BBC Tiếng Việt
5/11/2018
Tin
Giáo sư Chu Hảo bị xem xét kỷ luật làm dấy lên một "làn sóng săn lùng
sách của Nhà xuất bản Tri Thức," chủ nhiệm một nhóm nghiên cứu học
thuật Việt Nam trả lời BBC hôm 3/11.
Chị Nguyễn Vi Yên, Chủ nhiệm nhóm Tinh Thần Khai
Minh, một nhóm hoạt động nghiên cứu thuần túy trong lĩnh vực khoa học chính trị,
bình luận rằng không chỉ giới tri thức mà cả đại chúng cũng "bất bình trước
cách hành xử vô lý của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản."
VIDEO
:
Môi
trường học thuật ở Việt Nam còn bị ràng buộc
Hôm 25/10, cơ quan này tuyên bố ông Chu Hảo, Giám đốc
kiêm Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri thức bị "đề nghị xem xét, thi hành kỷ
luật" vì những "vi phạm nghiêm trọng".
Ngày 26/10, ông Chu Hảo ra tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng
sản.
Sau đó, nhiều người trong giới trí thức, văn sĩ đồng
loạt tuyên bố rời khỏi Đảng Cộng sản, trong đó đáng chú ý có nhà văn Nguyên Ngọc.
Sách về
tự do, dân chủ 'cháy hàng'?
"Chưa bao giờ tôi được chứng kiến một làn sóng săn lùng sách của NXB
Tri Thức như lần này," chị Vi Yên bình luận về mối
quan tâm của không chỉ giới học thuật mà còn cả quần chúng đối với vụ GS Chu Hảo
bị kỷ luật.
"Nhiều chủ tiệm sách cho biết hàng loạt sách về tự do, dân chủ trong
Tủ sách Tinh hoa của NXB Tri Thức đã 'cháy hàng'."
"Nói vậy để thấy được vụ việc này đã lan rộng tới đâu," chị Vi Yên nói thêm.
"Không chỉ có giới tri thức hay giới học thuật lên tiếng đứng về
phía GS Chu Hảo, mà đại chúng cũng lấy làm bất bình trước cách hành xử vô lý và
phản tiến bộ của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản."
"Rõ ràng, qua những sự vụ như thế này, Đảng Cộng sản đang tự đánh mất
tính chính danh của mình, làm xấu hình ảnh của mình trong lòng dân."
Giáo sư Chu Hảo. HOANG DINH NAM/GETTY IMAGES
'Đóng
góp quan trọng cho xã hội dân sự và tri thức'
Chủ nhiệm nhóm Tinh Thần Khai Minh trong chương
trình Bàn tròn Thứ Năm của BBC Tiếng Việt hôm 1/11 cho biết chị từng có thời
gian làm việc với GS Chu Hảo, từ 2014 đến 2016.
Từ kinh nghiệm cá nhân, chị Vi Yên nói chị thấy "những đóng góp của GS Chu Hảo cho xã hội
dân sự nói chung và trong mảng tri thức nói riêng là rất quan trọng cho Việt
Nam".
"Thầy Bùi Văn Nam Sơn, một nhà nghiên cứu Triết học ở Việt Nam rất nổi
tiếng, từng nói là "bạn hãy nói cho tôi biết nước bạn đã dịch được những
gì thì tôi sẽ nói cho bạn biết nền học thuật của nước bạn hiện như thế
nào," Vi Yên nói với ý so sánh với các đầu sách từng được
dịch, in trong thời gian ông Chu Hảo lãnh đạo Nhà xuất bản Tri Thức.
'Môi
trường học thuật bị chèn ép'
Từng học tập tại châu Âu và hiện đang làm việc tại
Cộng hòa Czech, chị Vi Yên nhận xét ở Việt Nam "môi trường học thuật không tự do dẫn đến chưa thể hình thành được một đội
ngũ các nhà khoa học chất lượng".
Chị Vi Yên nêu ví dụ về "môi trường học thuật bị
ràng buộc" qua việc "những ấn
phẩm của Nhà xuất bản Tri thức như cuốn Đường về nô lệ, chỉ đơn thuần là chuyển
tải tư tưởng của một vị triết gia là Hayek thôi mà đã bị cấm xuất bản và đã bị
nêu tên trên tuyên bố của Ủy ban Kiểm tra Trung ương".
"Có thể thấy là trong quá trình nghiên cứu, trao đổi và thảo luận ở
Việt Nam mà mình còn chưa làm sáng tỏ được những vấn đề xã hội về mặt khoa học
để có thể làm cơ sở cho việc đưa ra cuốn sách."
"Cho nên là đừng hỏi tại sao các chính sách ở Việt Nam mình lại tồi
tệ và đừng hỏi tại sao vấn nạn ở Việt Nam lại xảy ra nhiều như vậy khi mà môi
trường học thuật ở Việt Nam bị ràng buộc, bị chèn ép giống như là vừa rồi GS
Chu Hảo bị đưa ra xem xét kỷ luật."
Theo chị Vi Yên, ở Việt Nam có nhiều chuyển dịch
khác nhau trong xã hội. Có người chọn cách ở trong Đảng và sử dụng vị trí của
họ để xây dựng xã hội, trong khi có người chọn cách bước ra khỏi Đảng và
"đứng về phía người dân và lên tiếng".
Giáo sư Chu Hảo hoàn toàn có thể bước ra bên ngoài
và "tham gia mạnh mẽ hơn vào trong xã hội dân sự giống như có rất nhiều
nhóm NGO, CSO vẫn đang hoạt động," chị Vi Yên nói hôm 1/11.
----------------
Tin
liên quan
No comments:
Post a Comment