Chạy đua cứu
trợ miền Trung VN nảy sinh nhiều vấn đề?
Huỳnh
Nhơn
Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Sài Gòn
25/10/2020
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-54634000
Miền Trung lũ đang xuống dần, mưa giảm, nắng cũng bắt
đầu lên, nhưng ngoài khơi một cơn bão dự báo đến cấp 13 đang đe dọa tốc thẳng
tiếp vào chính đoạn eo này.
Ở một số nơi, quốc lộ đã
lộ ra mặt đường nhưng chung quanh vẫn là nước, lái xe trong đêm chỉ có thể căn
theo cọc tiêu mà đi.
Ở các vùng rốn lũ, người
dân sinh sống làm rẫy trong thung lũng nên bị ngập lút nóc nhà, như các huyện của
Quảng Bình, một số huyện của Quảng Trị, Hà Tĩnh, nước vẫn đang ngập sâu.
Do vậy, hoạt động cứu trợ
khắp Việt Nam đang diễn ra hết sức phong phú.
Cứu trợ thực phẩm
Năm nay, do sợ ăn mì tôm
thiếu chất, bà con chuyển sang luộc bánh chưng bánh tét mang đi.
Tính sơ, cả nước chắc phải
vài trăm ngàn chiếc bánh đã và đang được chuyển đến người dân gặp nạn.
Nhưng vài ngày qua cũng
đã có hàng ngàn chiếc bánh do luộc gấp, chuyển lên xe mang đi ngay khi còn
nóng, lại xếp chồng chất trong không gian bịt bùng của thùng xe, vận chuyển xa,
cùng với thời tiết ẩm và nắng nóng quá cao, đã bị thiu chua mốc meo khi chưa
còn đến tay người nhận.
Nguyên nhân khác, theo một
số người có nghề gói bánh chưng chuyên nghiệp, do việc gói bánh gấp gáp nên rất
nhiều người dân hô hào xúm lại gói nhưng không mấy người biết việc, vì vậy bánh
gói không chặt tay, khi luộc nước vào làm nhão, lại không kịp để nguội và rền
bánh đã vội mang đi nên bánh chưng chóng hỏng.
Bánh chưng, bánh
tét được gói ở Hà Nội để gửi vào cho bà con miền Trung
Nỗi buồn "Dân
địa phương 'biết làm kinh tế'"
Trong vài ngày qua, ở
một huyện thuộc tỉnh Quảng Bình, một số người dân chở đò và thuyền cá nhân
cũng đã dấy lên một làn sóng phẫn nộ trong những người đi cứu trợ, xôn xao khắp
cả nước.
Nhiều tài khoản và video
trên mạng Facebook kể xe tải mang hàng cứu trợ đã đến nơi từ rất sớm, nhưng
không thể vào được vùng ngập lũ nơi người dân đang cần cứu đói, vì các thuyền
nói trên hét giá từ 2 triệu đến 5 triệu đồng/lần, một người thêm thì 400.000 đồng,
nếu không trả đủ thì thuyền cứ cắm không đấy, họ cương quyết không chở.
Giá này được người dân địa
phương cho là gấp 4-10 lần giá ngày thường, đến mức ngay cả họ cũng thấy xấu hổ
và nhục nhã.
Sốt ruột vì lo cho tình
trạng của nạn dân và thực phẩm trên xe, các đoàn cứu trợ đành phải chấp nhận.
Nhiều người đi cứu trợ đã
châm biếm "khen" những người chở thuyền nói trên là "biết làm
kinh tế".
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/DA0C/production/_115002855_redcross-yd-8.jpg
Nước ngập dâng cao
khiến việc phân phối, tiếp nhận hàng cứu trợ tới nhiều gia đình gặp khó khăn
Một số người khác bực tức
đến nỗi bảo thà ném hết hàng cứu trợ xuống sông chứ không để họ ăn chặn như vậy.
Một số khác nữa quay xe tìm những nơi đường sá có thể vào được để tặng hết số
hàng trên xe.
Sau khi thông tin được
loan ra trên mạng xã hội, có những Mạnh Thường Quân cương quyết không tiếp tục
cứu trợ vùng này. Vùng nào khác cũng được, nhưng huyện này thì không.
Hoạt động tự phát
Cũng có một số người sau
khi cả ngày vật vã tìm thuyền thì tình cờ gặp được người dân sở tại giúp đỡ đưa
hàng vào cứu trợ. Hoặc các câu lạc bộ xuồng hơi, ca nô từ nhiều nơi đến chủ động
cứu trợ.
Tuy nhiên, việc một lúc
có quá nhiều đoàn cứu trợ đổ xô đến vùng trũng lũ lụt đã khiến tình hình địa
phương rối ren.
Đoàn xe cứu trợ xếp hàng
dài trên quốc lộ gần như cùng lúc, không có thuyền bè để vào tận vùng lụt (có
khi đang nổi sóng gió), không có người hướng dẫn, thậm chí không định được địa
điểm và danh sách tặng quà.
Vì thế nhiều đoàn đậu xe
tại chỗ, gặp ai phát nấy. Lại những đoàn cứu trợ mang theo cơm hộp hay bánh
chưng nên phải tranh thủ phát thật nhanh kẻo hư hỏng.
Cuối cùng, những gia đình
sống ven quốc lộ có khi nhận được hàng chục lượt quà cứu trợ, trong khi những
vùng dân trong sâu có khi cả 5 ngày không nhận được lần nào.
Sau một tuần, đến nay các
nhóm cứu trợ vẫn ùn ùn chở lương thực và thực phẩm ăn liền ra các vùng, nhưng
chính người dân bản địa cũng bắt đầu lên tiếng về việc lương thực và thực phẩm
đã dư thừa, nói đúng hơn là chỗ quá thừa, chỗ vẫn thiếu.
Dân Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh)
chính thức lên tiếng không nhận bánh chưng nữa.
Rủi ro trên đường cũng xảy
ra. Có những nhóm đi cứu trợ bị lật thuyền, gặp tai nạn, phải kêu gọi cứu trợ lại.
Nhóm cứu trợ của hai người mẫu-hoa hậu Minh Triệu và Kỳ Duyên bị hỏng toàn bộ
1.500 phần quà đã chuẩn bị sẵn, phải đi mua lại toàn bộ.
VIDEO
Việt
Nam: nhìn lại những ngày bão lũ miền Trung
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-54634000
Vai trò của chính
quyền địa phương
Có những người không tìm
được thuyền đưa vào vùng lụt đã trách chính quyền là vô trách nhiệm.
Từ các địa phương Hà
Tĩnh, Quảng Bình, các cá nhân, nhóm thiện nguyện và lãnh đạo địa phương lên tiếng
bằng nhiều cách để hướng dẫn các đoàn cứu trợ tự phát.
Dưới đây là một đoạn chia
sẻ của bà Ngọc Thủy Nguyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng
Bình:
"Kính gửi các đoàn thiện nguyện, các nhà hảo
tâm
Rất nhiều người dân ở các vùng bị ảnh hưởng bởi lũ lụt
tại miền Trung đang đói rét, thiếu các vật dụng thiết yếu để duy trì sự sống.
Nhiều mặt hàng trên địa bàn khan hiếm, mong các nhà
cứu trợ mua từ xa.
1-
Trong những ngày đầu rất cần:
+ Lương khô, mì tôm, nước uống đóng chai, sữa hộp, nếu
có bánh chưng thì rất tốt.
+ Bếp và bình ga mini, đèn pin, nến (đèn cầy), áo
phao cứu sinh, pin dự phòng, quần áo.
+ Thuốc thiết yếu gồm: thuốc sát trùng, rối loạn
tiêu hoá, giảm đau, giảm sốt, huyết áp, thuốc bệnh da liễu, các loại dầu gió, dầu
nóng.
2-
Giai đoạn sau khi nước rút sẽ cần gạo, dầu ăn, muối, mì chính, nước mắm, cá
khô, phèn để xử lý nước sinh hoạt, con giống, hạt giống
rau củ các loại, sách vở cho các cháu đi học, tiền để mua sắm các đồ dùng thiết
yếu...
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/10A28/production/_115063186_gettyimages-1229096496.jpg
Người dân huyện Hải
Lăng, tỉnh Quảng Trị, tới nhà văn hóa địa phương nhận thực phẩm cứu trợ
3-
Đối với chính quyền cấp xã:
+ Rất cần máy nổ để duy trì các hoạt động thông tin
liên lạc, chỉ đạo, điều phối hàng hóa đến các vùng nguy cấp.
+ Chính quyền gặp khó khăn trong việc đưa hàng hóa
tiếp tế đến người dân vì vậy rất cần các xuồng nhỏ (xuồng hơi, xuồng nhôm...) để
đi vào các ngõ ngách.
+ Giúp chính quyền thì họ sẽ có phương tiện giúp cho
người dân nhiều hơn và nhanh hơn
Để tránh tình trạng hỗ trợ chồng chéo hoặc không đồng
đều, chúng ta nên thông qua chính quyền để nắm thông tin hoặc nhờ họ điều phối
hàng cứu trợ.
Tùy từng giai đoạn và từng đối tượng mà chúng ta hỗ
trợ hoặc tiếp tế cho phù hợp."
Trên các hội nhóm, nhiều
người đã chuyển sang quyên góp thuốc men, con giống, hạt giống và tiền để cứu
trợ sau lũ, giúp đồng bào tái thiết cuộc sống.
Vùng lũ lụt nhìn từ
trên cao
Ca sỹ Thủy Tiên và
khoản tiền hơn 150 tỷ đồng
Trong một diễn biến khác,
cuộc tranh cãi quanh chuyến cứu trợ của ca sĩ Thủy Tiên liên quan đến số tiền kỷ
lục hơn 150 tỷ đồng cũng đã xoay chiều sang hướng nên giao cho Mặt trận Tổ quốc
hay cứ để ca sĩ Thủy Tiên tự thực hiện.
Đa số ủng hộ việc Thủy
Tiên tiếp tục tự mình phát hết số tiền đến tận tay người dân. Vì nếu giao cho Mặt
trận Tổ quốc thì lên kế hoạch và phân công việc đã rất chậm chạp, mà quan trọng
nhất là nhiều khả năng bị xà xẻo, không đến được trọn vẹn với nạn dân.
Ở hướng ngược lại, có những
người dự báo Thủy Tiên sẽ trở thành nạn nhân của chính cô, do việc không thể
chi minh bạch khoản tiền quá lớn kể trên, và sẽ bị chính những người từng góp
tiền lôi ra "phản dame", khiến cô mất hết uy tín.
Có những người so sánh với
câu chuyện cứu trợ của MC Phan Anh cách đây vài năm, khuyên cô nên lập quỹ theo
pháp luật và thuê người kiểm toán. Có người khăng khăng ai cũng có máu tham,
cho nên khi nắm trong tay số tiền hơn 6 triệu đô này thì sẽ dễ nổi ham muốn và
tính kế cuỗm mất.
Nói chung, tình hình cãi
nhau của người Việt ta vẫn không bao giờ vơi cạn, không cần mục đích, chỉ cần
có lý do thì trăm hoa đua nở, phong phú, mãnh liệt, đa dạng, vô cùng sôi nổi.
Trong tranh cãi chín người
mười ý, Mặt trận Tổ quốc không được, một mình cô Thủy Tiên cũng không ổn. Thế
là có người quân sư mạng, không hổ danh hiến lên một kế hoạch là nhập cả hai
làm một, thành ra "Mặt trận Tổ Tiên" - đẹp cả đôi đường!
Tuy nhiên, thực tế là người
thầy vĩ đại nhất. Tình hình cứu trợ đến nay chứng minh là mô hình gợi ý này,
sau cái ý đùa cợt của nó, với bản chất là kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức
chính thức và cá nhân, nhóm tự phát, NẾU được quản lý minh bạch thì sẽ phát huy
tốt nhất nguồn lực xã hội để vực dậy miền Trung.
Nhu cầu cứu trợ
Hàng năm miền Trung đều
có thiên tai lũ lụt, không lớn thì nhỏ. Ngay cả miền Tây, vùng trù phú nhất của
cả nước cũng từng bị. Không chỉ thiên tai mà dịch bệnh cũng cần được cứu trợ,
giúp đỡ.
Lũ lụt năm nay có lẽ sẽ lại
là một kỷ lục nữa trong lịch sử khổ nạn của miền Trung. Cũng như nhiều người,
tôi ngồi xem lại video
lũ lụt năm 1964 tràn qua miền Trung. Có 7.000 người chết trong thiên tai
đó.
Trong video đó, có mấy lời
này của Tổng thống Trần Văn Hương khi kêu gọi cứu trợ cho nạn nhân trong trận lụt
1964, xin chép ra hầu quý vị. Xin ngẫm nghĩ và hiểu rộng hơn những tên gọi được
chỉ ra.
"Tôi thấy ở đó, các đồng bào lớn, nhỏ, ở các
tôn giáo, Phật giáo, Công giáo, đứng chung với nhau để lo cho nạn nhân. Còn cảnh
nào vui đẹp hơn, ta thấy những vị ni cô đứng cạnh các dì phước để phát cơm cho
nạn nhân, để lựa quần áo cho nạn nhân.
"Vì lẽ đó, tôi thành khẩn yêu cầu quý vị, làm
thế nào để cho những vấn đề đang chia rẽ chúng ta không còn nữa, để cho dầu
trong một thời gian này đi nữa, làm thế nào để giảm bớt đau khổ của đồng bào ở
miền Trung."
Bài thể hiện quan điểm riêng và văn phong của người
viết.
***
Tin liên quan
Bão lụt miền Trung VN:
Thủ tướng Phúc yêu cầu 'không gây khó nhà hảo tâm'
24 tháng 10 năm 2020
.
Bão lụt miền Trung Việt
Nam: Người dân chưa thấy dấu ấn các lãnh đạo?
23 tháng 10 năm 2020
.
Video,Việt Nam: nhìn lại
những ngày bão lũ miền Trung, Thời lượng 1,38
24 tháng 10 năm 2020
.
Lũ miền Trung: Ca sĩ Thủy
Tiên quyên góp 100 tỷ, còn Việt Nam nên sửa luật?
20 tháng 10 năm 2020
No comments:
Post a Comment