Mai
Lan - Việt Nam
Thời Báo
26/10/2020
https://vietnamthoibao.org/vntb-chuyen-tau-vet/
Dường như đang có chuyến tàu vét khi nhiệm kỳ của
đảng đang dần đi vào ga cuối…
Trên cương
vị là cơ quan chủ quản, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã có những hành xử
đầy khó hiểu trong vụ việc đòi ‘chia’ 30% lợi nhuận của trường Đại học Tôn Đức
Thắng. Và khi các lãnh đạo của trường sử dụng các luật định để kiên quyết không
đáp ứng đòi hỏi này, thì phía Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã nhân danh
quyền lực của cơ quan chủ quản, tìm mọi cách triệt bằng được bất kỳ ai dám cản
trợ chuyện vòi vĩnh tiền bạc đó.
Vấn đề mang
tính căn cơ ở đây, là dự thảo Văn kiện Đảng phục vụ Đại hội nhiệm kỳ XIII, cần
có những nội dung thích hợp để chấm dứt những kiểu tham nhũng quyền lực đang
diễn ra như ở Tổng liên đoàn lao động Việt Nam hiện tại.
Đối với các
trường đại học công lập đã tự chủ về tài chính hoàn toàn, mô hình quản lý phải
tuân thủ đúng định hướng: “Áp dụng mô hình quản trị đối với các đơn vị sự
nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như mô hình quản trị doanh
nghiệp” tiểu mục 5, mục III của Nghị quyết 19-NQ/TW, Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng ký ban hành ngày 25 tháng 10 năm 2017 (*).
Các cơ quan,
chức danh quản lý điều hành (trừ Hội đồng trường) của trường đại học công lập
tự chủ tài chính được áp dụng tương tự các trường tư thục. Các chức vụ quản lý
khác ngoài Hội đồng trường của một trường đại học công lập tự chủ tài chính
phải được áp dụng theo các tiêu chuẩn, quy trình theo quy định áp dụng cho
trường tư thục.
Bởi theo quy
định của Luật sửa
đổi, bổ sung
một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2012, thì mô hình quản lý của trường
đại học tư thục hoàn toàn giống với mô hình quản lý của một doanh nghiệp theo
Luật Doanh nghiệp 2014. Chính điều đó cho thấy sự tuân thủ đúng định hướng của
Nghị quyết 19-NQ/TW, và khuyến khích các trường tự chủ, tạo sự bình đẳng trong
hoạt động giữa trường tư và trường công tự chủ.
Đối với các
trường đại học công lập đã tự chủ về tài chính hoàn toàn như Đại học Tôn Đức
Thắng, mô hình quản lý lâu nay tuân thủ đúng định hướng: “Áp dụng mô hình quản
trị đối với các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như
mô hình quản trị doanh nghiệp” tiểu mục 5, mục III của Nghị quyết 19-NQ/TW.
Các cơ quan,
chức danh quản lý điều hành (trừ Hội đồng trường) của trường đại học công lập
tự chủ tài chính được áp dụng tương tự các trường tư thục. Và điều này cho thấy
đòi hỏi ăn chia lợi nhuận kiểu 7/3 mà Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã buộc
những nhà quản lý của Đại học Tôn Đức Thắng, là một hành vi mà pháp luật cần có
những điều chỉnh về quyền hạn của quy định về ‘cơ quan chủ quản’ đối với đại
học công lập đã tự chủ tài chính hoàn toàn.
Sắp tới đây
Luật Giáo dục đại học cần tiếp tục được tu chỉnh, với việc phải định rõ thẩm
quyền, phạm vi, khả năng và cách thức can thiệp vào hoạt động của cơ quan chủ
quản đối với trường đại học.
Trường đại
học chỉ có thể tự chủ theo đúng định hướng của Nghị quyết 19-NQ/TW khi xác định
rõ thẩm quyền, cách thức cũng như phạm vi quản lý của cơ quan chủ quản. Rất
tiếc, lâu nay hoàn toàn không có quy định về giới hạn quản lý của cơ quan chủ
quản đối với các trường đại học. Hạn chế này đang tạo ra cơ hội cho sự quản lý
và can thiệp của các cơ quan quản lý một cách tùy tiện, sâu rộng vào các
trường, và phá vỡ hoàn toàn kế hoạch xây dựng mô hình tự chủ đối với các cơ sở
đào tạo đại học công lập.
__________________
Chú
thích:
.
Tin bài liên quan:
- VNTB
– Tự chủ đại học và ‘vòng kim cô’ mang tên “cơ quan chủ quản”
- VNTB
– Đến lúc nào “Cơ quan chủ quản” trong giáo dục đại học chịu “hoàn thành
sứ mệnh lịch sử”
- VNTB
– Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cần phải được ‘thay máu’
- VNTB
– Khi nào thì hiệu trưởng trường đại học có thể bị ‘đình chỉ’ chức vụ?
No comments:
Post a Comment