trọng và sử dụng những quan điểm khác nhau có thể mang lại lợi ích to lớn cho cả quốc gia, thay vì loại bỏ nó.

 

Vì lý do này, tôi sẽ tổ chức một loạt ba cuộc tranh luận, về vấn đề ngoại giao và thương mại, chính sách trong nước và ngoại giao, từ cuối tháng đến giữa tháng Các chủ đề tranh luận như sau:

 

Cuộc tranh luận đầu tiên: Chính sách Ngoại giao / Thương mại

′′ Hành chính Trump có thể chứa sự tăng trưởng của Trung Quốc."

Chủ nhật ngày 27 tháng Chín 2020, từ 11 giờ sáng giờ Việt Nam.

 

Cuộc tranh luận thứ hai: Chính sách trong nước

′′ Tổng thống Trump đã làm cho nước Mỹ trở nên vĩ đại một lần nữa trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, như

Chủ nhật ngày 4 tháng 2020  năm 2020, từ 11 giờ sáng giờ Việt Nam.

 

Cuộc tranh luận thứ ba: Chính sách đối ngoại

′′ Chính sách đối ngoại của Đảng Cộng hòa đã tăng cường mặt trận nhà và lãnh đạo ra nước ngoài."

Chủ nhật ngày 11 tháng 2020 năm 2020, từ 11 giờ sáng giờ Việt Nam.

 

Tôi sẽ tổ chức những cuộc tranh luận này. Tất cả các định dạng tranh luận, quy tắc và thủ tục đã được giao tiếp và đồng ý với cả hai đội.

 

Các thẩm phán cho những cuộc tranh luận này là cựu đại sứ cho Ấn Độ Ashok Sajjanhar, doanh nhân Australia Edward Stratton-Smith, nữ diễn viên Hollywood Emily Marie Palmer và luật sư Australia Than Van Nguyen.

 

Cuộc tranh luận sẽ được tiến hành qua Zoom webinar và được chia sẻ live stream qua trang Facebook của tôi ′′ Teresa Trần Kiều Ngọc ", sẽ được đăng lên Youtube vào một ngày sau.

 

Hãy chia sẻ thông tin này và tham dự các cuộc tranh luận để thể hiện sự ủng hộ của bạn.

 

Hãy tôn trọng bạn

Teresa Tran

Adelaide, ngày 24 tháng 2020 năm 2020

 

32 BÌNH LUẬN  

 

 

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats