Nguyễn Đạt Thịnh
Saturday, 24/11/2018
Tổng Thống Donald Trump giận dữ gọi thẩm phán Jon S.
Tigar là 'Obama Judge' (thẩm phán của ông Obama); hai chữ đó chỉ giản dị có
nghĩa là một vị tiến sĩ luật do tổng thống Barack Obama chọn, và đề cử xin thượng
viện tấn phong làm thẩm phán liên bang.
Thẩm Phán Tigar phụ trách việc xét xử tại tòa San Francisco; trong chức vụ đó, ông đã ngăn chặn, không cho thi hành những quyết định của tổng thống cấm người di dân không được xin tị nạn tại Hoa Kỳ. Án lệnh đó tạo bối rối cho tổng thống, vì vài ngàn người Trung Mỹ đang chờ bên kia biên giới Mỹ-Mễ để tràn vào lãnh thổ Hoa Kỳ xin tị nạn.
Đạo luật di dân Immigration and Nationality Act ban hành năm 1965 cho phép bất cứ người ngoại quốc nào đến Mỹ đều có quyền xin tị nạn tại Mỹ. Hôm mùng 9 tháng 11, 2018, tổng thống viết một bản tuyên cáo presidential proclamation hủy bỏ quyền xin tị nạn của người di dân bất hợp pháp.
Luật Di Dân 1965 không tách bạch là người di dân có cần nhập cảnh hợp pháp hay không mới có quyền xin tị nạn; ngoài ra cả bản tuyên cáo presidential proclamation lẫn quyền của tổng thống đều không thay đổi được một đạo luật do quốc hội liên bang thảo luận và thông qua.
Thẩm Phán Tigar phụ trách việc xét xử tại tòa San Francisco; trong chức vụ đó, ông đã ngăn chặn, không cho thi hành những quyết định của tổng thống cấm người di dân không được xin tị nạn tại Hoa Kỳ. Án lệnh đó tạo bối rối cho tổng thống, vì vài ngàn người Trung Mỹ đang chờ bên kia biên giới Mỹ-Mễ để tràn vào lãnh thổ Hoa Kỳ xin tị nạn.
Đạo luật di dân Immigration and Nationality Act ban hành năm 1965 cho phép bất cứ người ngoại quốc nào đến Mỹ đều có quyền xin tị nạn tại Mỹ. Hôm mùng 9 tháng 11, 2018, tổng thống viết một bản tuyên cáo presidential proclamation hủy bỏ quyền xin tị nạn của người di dân bất hợp pháp.
Luật Di Dân 1965 không tách bạch là người di dân có cần nhập cảnh hợp pháp hay không mới có quyền xin tị nạn; ngoài ra cả bản tuyên cáo presidential proclamation lẫn quyền của tổng thống đều không thay đổi được một đạo luật do quốc hội liên bang thảo luận và thông qua.
Nếu cần hủy bỏ hay thay đổi, chỉ có quốc hội mới có thẩm quyền.
Thẩm Phán Jon S. Tigar
Thẩm Phán Jon S. Tigar ký một 'lệnh tạm cấm' -temporary
restraining order- không cho chính phủ thi hành lệnh của tổng thống chối
bỏ quyền được che chở của người di dân bất hợp pháp. Lệnh tạm cấm sẽ gây tê liệt
cho bản tuyên cáo presidential proclamation cho đến ngày nào có một bản án xử
chung cuộc.
Ông Tigar viết trong lệnh tạm cấm, “Quyền tổng thống rất rộng, nhưng không rộng đến mức thay đổi luật pháp, áp đặt một điều kiện mà Quốc Hội -trước kia- đã nghiêm cấm,” điều kiện đó là vào lãnh thổ Hoa Kỳ hợp pháp. Tổng thống nại cớ an ninh quốc gia để bảo vệ biên giới, ông Tigar cho là dù vào lãnh thổ Mỹ không hợp pháp, người hoạn nạn cũng vẫn có quyền xin tị nạn.
Tổng thống than phiền là Mạch 9 Tư Pháp (9th judicial circuit) đố kỵ ông đến mức xét xử không vô tư -mọi việc liên quan đến ông đều xử ông thua, dù ông cố gắng hết sức, dù vụ việc hoàn hảo đến mức nào.
“Lối hành xử đó quả là ô nhục,” tổng thống chỉ trích 'lệnh tạm cấm' của Thẩm Phán Tigar; ông nói thêm, “Nhưng rồi chúng ta vẫn thắng khi vụ án lên Tối Cao Pháp Viện.” Ý tổng thống muốn nhắc đến việc ông vừa đề cử hai vị tân chánh thẩm vào Tối Cao Pháp Viện, và hai vị đó -theo ông nghĩ- sẽ bênh vực quan điểm của ông -không cho người nhập cảnh bất hợp pháp xin tị nạn.
Tuy Nhiên, Tigar không phải là vị thẩm phán duy nhất gây khó khăn cho tổng thống, vị thẩm phán thứ nhì làm phiền ông là Mark A. Goldsmith -ông cũng liệt ông tòa này vào loại Obama Judge, vì Goldsmith cũng do tổng thống Obama tuyển chọn và đề cử lên thượng viện, và ngày 21 tháng Sáu, 2010 ông Goldsmith được tấn phong chánh án liên bang với 89 phiếu thuận, không có phiếu chống.
Thẩm pháp Goldsmith
Hôm thứ Tư vừa rồi, thẩm phán Goldsmith ra lệnh cho
chính phủ phải trả tự do cho gần 100 người Iraq cư trú bất hợp pháp trên lãnh
thổ Mỹ, đang bị giam giữ. Những người này bị bắt và đang chờ trục xuất trở về
nguyên quán, nhưng chính phủ Iraq không nhận.
Họ bị giam giữ trong lúc viên chức Mỹ thương thuyết yêu cầu Iraq nhận cho họ hồi hương. Goldsmith nói viên chức chính phủ nhiều lần khai với ông là cuộc thương thuyết với Iraq sắp có kết quả, nhưng cuối cùng vẫn không thấy kết quả.
Goldsmith viết án lệnh, “gia đình người di dân tị nạn đã bị chia cách từ hai năm nay, mà việc trục xuất vẫn không thực hiện được. Viên chức chính phủ chỉ hứa hẹn ...," ông còn cho là chính phủ giam giữ họ trái phép, khi giam họ trong những khám đường dành cho bọn tội phạm trộm cướp, sát nhân, trong lúc họ không phải là phạm nhân; tội của họ chỉ là Petitioning -tội xin tị nạn.
Thẩm Phán Goldsmith cũng bị tổng thống liệt vào hạng Obama Judges như thẩm phán Tigar; cũng may cho hai ông này là tổng thống không có quyền sa thải họ, như tổng thống từng sa thải nhiều viên chức chính phủ, tổng thống không vừa ý. Nhưng ngài sẽ đem nội vụ lên Tối Cao Pháp Viện -như ngài nói.
Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện -Chánh Thẩm John G. Roberts Jr.- được mọi người kính nể vì tính điềm đạm, rộng lượng, không hơn thua trong những chuyện nhỏ nhặt. Ông không trả lời tổng thống mặc dù ông Trump chỉ trích việc làm của hai vị chánh án Goldsmith và Tigar.
Hôm thứ Tư 21/11, ông chỉ ra một thông cáo, nội dung viết, “Chúng ta không có vị chánh án nào là Obama Judge, cũng không có chánh án nào là Trump Judge; chúng ta chỉ có một nhóm những vị chánh án tuyệt vời tận tụy và tận lực bảo vệ quyền bình đẳng tư pháp của tất cả mọi người đến đứng trước mặt họ. Chế độ tư pháp độc lập là điều mà toàn thể người Mỹ chúng ta phải tri ân và bảo vệ."
Ngay trong ngày thứ Tư đó, tổng thống viết Twitter bảo ông Chánh Thẩm, “Sorry Chief Justice John Roberts, xin lỗi nhà lãnh đạo tư pháp, nhưng sự thật chúng ta vẫn có những 'Obama Judges, và họ có những góc nhìn khác với những người đang gánh vác trọng trách bảo vệ an ninh quốc gia.”
Giáo sư Josh Blackman, dạy luật tại South Texas College of Law tại Houston, nhận định, “Trump sẽ thắng, trong những cuộc tranh luận như thế này, vì Roberts không trả lời. Ông ta chỉ làm cho Trump hung hăng hơn.”
Tôi không đồng ý với giáo sư Blackman: Phụ nữ trí thức Mỹ cũng nhẫn nhịn không chê trách thái độ hung hăng, ngôn ngữ thiếu nhã nhặn của tổng thống, nhưng tiếng nói tối hậu của họ vẫn loại 40 dân biểu gia nô ra khỏi chính trường, và đang gây nhiều khó khăn cho tổng thống.
Họ bị giam giữ trong lúc viên chức Mỹ thương thuyết yêu cầu Iraq nhận cho họ hồi hương. Goldsmith nói viên chức chính phủ nhiều lần khai với ông là cuộc thương thuyết với Iraq sắp có kết quả, nhưng cuối cùng vẫn không thấy kết quả.
Goldsmith viết án lệnh, “gia đình người di dân tị nạn đã bị chia cách từ hai năm nay, mà việc trục xuất vẫn không thực hiện được. Viên chức chính phủ chỉ hứa hẹn ...," ông còn cho là chính phủ giam giữ họ trái phép, khi giam họ trong những khám đường dành cho bọn tội phạm trộm cướp, sát nhân, trong lúc họ không phải là phạm nhân; tội của họ chỉ là Petitioning -tội xin tị nạn.
Thẩm Phán Goldsmith cũng bị tổng thống liệt vào hạng Obama Judges như thẩm phán Tigar; cũng may cho hai ông này là tổng thống không có quyền sa thải họ, như tổng thống từng sa thải nhiều viên chức chính phủ, tổng thống không vừa ý. Nhưng ngài sẽ đem nội vụ lên Tối Cao Pháp Viện -như ngài nói.
Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện -Chánh Thẩm John G. Roberts Jr.- được mọi người kính nể vì tính điềm đạm, rộng lượng, không hơn thua trong những chuyện nhỏ nhặt. Ông không trả lời tổng thống mặc dù ông Trump chỉ trích việc làm của hai vị chánh án Goldsmith và Tigar.
Hôm thứ Tư 21/11, ông chỉ ra một thông cáo, nội dung viết, “Chúng ta không có vị chánh án nào là Obama Judge, cũng không có chánh án nào là Trump Judge; chúng ta chỉ có một nhóm những vị chánh án tuyệt vời tận tụy và tận lực bảo vệ quyền bình đẳng tư pháp của tất cả mọi người đến đứng trước mặt họ. Chế độ tư pháp độc lập là điều mà toàn thể người Mỹ chúng ta phải tri ân và bảo vệ."
Ngay trong ngày thứ Tư đó, tổng thống viết Twitter bảo ông Chánh Thẩm, “Sorry Chief Justice John Roberts, xin lỗi nhà lãnh đạo tư pháp, nhưng sự thật chúng ta vẫn có những 'Obama Judges, và họ có những góc nhìn khác với những người đang gánh vác trọng trách bảo vệ an ninh quốc gia.”
Giáo sư Josh Blackman, dạy luật tại South Texas College of Law tại Houston, nhận định, “Trump sẽ thắng, trong những cuộc tranh luận như thế này, vì Roberts không trả lời. Ông ta chỉ làm cho Trump hung hăng hơn.”
Tôi không đồng ý với giáo sư Blackman: Phụ nữ trí thức Mỹ cũng nhẫn nhịn không chê trách thái độ hung hăng, ngôn ngữ thiếu nhã nhặn của tổng thống, nhưng tiếng nói tối hậu của họ vẫn loại 40 dân biểu gia nô ra khỏi chính trường, và đang gây nhiều khó khăn cho tổng thống.
-----------------------------
Nguyễn Đạt Thịnh
Monday, 19/11/2018
Sau nhiều cân nhắc, hôm thứ Sáu, 16/11/18, cơ quan
tình báo CIA của Mỹ kết luận là chính thái tử Mohammed bin Salman, người thật sự
cầm quyền tại Saudi Arabia ra lệnh giết ký giả Jamal Khashoggi - một nhà bình
luận người Saudi.
Ông Khashoggi vì chống chánh sách tàn bạo của Mohammed, đã phải bỏ xứ Saudi, sống lưu vong tại Hoa Kỳ, nhưng vẫn viết trên tờ Washington post chỉ trích Mohammed.
Ông Khashoggi vì chống chánh sách tàn bạo của Mohammed, đã phải bỏ xứ Saudi, sống lưu vong tại Hoa Kỳ, nhưng vẫn viết trên tờ Washington post chỉ trích Mohammed.
http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2018/11/19-Nov-2018/1119chuadutkhoat1.jpg
Ký giả Jamal Khashoggi
http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2018/11/19-Nov-2018/1119chuadutkhoat2.jpg
Và Thái Tử Mohammed bin Salman
Hôm mùng 2 tháng Mười, 2018, ông đến tòa lãnh sự của
Saudi tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, để xin bản sao án ly dị của ông với bà vợ cũ, hầu
chứng minh tình trạng độc thân của ông, để đủ điều kiện làm đám cưới với một cô
sinh viên người Turkey.
Tại đó, ông bị giết.
Tại đó, ông bị giết.
Sau gần hai tháng điều tra, chính phủ Thổ, và toàn thế giới lên án Mohammed đã ra lệnh cho nhân viên thừa hành giết Khashoggi; Mỹ là nước cuối cùng làm việc lên án đó; nhưng ngay sau khi CIA công bố quan điểm của họ, Tổng Thống Mỹ Donald Trump, nói ông còn chờ một báo cáo cuối cùng, mới quyết định thái độ.
Dư luận báo chí Mỹ nêu lên câu hỏi, “Why Trump Is Sticking With the Saudi Crown Prince?”
(lý do nào khiến Trump dính với thái tử Saudi như vậy?)
Truyền thông Mỹ thắc mắc, vì độc giả Mỹ tò mò, rồi anh ký giả Mark Landler tìm tài liệu và viết trên tờ The New York Times ngày Chủ Nhật, 18/11/18: “Trong lúc chứng cớ đùn thành đống cáo buộc Thái Tử Mohammed giết ký giả Khashoggi, thì Tổng Thống Trump vẫn thoái thác không nhìn nhận việc Mohammed can dự vào án mạng tàn bạo đó.”
Ông còn ca ngợi Mohammed là một người đồng minh thực sự ngoạn mục (a truly spectacular ally) của Hoa Kỳ.
Trump nói ông không vội lên án Mohammed mà còn chờ một báo cáo đặc biệt, không ai biết bản báo cáo đó từ đâu đến, vì CIA -cơ quan tình báo cao nhất của Mỹ đã lên tiếng kết án Mohammed rồi.
Qua một chương trình phỏng vấn Fox News Sunday, Trump tuyên bố, “Có thật là có một người nào đó biết rõ việc này không?” Ông gạt bỏ, không đếm xỉa đến cuộn băng ghi âm do cơ quan kiểm thính của Thổ phổ biến những âm thanh họ ghi nhận được từ phút Khashoggi bước vào tòa lãnh sự Saudi, cho đến khi ông bị giết trong đó.
Trump nói tại sao ông lại phải nghe những âm thanh buồn thảm đó? Ông mệnh danh tài liệu đó là “a terrible tape” một cuộn băng khiếp đảm.
Đưa ra những dữ kiện đó rồi anh Lander nhận xét: “Thái độ của tổng thống là một bức minh họa sống động về mức độ ông đầu tư vào vị thái tử 33 tuổi của Saudi- nhân vật đã trở thành điểm tựa của chiến lược Hoa Kỳ tại Trung Đông.”
Không chỉ coi Mohammed là “điểm tựa” của chính sách Trung Đông, Trump còn coi ông con vua đó là khách hàng xộp nhất mua vũ khí Mỹ, dù Mohammed mới chỉ đặt mua, chứ chưa trả tiền.
Ký giả Lander còn nhận xét, “Ông Trump dính với Mohammed đến mức ông chấp nhận sự bất bình của những viên chức cao cấp trong ngành tình báo của Mỹ.”
Thể hiện của tình trạng bất bình đó là Bộ Ngoại Giao Mỹ ra tuyên cáo nói là truyền thông thiếu chính xác khi họ loan báo chính phủ Mỹ đã có quan điểm dứt khoát về việc giết ký giả Khashoggi.
Lander nhận xét là tổng thống dễ tính; chỉ cần Mohammed gọi điện thoại bảo ông là ông ta không hề giết Khashoggi là đủ để ông tin hơn tin CIA. Giống như khi dư luận Mỹ cáo buộc Nga chen lấn vào cuộc bầu cử Mỹ, ông gặp Tổng Thống Putin, hỏi ông này có chen lấn không, rồi bảo quốc dân “Putin nói ổng có chen lấn ai đâu.”
Tính cả tin của tổng thống đang khiến Hoa Kỳ trở thành cô lập -một mình tổng thống nói Thái Tử Mohammed vô tội trong lúc toàn thế giới kết ông ta vào tội giết ký giả để bẻ gẫy ngòi bút chỉ trích ông.
Trump đang cô lập trên diễn đàn thế giới, cô lập đến mức chính Do Thái -quốc gia đồng minh với cả Mỹ lẫn Saudi, cũng không lên tiếng bênh vực ông. Trong quốc nội, ông cũng không có đồng minh; đến ngay cả Nghị Sĩ Cộng Hòa Bob Corker, chủ tịch tiểu ban Ngoại Liên thượng viện cũng tweeted, “mọi dữ kiện đều chỉ về hướng Thái Tử Mohammed; chính ông ta đã ra lệnh giết ký giả Khashoggi.”
Thật ra tổng thống cũng biết việc Mohammed giết Khashoggi, và ông cũng đã ban hành một số biện pháp trừng phạt những người Saudi cận thần của Mohammed; ít nhất 17 nhân vật trong trào đình Saudi đã bị cấm cửa không được vào Mỹ du lịch hay xê dịch vì thương vụ nữa.
Riêng đối với Mohammed, tổng thống nói, “Ông ta là một người đồng minh tôi không muốn mất.”
Tổng thống kể ra là Mohammed đã đặt mua một số vũ khí của Hoa Kỳ, trị giá $110 tỉ; tuy nhiên nhiều viên chức Ngũ Giác Đài nói là trị giá thật sự của mối hàng chỉ có $14 tỉ rưỡi.
Dù $110 tỉ hay $14.5 tỉ thì món hàng tổng thống bán cho Mohammed cũng vẫn quá rẻ, vì món hàng đó không chỉ là vũ khí, mà còn là liêm sỉ Hoa Kỳ. Trong suốt chiều dài 300 năm lịch sử Hoa Kỳ vẫn là một quốc gia đạo đức, chưa bao giờ đồng lõa với tội ác.
Giờ này, chúng ta đồng lõa với tên sát nhân Mohammed trong hành động giết người diệt khẩu! Chính nghĩa trên thế giới này còn trông cậy vào đâu.
No comments:
Post a Comment