Một
số điều cần nói qua chuyến thăm VN của tân thủ tướng Nhật Yoshihide Suga
26/10/2020
http://nhantuantruong.blogspot.com/2020/10/mot-so-ieu-can-noi-qua-chuyen-tham-vn.html
Một số dấu hiệu cho thấy
quan hệ Việt-Nhật sẽ thay đổi “sâu sắc” trong lãnh vực quốc phòng qua chuyến
thăm viếng của thủ tướng Yoshihide Suga vào tuần rồi. Báo chí loan tin hai bên
Việt-Nhật đã đạt những thỏa thuận cơ bản về một “hiệp định chuyển giao công nghệ
và thiết bị quốc phòng”.
Sự thay đổi “chiều sâu quốc
phòng” trong quan hệ Việt-Nhật trước hết có thể là viên đá thăm dò dư luận nước
Nhật trước chính sách mới về quốc phòng của nội các Suga mà chính sách này có
thể sẽ mâu thuẫn với nội dung điều 9 Hiến pháp. Sau đó cho thấy sự quyết tâm của
VN là không loại trừ việc sử dụng vũ lực để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, như bộ
quốc phòng đã “trả lời cử tri” qua bài báo trên Thanh niên hôm 23 tháng mười
2020.
Tân thủ tướng Yoshihide
Suga trên thực tế không có “chính danh” như vị tiền nhiệm Shinzo Abe, mặc dầu
ông cũng được Quốc hội chỉ định trước sự chứng kiến của Nhật hoàng. Nhiệm kỳ của
ông Suga chỉ tiếp nối phần thời gian còn lại của thủ tướng tiền nhiệm, từ nay
cho tới cuối năm 2021. Quốc hội hiện thời là do dân Nhật bầu ra để ủng hộ
Shinzo Abe (chứ không phải ủng hộ ông Suga). Chưa biết sau đó dân Nhật có tin
tưởng ủng hộ ông Yoshihide Suga hay không.
Câu hỏi đặt ra là, tại
sao một hiệp ước quan trọng về quốc phòng (chuyển giao công nghệ và bán thiết bị
quốc phòng) lại không được thúc đẩy dưới thời Shinzo Abe mà lại bắt đầu dưới thời
một nội các “chuyển tiếp” ?. Shinzo Abe có hai nhiệm kỳ (7 năm và 263 ngày) thủ
tướng để xúc tiến việc đào sâu quan hệ quốc phòng với VN.
Vì vậy ta có thể hoài
nghi về lý do “cáo bịnh” nghỉ hưu của Shinzo Abe. Thay đổi nội dung điều 9 Hiến
pháp là một “phiêu lưu chính trị” của đảng cầm quyền. Bởi vì muốn tu chính Hiến
pháp cần phải có sự đồng thuận của ⅔ đại biểu quốc hội và sau đó phải được sự chuẩn
thuận của quốc dân trong một cuộc “trưng cầu dân ý”.
Điều 9 Hiến pháp Nhật được
Quốc hội biểu quyết vào ngày 3 tháng mười một năm 1946, có hiệu lực ngày 3
tháng năm 1947, dĩ nhiên dưới thời kỳ “quân quản” của Hoa kỳ. Nội dung điều 9:
“Vì lòng mong muốn chân thành một nền
hòa bình quốc tế đặt trên nền tảng công lý và trật tự, nhân dân Nhật Bản vĩnh
viễn từ bỏ việc can dự vào chiến tranh như quyền chủ quyền của quốc gia, (cũng
như từ bỏ việc) đe dọa, hoặc sử dụng vũ lực như một phương tiện nhằm giải quyết
các xung đột quốc tế.
Để đạt được mục tiêu, nước Nhật sẽ
không có lực lượng bộ binh, hải quân và không quân cũng như không duy trì bất kỳ
một tiềm năng chiến tranh nào. Quyền được can thiệp (vào chiến tranh) của quốc
gia sẽ không được công nhận. "
Qua cuộc chiến tranh Triều
Tiên, quan điểm quốc phòng Nhật có một số thay đổi, đồng thời với việc chấm dứt
“thời kỳ quân quản”, Nhật trở thành một đồng minh thân cận của Mỹ. Cuộc chiến
Vùng Vịnh Nhật đã đứng về phía Mỹ, không phải tiếp tay trên chiến trường, mà lo
phần “hậu cần”. Tiếp theo các căng thẳng với TQ về chủ quyền quần đảo Senkaku
(Điếu ngư) đầu thập niên 70 đồng thời với các động thái đe dọa quân sự của Bắc
Triều tiên, nhứt là sau khi quốc gia này thử nghiệm thành công vũ khí hạt nhân,
quan điểm về “an ninh quốc gia” của Nhật đã có những thay đổi lớn.
Hiện tại Nhật đã có “bộ
quốc phòng” và “lực lượng phòng vệ”, với đầy đủ các lực lượng không quân, hải
quân, bộ binh… dĩ nhiên được trang bị bằng các loại vũ thí tối tân nhứt. Ngân
sách quốc phòng được giới hạn không quá 1% GDP nhưng thời thủ tướng Shinzo Abe
quan điểm “diều hâu” về quốc phòng của Nhật được khuyến khích, con số này mỗi
năm mỗi “vượt rào”, tương ứng hiện nay khoảng 44 tỉ EU. Ngoài ra thời thủ tướng
Abe, năm 2014 Nhật được phép phép xuất khẩu vũ khí ra nước ngoài, dĩ nhiên ban
đầu là bán các bộ phận cảm biến trong Ra đa cho quân đội Mỹ, sau đó cung cấp
cho các quốc gia, như ASEAN, các loại tàu tuần duyên…
Các điều này cho thấy điều
9 Hiến pháp của Nhật trên hình thức đã không được tôn trọng, vì các “lý do
chính đáng” phục vụ cho sự bảo toàn lãnh thổ và sự tồn vong của dân tộc Nhật.
Câu hỏi đặt ra là nội dung Nhật sẽ chuyển giao công
nghệ quốc phòng nào và bán thiết bị nào cho VN ?
Phát ngôn nhân chính phủ
Nhật trả lời báo chí, bằng “ngôn từ ngoại giao”, tức là ai muốn hiểu sao thì hiểu.
Chính phủ Suga thực sự muốn tu chính điều 9 HP, lấy lại quyền chủ quyền về chiến
tranh, hay quyền can dự vào chiến tranh của Nhật, để đối phó với sự bành trướng
của TQ cũng như các đe dọa hạt nhân từ Bắc Triều tiên ? Hay là chính phủ này
cũng tìm cách “đi vòng” để đạt mục tiêu như các vị thủ tướng tiền nhiệm ?
Theo tôi việc “đi vòng” kỳ
này sẽ rất khó khăn. Bởi vì trung tâm của quan niệm Ấn độ Thái bình dương, hay
trọng tâm của “tứ giác kim cương” (Nhật Mỹ Ấn Úc) là Việt Nam (và Indonesia) chớ
không phải là ASEAN. Chuyến thăm đầu tiên của Suga sau khi nhậm chức là VN và
sau đó là Indonesia cho ta thấy điều này. Mà việc “tự vệ” trước sự bành trướng
của TQ, Nhật không thể đứng một mình. VN và Nhật có chung mối lo là bị TQ đe dọa
chủ quyền lãnh thổ (Nhật ở quần đảo Senkaku và VN ở HS và TS) đồng thời có
chung lợi ích trước quan điểm “Ấn độ Thái bình dương tự do và rộng mở”.
Nếu giữ nguyên nội dung
điều 9 HP, Nhật có thể sẽ bị “trói tay” trước các hành vi gây chiến tranh của
TQ.
Theo tôi, ý kiến từ nhiều
năm nay, nếu TQ khởi động chiến tranh để “thống nhứt” Đài loan, TQ sẽ kéo vào
cuộc chiến cả Nhật lẫn VN. Bởi vì TQ sẽ “thanh toán” vấn đề chủ quyền lãnh thổ
một lần một rồi thôi, bao gồm Điếu Ngư và TS.
Đối với Việt Nam, lần đầu
tiên “trả lời cử tri” hôm kia, Bộ Quốc hòng VN biểu lộ thẳng thừng quan điểm sử
dụng vũ lực để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Điều này cho thấy dụng cụ
pháp lý có thể bị gạt sang một bên.
Ta có thể “thấu hiểu” nỗi
lòng của lãnh đạo Hà nội. Trong “cuộc chiến các công hàm” ở Ủy ban ranh giới thềm
lục địa thuộc LHQ, VN đã “thua” trước TQ. VN đã “im lặng” trước lập luận của
TQ, qua công hàm 17 tháng tư năm 2020, cho rằng VN đã bị “estopped”.
TQ cho rằng VN đã “nhìn
nhận” chủ quyền của TQ ở HS và TS từ năm 1958 rồi, bây giờ VN không thể “nói
ngược”.
Tập quán quốc tế quan niệm
rằng thái độ “im lặng” của một quốc gia trước một vấn đề có liên quan đến quốc
gia, là sự “đồng thuận mặc nhiên”.
Công hàm của ba đại cường
Châu Âu là Anh, Đức và Pháp gởi LHQ cho biết các quốc gia này “không có ý kiến”
về tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia ở Biển Đông.
Điều này trái với lịch sử.
VN là cựu thuộc địa của
Pháp (1874-1949). Các lãnh thổ Hoàng Sa và Trường sa đã được Pháp thâu hồi, tái
khẳng định chủ quyền đồng thời sáp nhập vào lãnh thổ VN.
Vấn đề là Pháp trả độc lập
cho VN qua chính quyền Bảo Đại (Quốc Gia Việt Nam) qua Hiệp định Elysée mà quốc
gia nối tiếp là Việt Nam cộng hòa.
Lãnh thổ HS và TS thuộc
chủ quyền của VNCH mà thực thể này không còn tồn tại. Lý ra HS và TS sẽ chuyển
lại cho chính quyền kế thừa VNCH.
Vô số lần tôi khuyến cáo
VN hôm nay phải làm thủ tục “kế thừa” di sản VNCH để khẳng định chủ quyền HS và
TS.
Pháp (và Anh và Đức)
không có lý do để tuyên bố “không có ý kiến” về chủ quyền HS và TS, ngoại trừ
lý do VNCH sụp đổ và không có kế thừa.
Phương pháp giải quyết tranh chấp bằng pháp lý với TQ, VN phần thua nhiều
hơn phần thắng. Bây giờ VN chỉ có phương pháp vũ lực để bảo vệ lãnh thổ.
Theo tôi, rất có thể từ
nay cho tới hết tháng 11, TQ có thể “mở mặt trận” để “thâu hồi các vùng lãnh thổ
đang bị kẻ địch chiếm đóng”, như lúc đánh HS tháng giêng 1974.
Đối với VN, mặt trận dễ
nhứt, TQ có thể đánh đảo Bạch long vĩ (và giúp Campuchia đánh đảo Phú quốc) để
yêu cầu VN “giao” trong hòa bình các đảo ở TS. (Đảo Bạch long vĩ thuộc về VN
theo công ước phân định biên giới Pháp Thanh 1887, vì nằm bên này “đường đỏ”
phân chia Vịnh Bắc Việt). Giả thuyết này có thể xảy ra nếu TQ lo ngại việc can
thiệp vào Đài loan sẽ “đụng độ” với Mỹ mà TQ thấy là chưa chắc thắng. TQ cũng sẽ
không chiếm các đảo TS bằng vũ lực, nếu thấy thái độ của Mỹ sẽ can thiệp.
“Pacta sunt servanda”,
cam kết phải giữ lời, là cốt lõi của luật quốc tế.
Các học giả VN có vô số
bài viết giải thích về hiệu lực công hàm 1958, tôi không nhắc lại. Vấn đề là ý
kiến nhiều “như lá mùa thu” mà VN không thể “khơi trong gạn đục” lấy ra một ý
kiến “nghe được” để phản biện công hàm 17 tháng tư của TQ (về lập luận VN bị
estopped).
VN “bội ước” thì TQ sẽ “bội
ước”, lấy lại Bạch long vĩ. Điều này tôi đã cảnh báo ít ra từ 10 năm trước,
nhân viết các bài về việc phân định Vịnh Bắc Việt tháng 12 năm 2000. TQ cũng có
thể mở "liên minh" với Campuchia, qua việc mở căn cứ sát nách VN,
dùng dân Miên đánh VN đến gọt máu cuối cùng để lấy đảo Phú Quốc.
Bây giờ đã quá trễ để kế
thừa danh nghĩa VNCH. Pháp đã biểu lộ ý kiến về chủ quyền HS và TS. Danh có
chánh thì ngôn mới thuận.
Ngoài “chiến tranh” thì
VN “hết cách”.
No comments:
Post a Comment