BBC Tiếng Việt
28 tháng 11 2018
Gia
đình ông Trần Huỳnh Duy Thức nói với BBC rằng đang tiếp tục kêu gọi trả tự do
cho ông trong khi ông Thức vừa có những biểu hiện giống 'bị trúng độc'.
"Hôm qua (27/11), anh Thức có gọi điện về nhà năm phút theo quy định
của trại giam. Nhưng không kịp nói gì về sức khỏe của mình."
"Anh Thức chỉ nói dù có chết anh ấy cũng không nhận tội," ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức
nói với BBC hôm 28/11.
"Trong cuộc gọi về anh Thức chỉ hát một bài hát mừng sinh nhật cha
do anh Thức tự sáng tác trong trại giam thì đã hết giờ."
"Qua lời nhắn nhủ của anh Thức cùng thông tin từ lần gia đình gặp
anh mới đây nhất, gia đình chúng tôi đang lo ngại rằng anh Thức bị trúng độc dù
em tôi không trực tiếp nói điều này."
'Có khả
năng bị trúng độc'
Theo ông Trần Huỳnh Duy Tân, gia đình ông vào thăm
Trần Huỳnh Duy Thức hôm thứ Bảy 24/11.
Tại buổi gặp gỡ này, ông Thức thuật lại tình hình sức
khỏe và cách quản lý trại giam số 6 Thanh Chương, Nghệ An đối xử với ông.
"Anh Thức nói hôm thứ Ba anh bị giống như ngộ độc. Hôm đó bỗng nhiên
anh bị chóng mặt, xây xẩm, mồ hôi tuôn ra rất nhiều."
"Anh uống nước vào thì ói ra mật xanh mật vàng. Đáng chú ý là mỗi lần
ói lại lẫn chút máu."
"Sau đó bác sỹ trại giam vào khám cho anh Thức rồi kê cho anh hai
viên thuốc. Anh uống nhưng rồi cũng ói ra hết. Bác sỹ trại giam nói anh bị tuần
hoàn não."
"Trong thời gian gặp gia đình để nói chuyện, luôn có 5 - 6 cán bộ trại
giam ngồi giám sát xung quanh. Có khi họ ngăn không cho nói những gì họ không
muốn. Nên anh Thức có thể không muốn nói ra."
"Thời điểm đó nhìn sắc diện anh Thức vẫn bình thường, nhưng chỉ dựa vào
bên ngoài thì không thể nào biết được. Qua những thông tin anh kể thì chúng tôi
đang vô cùng lo lắng về khả năng anh bị trúng độc."
"Anh Thức nói anh không dám ăn thức ăn của trại giam cung cấp mà chỉ
ăn mì gói. Anh cũng kể quản lý trại giam gây khó khăn cho anh, như không cho
anh dùng nước sôi khi thấy anh chuyển sang ăn mì gói. Họ cũng thông báo sắp tới
sẽ cấm hẳn dùng nước sôi, đèn pin, máy đo huyết áp và đường huyết... Anh nói
đây là những cung cấp sinh hoạt tối thiểu ở trong tù, nay cũng không còn nữa."
"Những hình thức gây khó khăn này là để nhằm gây áp lực buộc anh nhận
tội."
Cũng theo ông Tân, kể từ lần ông Thức tuyệt thực gần
đây nhất diễn ra hồi tháng 8/2018, kéo dài hơn 30 ngày, các cơ quan chưc năng
liên quan hoàn toàn im lặng trước các yêu cầu của luật sư và gia đình về việc
xem xét thả tự do cho ông.
"Gia đình tôi sẽ tiếp tục làm việc với luật sư để yêu cầu cơ quan chức
năng trả lời về tình trạng sức khỏe của anh Thức. Đồng thời kêu gọi mọi người
tiếp tục lên tiếng để bảo vệ cho anh Thức trong tình trạng nguy kịch như vậy," ông Trần Huỳnh Duy Tân nói với BBC.
Luật sư
nói gì?
Luật sư của ông Trần Huỳnh Duy Thức, ông Ngô Ngọc
Trai, bày tỏ ý kiến cá nhân về sự việc của ông Thức trên Facebook cá nhân ngày
28/11.
Theo đó, luật sư Ngô Ngọc Trai viện dẫn Luật thi
hành án hình sự, về "chế độ chăm sóc y tế đối với phạm nhân", để thấy
rằng "những phản ánh của ông Thức
thông qua gia đình thăm gặp cho thấy ông Thức đang bị bệnh và cần được khám chữa
điều trị kịp thời."
"Chúng tôi đề nghị Giám thị trại giam số 6 cho thực hiện việc khám
chữa bệnh và chữa trị đối với ông Thức theo đúng chính sách nhân đạo mà pháp luật
đã quy định."
Vụ
ông Trần Huỳnh Duy Thức, luật sư có ý kiến
Posted
by Ngô Ngọc Trai on Tuesday,
27 November 2018
"Ngoài ra chúng tôi đề nghị các nhân viên quản lý trại giam có thái
độ ứng xử đúng mực, tôn trọng người đang phải thi hành án, Luật thi hành án
hình sự nghiêm cấm những hành vi sách nhiễu trong thi hành án hình sự, nghiêm cấm
xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án (Điều 9 Luật thi hành
án hình sự)."
Ông Trai cũng "đề nghị bố trí cho phép luật sư
thăm gặp ông Thức" và cho hay công ty luật của ông - nơi được gia đình ông
Trần Huỳnh Duy Thức ủy nhiệm tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan - "đã gửi
3 lần văn bản đến Giám thị Trại giam số 6 đề nghị bố trí thời gian địa điểm cho
phép luật sư được gặp người cần được tư vấn bảo vệ pháp lý là ông Thức, để nắm
bắt ý kiến nguyện vọng của ông Thức nhưng đều không nhận được phản hồi".
"Chúng tôi đề nghị ông Trần Bá Toan, Giám thị Trại giam số 6 thu xếp
cho luật sư được gặp ông Trần Huỳnh Duy Thức. Cụ thể thời gian nào có thể được
thì trại giam thông báo trả lời cho chúng tôi được biết."
"Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Vụ kiểm sát thi hành án
hình sự (vụ 8) và Cục cảnh sát quản lý trại giam, trong phạm vi thẩm quyền và
trách nhiệm của mình, thực hiện việc kiểm sát các hoạt động giam giữ và xử lý
những hành vi việc làm chưa đúng mực của nhân viên quản giáo đối xử với phạm
nhân Trần Huỳnh Duy Thức, kiểm soát và yêu cầu việc thực thi công vụ tôn trọng
nhân phẩm con người và đảm bảo sức khỏe cho phạm nhân," ông Ngô Ngọc Trai viết.
Quan
tâm của cộng đồng quốc tế
Tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức là một trong số nội
dung được Tiến sỹ Nguyễn Quang A đề cập tại buổi điều trần công khai hôm 10/10
về Hiệp định Thương mại Tự do EU-Vietnam (EVFTA) tại Nghị viện châu Âu.
Theo đó, ông Quang A cho hay tình hình nhân quyền của
Việt Nam đang "xấu đi", đồng thời kêu gọi chính quyền thả tự do do
ông Trần Huỳnh Duy Thức, một "doanh nhân cực kỳ thông minh" và là người
"ủng hộ EVFTA".
"Ông ấy là một tài sản quý giá. Đừng để tài sản quý giá đó bị lãng
phí ở trong tù", ông Quang A phát biểu trước Nghị viện châu
Âu tại Brussels, Bỉ, hôm 10/10.
Trước đó, 32 thành viên của Nghị
viện châu Âu đã gửi thư ngỏ thúc giục chính phủ Việt Nam thực hiện
những bước cải thiện đáng kể trong hồ sơ nhân quyền trước khi có thể được phê
chuẩn để tham gia Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA).
Trong thư ngỏ này, các dân biểu châu Âu cũng yêu cầu
chính quyền Việt Nam trả tự do cho nhiều nhà bất đồng chính kiến như Trần Huỳnh
Duy Thức, ông Thích Quảng Độ; blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, Nguyễn
Văn Hóa, và nhiều nhà hoạt động khác.
*
*
- Ông Trần Huỳnh Duy Thức, sinh năm 1966, là một kỹ
sư và doanh nhân theo đạo Phật, sống tại TP Hồ Chí Minh, theo hồ sơ của Tổ chức
Theo dõi Nhân quyền khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
- Ông sáng lập ra EIS, một công ty chuyên về cung cấp
dịch vụ internet cho điện thoại di động ở Việt Nam có chi nhánh ở Singapore và
Mỹ.
- Ông sau đó trở thành một nhà hoạt động và tập
trung vào việc viết blog về tình hình chính trị xã hội ở Việt Nam và góp ý cho
chính phủ về các hướng cải cách.
- Ông cũng thành lập phong trào Con Đường Việt Nam,
một tổ chức nhằm cổ xúy các giá trị của nhân quyền và dân chủ.
- Năm 2009, ông Thức bị án tù 16 năm với tội danh
"hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".
*
*
Tin
liên quan
XEM
THÊM
VOA Tiếng Việt
28/11/2018
Ngày 28/11, thân nhân của ông Trần Huỳnh Duy Thức,
người đang thụ án ở trại giam số 6 Nghệ An về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân”, xác nhận với VOA về tình trạng sức khỏe nghi “bị đầu độc” của
ông vào cuối tuần rồi, đồng thời cho biết trong cuộc điện thoại về nhà hôm
27/11, ông Thức khẳng định rằng “dù có chết cũng không nhận tội”.
Trong đơn gửi Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và lãnh
đạo quản lý trại giam, luật sư của ông Thức, LS. Ngô Ngọc Trai, dẫn thông tin từ phía gia đình
cho biết trong cuộc gặp hàng tháng với ông Thức vào ngày 24/11, ông cho biết
trước đó 4 ngày, khi thức dậy vào buổi sáng, ông bị “chóng mặt chao đảo, đo huyết
áp thì kết quả rất cao (150/110), mồ hôi tuôn ra rất nhiều, nước uống vào bị ộc
ra, có lẫn một vài sợi máu tươi”.
“Khi anh nằm nghỉ một chút thì bỗng rất nhiều mật vàng, mật xanh trong
người trào ta, khiến quay cuồng đầu óc. Nhân viên y tế của trại giam khám, nói
anh bị ‘tuần hoàn não’ và cho uống 2 viên thuốc, nhưng ngay lập tức lại trào ra
hết. Đến 7h sáng, huyết áp trở lại bình thường và có thể ăn sáng, ăn trưa bình
thường, nhưng cả ngày hôm đó anh rất mệt. Sáng hôm sau thì sức khoẻ anh trở lại
bình thường cho đến hôm nay”, lá đơn của LS. Ngô
Ngọc Trai cho biết thêm.
Trao đổi với VOA tối 28/11, ông Trần Huỳnh Duy Tân, em của ông Trần Huỳnh
Duy Thức, xác nhận thông tin trên và cho biết:
“Mặc dù ảnh không nói bị vấn đề gì, do cái gì mà ảnh bị, nên ảnh nhờ gia
đình kiểm tra với bác sĩ giúp. Nhưng thông tin gia đình biết được vào buổi thăm
gặp ảnh hôm thứ Bảy là ảnh nói ảnh không dám nhận cơm của trại giam, mà chỉ ăn
mì gói thôi. Nếu trại giam không cho nước sôi để ăn thì ảnh ăn sống, nên gia
đình biết là ảnh đang bị một vấn đề gì đó và trong trại giam đang rất gây khó
khăn cho ảnh, thậm chí có thể là gây ngộ độc cho ảnh”.
Vẫn theo thông tin từ phía gia đình, giám thị trại
giam còn hạn chế và không cho ông Thức nhận thư, cũng không cho ông gửi thư bằng
phát chuyển nhanh, thậm chí thông báo sắp tới sẽ xem xét cấm hẳn việc dùng nước
sôi, đèn pin, máy đo huyết áp và máy đo đường huyết.
Ông Trần Huỳnh Duy Tân cho VOA biết thêm:
“Hôm qua, ảnh có gọi về gia đình theo tiêu chuẩn 5 phút. Do thời gian
không đủ nên ảnh không nói về tình trạng sức khỏe của ảnh vào ngày hôm qua như
thế nào, mà chỉ nói với gia đình rằng ‘Cho dù em có chết đi nữa thì em cũng
không nhận tội đâu’, ảnh nói với chị gái như vậy thì gia đình biết rằng ảnh
đang bị trong trại giam ép buộc nhận tội hay thế nào đó mà rất căng thẳng cho ảnh”.
Kỹ sư-doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức bị chính quyền
Việt Nam kết án 16 năm tù giam, 5 năm quản chế vào tháng 1/2010 với tội danh
“Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Trong thời gian ở tù, ông nhiều lần tuyệt thực để phản
đối sự ngược đãi trong trại giam, ép ông phải nhận tội để đổi lại lệnh đặc xá
hay buộc ông phải đi tị nạn ở nước ngoài.
“Cho tới bây giờ, gia đình biết chắc chắn rằng ảnh vẫn rất kiên định với
ý chí của ảnh là không đi nước ngoài. Ý chí của ảnh không thay đổi. Ảnh không
nhượng bộ, không nhận tội và cũng không xin đặc xá”, ông Tân nói với VOA.
Trong bài viết thông báo về tình trạng nghi bị “đầu
độc” của ông Thức trên trang Facebook cá nhân, LS. Lê Công Định nói thông tin về
ông Thức “hoàn toàn phù hợp” với điều mà một nhà ngoại giao nước ngoài nói với
ông gần đây rằng chính quyền Việt Nam đang dùng hình thức “tra tấn tinh thần”
ông Thức nhằm buộc ông nhận tội để được trả tự do.
Trong đợt kiểm điểm lần đầu tiên về tình trạng thực
thi Công ước chống tra tấn tại Việt Nam trước Ủy ban chống tra tấn của Liên Hiệp
Quốc ở Geneva vào giữa tháng này, Việt Nam khẳng định không có tù nhân lương
tâm, không có tình trạng biệt giam hay quản thúc tại gia và cương quyết “nghiêm
trị” hành vi tra tấn.
VIDEO
:
No comments:
Post a Comment