Mai Vân – RFI
Đăng ngày 27-11-2018
Các
nước trên thế giới phải trừng phạt Trung Quốc về tội giam cầm cả triệu người Hồi
Giáo Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Hàng trăm học giả trên thế giới ngày
26/11/2018, đã cảnh cáo rằng nếu không làm gì, cộng đồng quốc tế sẽ mặc nhiên
cho thấy là họ chấp nhận hành vi « tra tấn tâm lý thường dân vô tội ».
Trung Quốc tăng cường an ninh ngăn chận phóng viên quốc tế tại thủ phủ
Tân Cương, Urumqi. Ảnh ngày 27/11/2018. Reuters
Trong một cuộc họp báo tại Washington, đại diện của
một nhóm gồm 278 học giả trong nhiều ngành khác nhau, đến từ hàng chục quốc gia
trên thế giới, đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc bãi bỏ các chính sách cầm
cố người Duy Ngô Nhĩ. Các học giả đồng thời kêu gọi quốc tế ban hành lệnh trừng
phạt nhắm vào các lãnh đạo Trung Quốc và các công ty an ninh dính líu đến chính
sách đàn áp này.
Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh đã bị chỉ trích
dữ dội về việc giam giữ hàng loạt và giám sát chặt chẽ người thiểu số Hồi Giáo
Duy Ngô Nhĩ và các nhóm sắc tộc khác ở vùng Tân Cương, miền tây Trung Quốc.
Vào tháng 8, một tiểu ban nhân quyền của Liên Hiệp
Quốc cho biết đã nhận được nhiều báo cáo đáng tin cậy theo đó một triệu (hoặc
nhiều hơn nữa) người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác đang bị giam giữ
trong các trại giống như một « trại giam khổng lồ được bí mật che giấu
» trong khu vực.
Trong bản thông cáo công bố hôm 26/11/2018, nhóm gần
300 học giả quốc tế nói trên cho rằng : « Tình trạng đó phải được xem
xét giải quyết để khỏi tạo ra tiền lệ xấu về việc chấp nhận hành vi đàn áp của
một nhà nước nhắm vào một bộ phận cư dân của mình, đặc biệt là trên cơ sở dân tộc
hay tôn giáo ».
Thông cáo cũng yêu cầu các quốc gia đẩy nhanh tốc độ
xét đơn xin tị nạn đến từ cộng đồng các sắc dân thiểu số Hồi Giáo của Tân
Cương, cũng như « thúc đẩy một phong trào hành động của Liên Hiệp Quốc
nhằm điều tra hệ thống giam giữ hàng loạt đó, tiến tới việc đóng cửa các trại » được
Trung Quốc lập ra.
Bắc Kinh luôn bác bỏ những lời chỉ trích về hành động
của họ ở Tân Cương, nói rằng Trung Quốc bảo vệ tôn giáo và văn hóa thiểu số, và
các biện pháp an ninh được đề ra là điều cần thiết để chống lại ảnh hưởng của
các nhóm « cực đoan » kích động bạo lực ở Tân Cương.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã cho rằng thế
giới không nên tin vào những lời đồn nhảm về Tân Cương và phải tin vào chính
quyền Bắc Kinh.
Tuy nhiên, theo hãng tin Anh Reuters, sau khi chối
cãi lúc ban đầu là không hề có các trại giam, các quan chức Trung Quốc đã đổi
giọng, thừa nhận rằng đã có một số người phạm vào những tội nhẹ được gửi đến
các trung tâm « dạy nghề », nơi họ được dạy kỹ năng làm việc
và kiến thức pháp lý nhằm hạn chế các tư tưởng cực đoan.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng
vào ngày 27/11/2018 lại lên tiếng khẳng định rằng chính sách Tân Cương của
Trung Quốc bắt nguồn hoàn toàn từ nhu cầu chống khủng bố, và Bắc Kinh phản đối «
bất kỳ thế lực nước ngoài nào đang cố gắng can thiệp vào các vấn đề Tân Cương
và chính trị nội bộ của Trung Quốc ».
Trả lời báo chí, Michael Clarke, một chuyên gia về
Tân Cương tại Đại Học Quốc Gia Úc ANU, một người đã ký tên vào bản thông cáo vừa
được công bố, đã cho rằng Bắc Kinh đang tìm kiếm một sự tôn trọng quốc tế tương
xứng với trọng lượng của Trung Quốc trong các vấn đề toàn cầu, do đó : «
Cộng đồng quốc tế cần chứng minh với Bắc Kinh rằng họ sẽ không thực sự có được
điều đó khi vẫn đàn áp một bộ phận đáng kể công dân của mình».
-----------------------
CÙNG CHỦ
ĐỀ
Thùy
Dương – RFI | 22-10-2018
Thùy
Dương – RFI | 15-10-2018
Anh Vũ -
RFI | 11-10-2018
Thụy
My – RFI | 11-08-2018
Thụy
My – RFI | 10-08-2018
Thu
Hằng – RFI | 03-10-2018
No comments:
Post a Comment