Bi
kịch: Khi trọc phú cũng là một thứ đẳng cấp
Dân
Trí Online
Thứ ba, 20/10/2020 -
08:22
https://dantri.com.vn/dien-dan/bi-kich-khi-troc-phu-cung-la-mot-thu-dang-cap-20201020082149889.htm
Những phòng khách với ngà
voi, ghế gỗ nguyên khúc, chạm trổ rồng phượng như những cái ngai. Căn nhà “toàn
gỗ quý” lên báo với ngôn từ của sự thán phục. Khúc gỗ 5.000 năm tuổi bày bán
ngay tại Thủ đô…
https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/640/2020/10/20/khuc-go-16-ti-1603156807269.jpg
Phải kể thêm nữa: Những
cây nghiến cổ thụ trăm tuổi bị đốn hạ để lấy gỗ làm… thớt.
Những cây sưa phải làm lồng
sắt ngăn… lâm tặc, ngay giữa Thủ đô.
Và nữa, có đến 300 cái
làng nghề gỗ.
Điểm chung của chúng là
gì: Hãy nhìn về cơn đại hồng thuỷ miền Trung.
Hình ảnh bìa là một khúc
gỗ cẩm lai 5.000 năm tuổi vừa xuất hiện tại một hội chợ đồ gỗ ngay giữa Thủ đô.
Nó dài 5,48m, vành tròn 2 bên dài 7,2m. Có giá 16 tỉ đồng. Và được mang về từ
châu Phi.
Nguồn gốc châu Phi không
ai nghi ngờ cả. Bởi đơn giản, những cái cây to như thế đã tuyệt chủng ở Việt
Nam.
Ít năm trước, tổ chức
Forset Trends tổ chức khảo sát tại 5 làng nghề gỗ lớn nhất Việt Nam với kết quả
không lấy gì làm "tự hào": Gỗ quý nhóm 1A được sử dụng khá phổ biến.
Và dù nghị định 32 từ 2006 đã cấm tuyệt đối khai thác sử dụng, nhưng trong các
làng nghề, không thiếu một loại nào từ trắc, gụ, hương, cẩm lai, ngọc nghiến…
miễn là có tiền.
TS Tô Xuân Phúc năm đó cảnh
báo: số lượng quần thể (gỗ nhóm 1A) còn rất ít trong tự nhiên, có nguy cơ tuyệt
chủng cao.
Năm 2017, dư luận xôn xao
khi kiểm lâm Hà Giang bắt một vụ “vận chuyển 2 cái thớt gỗ”. Năm ấy, nhiều người
còn nhạo báng nhà chức trách vì chi tiết 2 cái thớt gỗ. Chúng ta quên mất rằng
đằng sau 2 cái thớt gỗ ấy là hai cây nghiến to hàng chục, hàng trăm năm tuổi.
Chúng ta quên rằng sau nó là nạn phá rừng, chỉ để lấy gỗ làm thớt bán sang
Trung Quốc.
Đến giờ, chúng ta phải
làm lồng sắt cho những cây gỗ sưa ngăn lâm tặc, ngay trên đường phố, ngay tại
thủ đô.
Đó là một điển hình của
bi kịch, như sự biến mất màu xanh trên bản đồ rừng.
Nhưng suy cho cùng bi kịch
ấy, xuất phát từ những phòng khách với ngà voi, ghế gỗ nguyên khúc, chạm trổ rồng
phượng như những cái ngai... xuất phát từ những căn nhà “toàn gỗ quý”, xuất
phát từ thói quen dùng gỗ tự nhiên, nối tiếp những đẳng cấp “sập gụ, tủ chè”…
như một cách “ăn của rừng” để khoe khoang đẳng cấp.
Muốn miền Trung, miền núi
thôi lũ lụt, muốn gìn giữ rừng, có lẽ, ngay từ lúc này cần có một cuộc vận động,
cần thay đổi nhận thức để ít nhất việc sử dụng gỗ tự nhiên thôi là một đẳng cấp.
Làm gì có thứ “đẳng cấp”
nào dựa trên việc tàn sát tự nhiên, phá hoại môi sinh! Trừ phi trọc phú cũng là
một thứ đẳng cấp.
Theo Anh
Đào
Lao động
No comments:
Post a Comment