Ana Nicolaci da Costa
Business
reporter
30 tháng 11 2018
Căng thẳng dâng cao tại hội nghị thượng đỉnh G20
trong tuần này, nơi Tổng thống Trump dự kiến sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình.
Ông Tập Cận Bình và ông Donald Trump cùng phu nhân tại Bắc Kinh năm 2017.
POOL
Hy vọng hội nghị có thể mở đường cho một thỏa thuận
thương mại giữa hai nước đã bị suy yếu bởi những đe dọa mới đây của ông Trump.
Chỉ vài ngày trước khi hội nghị thượng đỉnh G20 diễn
ra ở Argentina, ông Trump cho biết mức thuế hiện hành đánh trên 200 tỷ đô la
hàng nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng theo kế hoạch.
Ông cũng đe dọa đánh thêm thuế lên các mặt hàng nhập
khẩu khác của Trung Quốc trị giá 267 tỷ đô la.
Sau đó, ngay trước khi bay tới Argentina, ông Trump
nói với các phóng viên tại Nhà Trắng rằng trong khi Trung Quốc quan tâm đến việc
đạt được thỏa thuận, "Tôi không biết tôi có muốn làm điều đó hay
không" và "Tôi thích thỏa thuận hiện tại của chúng tôi".
Bối cảnh này có thể tạo tình trạng leo thang cuộc
chiến thương mại giữa hai quốc gia.
Có thể
đạt được gì sau hội nghị?
Tổng thống Trump đã khởi đầu sự mâu thuẫn với Trung
Quốc đầu năm nay, cáo buộc nước này thực hiện các hành vi thương mại
"không công bằng" và trộm cắp tài sản trí tuệ.
Hoa Kỳ đã đánh thuế tổng cộng 250 tỷ đôla lên hàng
hóa Trung Quốc kể từ tháng Bảy, và Trung Quốc đã trả đũa bằng cách áp thuế trên
110 tỷ đôla hàng hóa Mỹ.
Trung Quốc đã tấn công Hoa Kỳ với mức thuế 3 tỷ đô
la trong tháng Tư, để trả đũa thuế quan của Mỹ trên mặt hàng thép và nhôm nhập
khẩu toàn cầu.
Ông Trump đã đưa ra một tia hy vọng hồi đầu tháng
này, khi nói ông nghĩ rằng Mỹ có thể đạt được một thỏa thuận thương mại với
Trung Quốc.
Nhưng chỉ vài ngày trước khi hội nghị thượng đỉnh,
ông Trump dội gáo nước lạnh vào sự lạc quan này.
Tổng thống Trump nói với tờ Wall Street Journal rằng
ông dự kiến sẽ tiếp tục kế hoạch tăng thuế trên 200 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc
- được đưa ra lần đầu tiên vào tháng Chín - lên 25% (tăng từ 10%) bắt đầu từ
tháng 1/2019.
Ông Trump cũng nói rằng nếu các cuộc đàm phán không
thành công, ông sẽ thực hiện lời đe dọa đánh thuế lên 267 tỷ đôla hàng hóa xuất
khẩu còn lại hàng năm của Trung Quốc sang Hoa Kỳ với mức thuế 10-25%.
Chính quyền Trump gần đây cũng cáo buộc Trung Quốc
không thay đổi hành vi thương mại "không lành mạnh".
"Tôi nghĩ rằng kịch bản có khả năng nhất là Tập Cận Bình không nhượng
bộ đủ đối với Trump, và do đó không đạt được gì nhiều từ G20", Julian Evans-Pritchard từ Capital Economics nói.
Các hội nghị gần đây cũng không báo trước điều gì tốt
đẹp cho một quyết định nào ở G20.
Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái
Bình Dương (APEC) gần đây kết thúc mà không có tuyên bố chung của các nhà lãnh
đạo vì chia rẽ Mỹ-Trung Quốc do chiến tranh thương mại.
Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Canada vào tháng Sáu đã kết
thúc trong tình trạng hỗn loạn khi Trump rút lại sự tán thành của ông về tuyên
bố chung.
Valerie
Mercer-Blackman, chuyên gia kinh tế cấp cao của Ngân hàng Phát triển
Châu Á cho biết: "Tôi cho rằng rất
không may là giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn còn khoảng cách rất xa trong các vấn đề
đằng sau xung đột thương mại."
"Việc không đưa ra được thỏa thuận chung tại APEC cũng cho thấy có
khoảng cách khá lớn giữa hai bên, và dường như không có đề xuất cụ thể nào được
bàn thảo để chấm dứt sự bế tắc."
Ông Tập Cận Bình có thể sẽ 'không nhượng bộ đủ đối với Trump', và do đó
không có gì nhiều đạt được từ G20, theo nhận định của chuyên gia kinh tế. GETTY IMAGES
Ván bài
lớn tới cỡ nào?
Ông
Evans-Pritchard nói: "Nếu cuộc họp không đưa ra một thỏa thuận
đình chiến thì Mỹ sẽ tăng thuế xuất [đánh lên 200 tỷ đôla hàng hóa hiện tại của
Trung Quốc] vào tháng Một và việc mở rộng thêm thuế quan là rất có thể".
Ông Michael
Hirson, giám đốc khu vực Châu Á của Eurasia Group cho biết,
việc tăng thuế suất sẽ khiến nhiều công ty đa quốc gia đẩy mạnh kế hoạch chuyển
chuỗi cung ứng của họ khỏi Trung Quốc, trong khi thuế nhập khẩu bổ sung đánh
lên hàng Trung Quốc sẽ đặt ra một "nguy cơ đáng kể về kinh tế và chính trị"
cho Trump.
"Hàng hóa Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là
các mặt hàng tiêu dùng. Các gia đình Mỹ, đặc biệt là những người có thu nhập thấp
hơn, sẽ cảm thấy tác động nhiều hơn lần này so với các gói thuế quan được áp dụng
trước đó''.
--------------------------
Trọng Nghĩa – RFI
Đăng ngày 30-11-2018
Các
lãnh đạo nhóm G.20, đại diện cho các cường quốc công nghiệp và hàng đầu trên thế
giới và các nước đang vươn lên, đã tề tựu về Buenos Aires, thủ đô Achentina, để
tham gia hội nghị thượng đỉnh khai mạc ngày hôm nay 30/11/2018.
Tổng thống Achentina, Mauricio Macri (P) tiếp đồng nhiệm Mỹ, Donald Trump
đến dự thượng đỉnh G20 tại Buenos Aires, ngày 30/11/2018. REUTERS/Kevin
Lamarque
Trong hai ngày, lãnh đạo các nước sẽ thảo luận nhiều
hồ sơ quan trọng trong đó quan trọng nhất là vấn đề thương mại thế giới cũng
như hồ sơ khí hậu. Theo giới phân tích, các cuộc thảo luận sẽ rất căng thẳng do
các bất đồng quan điểm giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc, và không loại trừ khả năng
thượng đỉnh G20 không ra được thông cáo chung.
Hãng tin Anh Reuters nhận định tranh chấp thương mại
gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc, xuất phát từ chủ trương bảo hộ mậu dịch của tổng
thống Mỹ Donald Trump, sẽ là chủ đề bao trùm hội nghị lần này.
Bên cạnh đó, hồ sơ khí hậu, với những biện pháp cần
thiết để đấu tranh hiệu quả chống hiện tượng trái đất bị hâm nóng cũng sẽ gây
căng thẳng giữa các phái đoàn, nhất là giữa tổng thống Mỹ Donald Trump, một người
không tin vào việc khí hậu bị hâm nóng, với tổng thống Pháp Emmanuel Macron, nước
chủ trương thúc đẩy việc bảo vệ trái đất, chống lại những tác hại đối với môi
trường.
Theo đặc phái viên RFI Véronique Rigolet tại Buenos
Aires, tổng thống Pháp sẽ có cuộc họp hôm nay với các lãnh đạo châu Âu trong
nhóm G.20 để bảo vệ quan điểm của Paris trên các vấn đề thương mại và khí hậu.
Một nhà ngoại giao Pháp khẳng định rằng tổng thống Pháp sẵn sàng liên kết các đồng
minh thành một khối 17, 18, thậm chí 19 thành viên để đối đầu với Mỹ trên các hồ
sơ này.
Ngoài hai hồ sơ lớn trên, các vấn đề địa chính trị
như cuộc chiến tại Yemen, hậu quả của vụ nhà báo Ả Rập Xê Út Jamal Khashoggi bị
giết hại, cuộc khủng hoảng Nga - Ukraina vừa bùng lên, cũng sẽ được bàn thảo
trong vô số các cuộc gặp song phương.
Lập trường khác biệt giữa các nước có nguy cơ làm
cho hội nghị thất bại, vì cho đến hôm nay, các nước vẫn còn tranh cãi với nhau
về nội dung bản thông cáo chung. Khả năng không ra được thông cáo chung như tại
Thượng đỉnh APEC mới đây, hay bất đồng lộ rõ giữa Mỹ và các nước khác như ở thượng
đỉnh G7 tại Canada tháng 6/2018 không thể loại trừ.
*
*
LIÊN
QUAN
.
.
.
.
No comments:
Post a Comment