Thứ Hai, 11/26/2018 - 11:32 — nguyenvubinh
Câu hỏi: Xin cho biết một
số vấn đề về phương pháp đấu tranh?
Trả lời: Về phương pháp đấu
tranh có ba vấn đề cần quán triệt. Một là, phương pháp chung áp dụng
cho những vấn đề thuộc về vận động xã hội, đó là đặt mục tiêu, mục đích, xây dựng
chương trình, kế hoạch, các biện pháp thực hiện qua từng giai đoạn, thời kỳ,
các công cụ hỗ trợ... tóm lại, đó là phương pháp chung cho việc vận động xã hội. Hai
là, đấu tranh có tổ chức. Về nguyên tắc, đấu tranh có tổ chức là phương
pháp hoàn toàn đúng, nó nâng hiệu quả của việc đấu tranh so với đấu tranh cá
nhân, đơn lẻ lên gấp nhiều lần, cấp số nhân. Tuy nhiên, trong môi trường độc
tài toàn trị hiện nay, vấn đề tổ chức đang là điều cấm kỵ, là mục tiêu đánh phá
số một của chế độ. Các tổ chức xã hội dân sự được thành lập và hoạt động mấy
năm trước đây đã phải hạn chế các hoạt động, thậm chí bị rã đám, ngưng hoạt động
do sự đàn áp nặng nề. Chính vì vậy, việc đấu tranh theo phương pháp tổ chức
đúng nghĩa hiện nay còn hạn chế, chưa thực hiện được. Ba là, nên đấu
tranh theo phương thức công khai, hạn chế phương thức bí mật bởi sự chi phối
các phương tiện, hệ thống thông tin liên lạc của nhà cầm quyền, sự cài cắm nhân
sự của an ninh, và người đấu tranh không được đào tạo về hoạt động bí mật.
*
*
Chủ Nhật, 11/25/2018 - 10:22 — nguyenvubinh
Câu hỏi: Xin cho biết về sự
đàn áp, khủng bố người dân và những người đấu tranh, phong trào dân chủ của nhà
cầm quyền cộng sản Việt Nam?
Trả lời: Với mục đích thống
trị nhân dân, việc duy trì nỗi sợ hãi thường trực trong nhân dân là một yêu cầu
thường xuyên đối với nhà cầm quyền cộng sản. Điều đó đồng nghĩa với việc sử dụng
đàn áp, khủng bố như một bản năng của đảng cộng sản và nhà cầm quyền. Tuy nhiên,
mỗi giai đoạn khác nhau thì tính chất, hình thức đàn áp, khủng bố sử dụng cũng
khác nhau. Giai đoạn đầu cầm quyền, yêu cầu xác lập vị thế thống trị của đảng cộng
sản đòi hỏi đảng sử dụng việc đàn áp, khủng bố bằng bạo lực là công cụ chính yếu.
Trải qua thời gian, việc duy trì sự thống trị đã có các phương thức, công cụ
khác hỗ trợ, ví dụ nhà tù, cho thôi việc, cắt gạo... vv... thì hình thái đàn
áp, khủng bố bạo lực tàn khốc dần được thay thế bằng các hình thức bớt tàn bạo
và ít bạo lực hơn. Trong giai đoạn hiện nay, đã có những hoàn cảnh và môi trường
khác với giai đoạn đầu đảng cộng sản cầm quyền
*
*
Thứ Bảy, 11/24/2018 - 10:54 — nguyenvubinh
Câu hỏi: Phong trào Dân chủ
Việt Nam hiện nay bao gồm những phương diện đấu tranh nào?
Trả lời: Phong trào Dân chủ
hiện này bao gồm 6 phương diện đấu tranh. Phương diện thứ nhất là
nâng cao nhận thức của người dân; thứ hai là tố cáo và lên án
chế độ độc tài toàn trị cộng sản Việt Nam; thứ ba là liên kết,
kết nối trong Phong trào dân chủ để tạo ra sức mạnh cho phong trào; thứ
tư, là những hoạt động phản kháng của phong trào dân chủ; thứ năm là
kết nối với người dân để dẫn dắt cuộc đấu tranh; thứ sáu là mặt
trận quốc tế vận và mối liên hệ với người Việt hải ngoại và phong trào dân chủ
hải ngoại. Như vậy, có 6 nội dung chính trong những hoạt động của Phong trào
dân chủ.
*
*
Thứ Sáu, 11/23/2018 - 11:33 — nguyenvubinh
Câu hỏi: Tham gia Phong trào Dân
chủ cần chuẩn bị những gì?
Trả lời: Tham gia Phong trào Dân
chủ là một việc làm đầy ý nghĩa những cũng vô cùng khó khăn, gian khổ. Chính vì
vậy, cần phải chuẩn bị tâm thế và kiến thức cho việc dấn thân này.
Câu hỏi: Chuẩn bị tâm thế là như thế
nào?
Trả lời: Chuẩn bị tâm thế là việc chuẩn
bị tinh thần và quyết tâm cho việc tham gia Phong trào Dân chủ. Việc chuẩn bị
tâm thế bao hàm ba vấn đề quan trọng.
- Vượt qua nỗi sợ hãi. Việc
tham gia phản biện xã hội, đấu tranh dân chủ đồng nghĩa với việc đối diện với sự
đàn áp và khủng bố của nhà cầm quyền. Tâm lý thông thường của con người là nỗi
lo sợ khi tham gia Phong trào Dân chủ sẽ bị đàn áp. Cần phải vượt qua được nỗi
sợ hãi này trước khi quyết định tham gia đấu tranh cho những điều tốt dẹp của
xã hội. Không những trước khi quyết định tham gia đấu tranh mà trong suốt quá
trình tranh đấu cũng đều phải duy trì được tinh thần mạnh mẽ vượt qua nỗi sợ
hãi.
*
*
Thứ Tư, 09/26/2018 - 11:04 — nguyenvubinh
Câu hỏi: Phong trào Dân chủ
có từ bao giờ?
Trả lời: Theo khái niệm rộng
và chung nhất (Phong trào Dân chủ là toàn bộ những hoạt động của người dân hướng
tới, nhằm dân chủ hóa đất nước), Phong trào Dân chủ có từ cuối thế kỷ 19, đầu
thế kỷ 20, với các bậc tiền bối như Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An
Ninh... Tuy nhiên, đó là những hoạt động đơn lẻ, không có tính chất liên tục.
Vì vậy, có thể lấy mốc năm 1975 làm mốc chung của Phong trào Dân chủ. Từ năm
1975 trở đi, các hoạt động đấu tranh rộng khắp, lại vừa mang tính liên tục, kế
thừa.
Câu hỏi: Phong trào dân chủ
trải qua một thời gian dài như vậy, có phải có những giai đoạn, thời kỳ khác
nhau hay không?
Trả lời: Đúng vậy, Phong
trào Dân chủ trải qua một thời gian dài nên có nhiều giai đoạn, thời kỳ khác
nhau. Có thể chia Phong trào Dân chủ thành 4 giai đoạn, mà mỗi giai đoạn có một
đặc trưng riêng. Giai đoạn từ 1975 - 1988, giai đoạn 1988 - 2000, giai đoạn
2000 - 2007, và giai đoạn từ 2007 đến nay.
*
*
Thứ Ba, 09/25/2018 - 10:42 — nguyenvubinh
Câu hỏi: Phong trào Dân chủ
là gì?
Trả lời: Phong trào Dân chủ
là toàn bộ những hoạt động của người dân hướng tới, nhằm dân chủ hóa đất nước.
Đây là khái niệm rộng và chung nhất. Cốt lõi của dân chủ hóa đất nước là cần có
một thể chế chính trị dân chủ, để bảo đảm tự do của người dân, từ đó xây dựng một
xã hội tốt đẹp, phồn vinh.
Câu hỏi: Phong trào Dân chủ
Việt Nam có nội dung hoạt động cốt lõi là gì?
Trả lời: Việt Nam chưa có
thể chế chính trị dân chủ, hiện đang ở trong chế độ toàn trị cộng sản, chính vì
vậy, nội dung hoạt động cốt lõi của Phong trào Dân chủ Việt Nam chính là góp phần
thay đổi thể chế chính trị hiện hành, xây dựng thể chế chính trị dân chủ.
No comments:
Post a Comment