Trần
Tiến Dũng/Người Việt
July
16, 2018
Hôm 12
Tháng Bảy, 2018, tòa án chế độ Hà Nội tuyên y án tử hình anh Đặng Văn Hiến, người
nổ súng chống cưỡng chế đất ở huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông làm 3 người chết, 13
người bị thương.
Ông Đặng
Văn Hiến tạm biệt gia đình trước khi đầu thú. (Hình: Facebook Mai Quốc Ấn)
Từ bản
án bất công này, dư luận nhớ lại những vụ án người nông dân nổi dậy chống lại
nhà cầm quyền cướp đất như vụ Đoàn Văn Vươn, Đồng Tâm,…
Thật
không thể nhớ hết từ năm 1975, sau gần nửa thế kỷ áp đặt sự cai trị với thứ luật
đất đai phi nhân, chế độ Cộng Sản tại Việt Nam đã tuyên bao nhiêu bản án xô đầy
người nông dân vào tử lộ.
Về án tử
hình dành cho nông dân Đặng Văn Hiến, người nông dân này đã bóp cò súng giết chết
đám sai nha thừa lệnh đảng và tư sản đỏ xông vào dùng vũ lực cướp đất của ông.
Tất nhiên ông giết người là sai, nhưng vì sao người nông dân chân chất này lại
liều lĩnh dùng bạo lực.
Đó là sự
phản kháng cuối cùng của một con người bị dồn vào chân tường không lối thoát.
Không ai có thể thản nhiên đứng nhìn những tài sản của mình bị phá, cướp, không
ai chấp nhận tương lai của gia đình bị cùng quẫn. Những phát súng của Đặng Văn
Hiến là bi kịch của người phản ứng tự vệ, quyết liều mạng cố giữ lấy mảnh đất
sinh tồn cho mình và gia đình, thái độ và hành động đó khó tránh được.
Đã vào
đường cùng, lối thoát duy nhất của họ là chống trả vì họ không còn tin vào công
lý, tin vào thứ luật đất đai gọi là sở hữu toàn dân nhưng thực chất là sở hữu của
đảng và đám cường quyền ăn theo đảng.
Thảm kịch
của người nông dân và các gia đình sai nha bị người nông dân này giết là bằng
chứng cho thấy, khi quốc thổ bị đảng chiếm đoạt thì công lý về quyền sở hữu
công dân không hề tồn tại với đất nước và dân tộc này.
https://i2.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/07/Dang-Van-Hien02.jpg?resize=630%2C420&ssl=1
Vợ
ông Đặng Văn Hiến (giữa) đau đớn khi nghe tòa y án tử hình dành cho chồng mình.
(Hình: Soha)
Nếu là
người sống trong nước, không ai còn lạ việc hệ thống tham quan và tầng lớp tư sản
đỏ làm giàu từ đất đai, hay nói rõ hơn là sự cấu kết dựa vào luật đất đai của
chế độ để phất lên. Thật mỉa mai thay cho cái gọi là đất đai thuộc sở hữu toàn
dân, trong khi thực chất toàn bộ quốc thổ Việt Nam là của đảng Cộng Sản Việt
Nam, với vài triệu người đã chiếm lấy cả quốc thổ làm tài sản riêng.
Gần
đây, không kể đến vụ nông dân tự thiêu, các vụ tự vận vì mất đất, mất nhà sau
khi khiếu kiện hàng chục năm trời không kết quả. Chỉ cần vụ một đảng viên cấp
cao ở Sài Gòn ngang nhiên đồng ý thực hiện thương vụ công ty Tân Thuận (công ty
của đảng) bán 32ha đất tại Phước Kiểng, Nhà Bè cho công ty Quốc Cường Gia Lai,
thì biết bản chất quốc thổ Việt Nam đã bị cướp thành tài sản riêng tùy tiện bán
mua như thế nào.
Thêm nữa
nếu nhìn thấu đáo thì việc ồn ào dư luận mất bản đồ hay thay đổi quy hoạch Thủ
Thiêm, đẩy hàng trăm gia đình vào cảnh chỉ sau một chữ ký của quan chức cao cấp
đảng là thành dân vô gia cư, đến mồ mả ông bà cũng không có chỗ lưu vong.
Dư luận
rất đúng khi cho rằng: hầu hết tài sản kinh khủng của cán bộ đảng cao cấp, tài
sản của các đại gia đỏ đều từ quốc thổ cướp đoạt hoặc đền bù với giá rẻ mạt mà
có. Không kể phần đất đai, nhà cửa của người di tản, vượt biên, bị đánh tư sản
sau khi đảng chiếm được miền Nam, thì toàn bộ tài sản quốc thổ của cả nước mà đảng
đoạt được từ tay người dân là vô số kể.
Đất đai
thuộc sở hữu toàn dân, thứ luật kéo dài hệ thống bất nhân khắp đất nước, thứ luật
tạo mọi điều kiện cho bạo quyền cường hào gây ra đau thương tang tóc cho lương
dân. Hãy nhìn tất cả tư sản đỏ và tham quan đang ngạo nghễ, phè phỡn, khoe tài
sản đất đai đoạt được với giá đền bù rẻ mạt thì rõ.
Nếu hôm
nay gia đình ai đó vẫn còn bình yên sống trên mảnh đất gầy dựng từ mồ hôi xương
máu của mình không có nghĩa là ngày mai, ngày kia hay ngày sau của con cháu họ
không bị đạp đuổi tước đoạt.
Đất đai
thuộc sở hữu toàn dân chính là cú lừa gạt đáng tởm nhất của bạo quyền chuyên chế.
Trong
suốt lịch sử dân tộc, chỉ thời đại này mọi người Việt Nam mới phải sống trong
vòng vây lừa gạt bằng “luật pháp.” (Trần Tiến Dũng)
*
Bài liên quan
No comments:
Post a Comment