Bauxite
Việt Nam
26/11/2018
1. Tát một học sinh 231 cái cũng phải tổ
chức và được chỉ thị từ trên
“Mặc dù thương bạn, nhưng lớp trưởng phải đứng ra tổ
chức tát bạn theo chỉ đạo, còn cô Thủy bỏ ra ngoài. Khi tát được nửa chừng, thấy
cô Thủy xuất hiện ở hành lang quan sát, một bạn hỏi “cô ơi có tát nữa không?”.
Cô Thủy ra lệnh “tát lúc nào đủ thì thôi”.
Đau xót nhất, đến lượt con cậu ruột của Nhật, không
muốn tát anh họ của mình, nhưng thấy cô giáo chủ nhiệm lởn vởn ở ngoài nên đành
phải xuống tay. Bạn này vừa tát, vừa khóc nhưng không thể nhẹ tay vì sợ cô giáo
phạt ngược. Khi bạn cuối cùng kết thúc, quá uất ức, Nhật có chửi đổng một câu,
ngay lập tức cô Thủy từ ngoài lao vào bồi thêm một tát nữa khiến Nhật phải nhập
viện cấp cứu.
(Theo báo TP)
Các bác thấy cấp dưới của anh Nhạ yêu thương học
sinh như thế nào. Cách giáo dục kiểu gì, có đạo Đức, văn minh, nhân bản, nhân
quyền không?
Các bác đã thấy hội bảo vệ và chăm sóc trẻ em lên tiếng
chưa?
Các bác đã thấy đội thiếu niên, đoàn thanh niên lên
tiếng bảo vệ nạn nhân chưa?
Trong khi đó bà Anh là hiệu trưởng không một lời
thăm hỏi nạn nhân, lại lên tiếng yêu cầu dư luận im tiếng, để trường đạt danh
hiệu trường chuẩn quốc gia.
hiệu trưởng Anh, cô giáo Thủy
*
2. 231 – Giáo dục & Chuyên chế
1. 231 cái tát khiến học trò phải nhập viện. Và bây giờ cô giáo đang lãnh
vô vàn cái tát của công luận cùng việc ra toà.
Cô có giải thích thói hành xử của mình là do áp lực
của thi đua. Và chúng ta vội vàng kết tội chủ nghĩa thành tích trong giáo dục.
Đúng là, chủ nghĩa thành tích gây ra rất nhiều vấn nạn
và hệ lụy cả trong và ngoài giáo dục. Nhưng việc này mà đổ lỗi cho chủ nghĩa
thành tích, e chừng, không hẳn. Vì hầu hết thầy cô trong giáo dục đều bị áp lực
thi đua và thành tích, nhưng có phải ai cũng hành xử dã man như cô đâu!
Vậy, do đâu ?
Trước hết, không thể chối cãi được, là do cá nhân
cô. Cô đã quá thiếu yêu thương và quá thừa hung bạo, quá thiếu kiên nhẫn và quá
thừa nóng giận nên đã hành xử như thế, và không chỉ với một em này.
Nhưng, hình như hiện tượng này có nguyên ủy sâu xa
hơn : ấy là thói chuyên chế, là lề thói giáo dục nặng tính chuyên chế. Nó có
nguồn gốc từ truyền thống “yêu cho vọt ghét cho ăn”, nhưng được dung túng và
bao che bởi một nền giáo dục không thực sự trân trọng những giá trị người.
Chuyên chế và độc tài nhiễm vào giáo dục với vô vàn
biểu hiện và quan hệ. Trong quan hệ thầy trò, nó hiện ra thành lối giáo dục áp
đặt, áp chế. Cô bảo trò phải nghe. Nhất nhất. Cấm cãi.
Kẻ chuyên chế định ra một trật tự rồi bắt tất cả phải
phục tùng trật tự ấy, dù rằng trật tự đó chưa hẳn đã hợp lý, hợp quy luật sự sống.
Tuân thủ trật tự được xem là bổn phận, thậm chí, là đạo đức của con người. Nếu
tuân thủ thì được xem là ngoan, là công dân tích cực. Nếu trái ý là hư, là
thoái hoá biến chất, là tự diễn biến, là phải trừng phạt. Cách trừng phạt hiệu
quả nhất là trừng trị bằng bạo lực. Dùng bạo lực để trừng trị khiến cho sợ hãi
để duy trì trật tự là bảo bối của nền chuyên chế. Nó không biết rằng bạo lực là
vũ khí tệ hại của kẻ không có sức mạnh thật sự.
Cô giáo này là hình ảnh rất chuẩn cho thói chuyên chế
đó, và không chỉ trong giáo dục.
2. Tự dưng lại nhớ đến hoa sung
Chỉ nở mà không nổ
Yêu thương không sát thương
Vũ khí không sát khí
Là hoa súng trong vườn
hoa súng
*
3. Trại nhục hình tập trung
Điều này chứng tỏ rằng, hành vi bạo hành học sinh đã
trở thành một biện pháp thường xuyên có tính hệ thống, kéo dài theo thời gian
và được áp dụng rộng rãi trên nhiều học sinh, nhiều lớp học và nhiều trường hợp
khác nhau.
Trong khi số học sinh phải chịu đựng những hình phạt
man rợ như vậy, nhà trường này vẫn thản nhiên im lặng và tìm cách bưng bít, giấu
nhẹm đi chỉ cốt để làm sao rồi sẽ đạt được thành tích về trường chuẩn quốc gia.
Vậy thành tích của ngôi trường đó phải chăng là
thành tích của một trại tù, khi coi việc hành hạ và bạo hành học sinh là để xướng
lĩnh được cái tiêu chuẩn khốn nạn nào đó?
Ngôi trường này cần phải bị đình chỉ và giải thể
ngay lập tức, chứ không thể nào chấp nhận được nó có thể tồn tại thêm nữa. Vì
nó chẳng khác gì một trại cải tạo tập trung hay nhà tù thời trung cổ, nơi mà những
kẻ nằm trong ban giám hiệu và giáo viên bằng mọi cách, kể cả phi nhân tính và
dã man nhất, để đạt được lợi ích của mình.
Thực sự phẫn nộ đến mức, tôi muốn xé toạc ra tất cả
những gì có thể với một câu cảm thán đầy đau đớn và xót xa: phải chăng bọn này
là một lũ điên và là đám súc sinh hết cả rồi hay sao?
*
4. Giáo dục của sự nô dịch
Trong câu chuyện này, không chỉ cô giáo viên đó là kẻ
không ra gì, mà ngay cả phụ huynh và học sinh cũng chính là những người tiếp
tay (một cách thụ động) cho những hành vi như vậy diễn ra: cha mẹ thì thường
cho rằng đánh chửi con cái là để dạy dỗ, yêu thương; đứa trẻ thì không còn biết
kêu dựa vào ai một khi bị đánh chửi ở trường, vì về nhà cha mẹ chúng cũng đối xử
và nhận thức như thế; giáo viên vì thế mà được phép hoành hành. Tình trạng này,
trong cuốn Dân Trị Và Chính Quyền, tôi gọi là tình trạng “bị nô dịch cũng vì được
sự đồng thuận của kẻ bị nô dịch”.
Họ cho phép mình đánh chửi con cái, thì cũng cho
phép nhà trường hành xử tương tự như vậy vì họ đã coi như giao phó cho nhà trường
quản lý và có trách nhiệm. Do vậy, chính họ, tức phụ huynh và dư luận xã hội với
nét văn hoá yêu cho roi cho vọt, đã hợp thức hoá các hành vi bạo lực và các thứ
sai trái, tai ác và đồng thời cũng là tước mất khả năng phản kháng trong cái
phân biệt phải trái, đúng sai của một đứa trẻ.
Thử đặt câu hỏi: người lớn còn không bị xúc phạm
nhân phẩm, danh dự và thân thể, tính mạng, sức khoẻ, được luật pháp bảo hộ, vây
tại sao đứa trẻ lại bị coi là xứng đáng bị đánh chửi chỉ vì nhân danh cái sự
giáo dục hay dạy dỗ, yêu thương? Người lớn còn không thể bị xâm phạm, vậy tại
sao đứa trẻ lại được chấp nhận???
Ở Mỹ hay phương Tây, một đứa trẻ sẵn sàng lên tiếng
phản đối giáo viên hoặc nhà trường, hoặc có thể cùng gia đình và xã hội thực hiện
điều đó để chống lại những tiêu cực, sai trái của nhà giáo hay việc giáo dục,
và những đứa trẻ luôn biết tự vệ, phản kháng trước những thứ như thế xảy ra trước
mắt chúng. Chúng sẽ không bao giờ tát bạn chỉ vì nghe lời giáo viên vì ngay từ
nhỏ chúng đã được cha mẹ chỉ bảo rằng không ai được xâm hại vào thân thể và
nhân phẩm của con, nếu có, con hãy chống lại và nói với cha mẹ về điều đó để
cùng giải quyết tất cả những vấn đề đó. Những đứa trẻ cũng không nhượng bộ hoặc
không thể im lặng trước các điều như thế, vì giáo viên hay nhà trường cũng hiểu
rõ là luật pháp sẽ không dành cho họ bất cứ ngoại lệ nào vì họ đã được học và
đào tạo về điều này.
Cha mẹ, thày cô hay bất cứ ai, cũng không được xâm hại
vào thân thể và nhân phẩm đứa trẻ, đó là điều giáo dục Tây phương coi như một cốt
lõi và nền tảng xuyên suốt trong hành trình và các phương pháp giáo dục. Vì vậy,
không đứa trẻ nào sẽ thực hiện các mệnh lệnh sai trái của giáo viên, hoặc chỉ cần
nghe thấy, chúng đã có thể phản đối và đoàn kết nhau lại, thực hiện việc chống
lại và báo cáo tới phụ huynh, nhà trường hoặc báo chí, cảnh sát để bảo vệ
chúng.
Chúng ta đang với một tâm thức là, bị nô dịch vì bởi
nhận được sự đồng thuận của chính những người bị nô dịch.
No comments:
Post a Comment