Tú Anh – RFI
Đăng
ngày 14-07-2018
Trước cuộc ganh đua của
Nga trên chính trường quốc tế và sức mạnh hung hăng của Trung Quốc, các nền dân chủ Tây phương đứng trong thế gọng kềm. Thế mà,
Donald Trump nhất cử nhất động đánh phá từ bên trong liên minh truyền thống hai
bờ Đại Tây Dương.
Tổng thống Mỹ Donald
Trump (P) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự dạ tiệc tại Đại lễ đường Nhân
Dân ở Bắc Kinh ngày 09/11/2017.REUTERS/Jonathan Ernst
Ưu
thế của Tây phương có lẽ đang sống những giây phút sau cùng trừ phi thế giới
rơi vào một cuộc biến động mới mà không một nước nào chiến thắng. Đó là nhận định
của nhiều tờ báo Mỹ, Nhật, Nga, Pháp trong tuần.
Trong
bài xã luận cô đọng "Trúng
đạn nhưng không chìm", Courrier International nhận xét sắc bén : "giữa
những lời dao to búa lớn của Donald Trump, vị thế mờ nhạt của châu Âu, làn sóng
bài ngoại dâng cao, thái độ ngạo nghễ của Vladimir Putin và tham vọng thống trị
toàn cầu của Tập Cận Bình, thế giới đã mất phương hướng. Khắp nơi, giá trị dân
chủ của Tây phương bị thách thức nhường chỗ cho những kẻ độc tài vênh váo, tinh
thần dân tộc cực đoan thay thế ý thức hệ dân chủ hôm qua. Tây phương trúng
thương nhưng không ngã quỵ".
May
thay, các chế độ dân chủ vẫn kháng cự và sức bền bỉ của các định chế Hoa Kỳ chứng
tỏ sức sống mãnh liệt. Trung Quốc sẽ tiếp tục đuổi theo Mỹ nhưng nước Mỹ, cho
dù gặp giai đoạn suy thoái, vẫn là siêu cường không so sánh được. Mỹ tiếp tục
phát triển không ngừng với thành phần dân số trẻ trung. Trái lại, châu Âu mới
đáng lo vì từ 2015 đi vào thời kỳ giảm dân số và không còn hợp ý với Hoa Kỳ. Chính tình đoàn kết trong khối
Tây phương bị suy tàn, Courrier International kết luận.
Nhận
định trên đây được một số ngòi bút Mỹ, Nhật, Nga đào sâu. Nhìn từ Washington,
trong bài « Trump tháo gỡ trật tự thế giới », The New York
Times đưa giả thuyết : Donald Trump có ý đồ đánh phá liên minh Tây phương.
Từ các cuộc thượng đỉnh G7 ở Canada, NATO tại Bruxelles và sắp tới
đây là hội nghị Mỹ-Nga tại Phần Lan…. Chủ nhân Nhà Trắng không bỏ lỡ một cơ hội
nào để làm lung lay nền móng của khối Tây phương. Vấn đề là không ai biết Trump
tính gì, có chiến lược cao siêu hay chỉ vì vô ý thức ? Nhưng hành động từ hơn một năm nay của Donald Trump không khác chi là một
kế hoạch mật để đập tan nát NATO.
Bằng
cớ là tại Québec, Donald Trump kêu gọi G7 mời Nga trở lại cũng như biện minh
cho việc Nga sáp nhập bán đảo Crimée của Ukraina. Một nhà báo thuộc phe bảo thủ
ở Canada, Jay Nordinger đã phải thốt lên : "Tại sao Trump phát biểu
như là một phóng viên của đài tuyên truyền tiếng nói nước Nga Russia Today
?"
Cây
bút David Leonhardt nêu một giả thuyết thứ hai : Có thể Trump thích phá, thích
làm ngược lại những tổng thống tiền nhiệm.
Trong
mọi trường hợp, các nhà lãnh đạo Tây phương nhất là Justin Trudeau của Canada,
tổng thống Pháp Emmanuel Macron phải noi gương Angela Merkel không nên dễ dãi với
Trump. Ngay từ đầu thủ tướng Đức đã tỏ ra cứng rắn với Donald Trump mà không cần
đổ dầu vào lửa.
Về
phần Quốc Hội Mỹ, các nghị sĩ phải ngăn chận chủ nhân Nhà Trắng gây hại, tổ chức
điều trần để làm sáng tỏ các âm mưu của ông ta.
Cuối
cùng, cử tri Mỹ hãy dùng lá phiếu biến bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới
thành trưng cầu dân ý bảo vệ giá trị lý tưởng truyền thống của nước Mỹ mà mỗi
công dân là một người bảo vệ.
Nhìn từ Châu Á, tạp chí Nhật Nikkei
Asian Review cảnh báo : nếu Tây phương suy yếu, Bắc Kinh sẽ áp đặt luật chơi quốc
tế và xuất khẩu mô hình chính trị, kinh tế Trung Quốc ra khắp thế giới. Tập Cận
Bình đã nói rõ như thế tại Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng Ba.
Nhà
chính trị học Mỹ Ian Bremmer, tác giả bài phân tích "Trung Quốc
lên hàng lãnh đạo hành tinh" nhấn mạnh vào chính sách "nước
Mỹ trước đã" của Donald Trump tạo ra một khoảng trống và Trung Quốc
đã sẵn sàng thay thế.
Hệ
quả này một phần là do sai lầm của giới lãnh đạo Tây phương. Trong nhiều thập
niên, họ nghĩ rằng hãy giúp cho Trung Quốc phát triển, một tầng lớp trung lưu sẽ
vươn lên sẽ buộc chế độ cởi mở hơn. Ngày nay, chính các chế độ dân chủ bị công
dân của mình chỉ trích.
Người
dân lên án chính sách toàn cầu hóa tác hại đến mức sống và đòi hỏi chính quyền
phải đổi mới, điều mà giới chính trị không có giải pháp khả thi. Các nền dân chủ
Tây phương bị đe dọa vì dân chúng càng ngày càng mất niềm tin vào các đảng truyền
thống và độ chính xác của thông tin.
Ngược
lại, chính quyền Trung Quốc có thể tự khen đã góp phần làm đất nước giàu lên và
phát huy hình ảnh Trung Quốc ra khắp thế giới. Tình trạng tham ô, đàn áp tự do
nhân quyền, kiểm duyệt thông tin, ô nhiễm vẫn tồn tại nhưng cuộc sống hằng ngày
đã được cải thiện, đó là lý do các công dân Trung Quốc tỏ ra tin tưởng vào giới
lãnh đạo của họ.
Hệ
quả ra sao ? Bắc Kinh áp đặt các nguyên tắc quốc tế và ngày càng ít bị chống đối.
Trước hết, Trung Quốc là nước duy nhất tiến hành một chiến lược toàn cầu về
thương mại và đầu tư .
Với
chiến lược "Con đường tơ lụa mới", với quyết tâm cho vay
không đặt điều kiện chính trị tiên khởi, Bắc Kinh giành được bạn hàng ở các nước
đang phát triển. Chính quyền các quốc gia châu Á, châu Mỹ La Tinh, châu Phi và
Trung Đông ngày càng có xu hướng đi theo Bắc Kinh.
Trong
cuộc đấu công nghệ cao, thông minh nhân tạo, Trung Quốc cũng ở thế mạnh hơn.
Trong khi Hoa Kỳ để cho sáng kiến tư nhân tự do chủ động thì chính quyền Trung
Quốc chỉ đạo các tập đoàn công nghiệp. Ảnh hưởng áp đảo cho phép Trung Quốc buộc
các nước đối tác nhỏ tuân thủ chuẩn mực các công ty Trung Quốc.
Thật
ra, sức thu hút của Trung Quốc có giới hạn và phải cần nhiều chục năm mới đủ sức
cạnh tranh với Mỹ nhưng ở cấp vùng, Bắc Kinh là cường quốc quân sự gây phản cảm.
Nhưng với thái độ "thoái lui" của Donald Trump, Bắc Kinh
có thể lắp vào khoảng trống ảnh hưởng. Đó chính là bất trắc lớn cho địa chính
trị trong năm nay.
Như
để minh họa cho tình trạng mất phương hướng của thế giới, nhìn từ Nam Phi, nhà
báo Kalim Rajad cho rằng thế nổi trội của nền tư tưởng Tây phương Thiên Chúa
giáo đang "gây bất bình cho giới trí thức ở các nước kém phát triển".
Theo ông, tư tưởng của chủ tịch Trung Quốc ảnh hưởng truyền thống Khổng giáo hy
sinh quyền lợi cá nhân cho hài hòa xã hội cũng như tinh thần dân tộc chủ nghĩa
của thủ tướng Ấn Độ NarendraModi có những điểm tương đồng.
Cuộc
chiến giành ảnh hưởng bắt đầu
Nhìn
từ Nga, Timofei Bordatchev, giám đốc viện nghiên cứu châu Âu ở Matxcơva, trên
báo mạng Profil, dự báo một cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng bắt đầu : Chiến
tranh lạnh thứ hai đã khai mào từ trước năm 2017 khi Nga can thiệp vào Syria.
Nhưng theo tác giả, diễn biến mới từ sau năm 2014 là không còn những vụ tấn
công đơn phương, trừ hai vụ ngoại lệ Tây phương oanh kích Syria năm 2017 và
2018 nhưng cũng thận trọng không để Nga trả đũa. Cuộc chiến tranh lạnh mới này
nằm trong khuôn khổ thay đổi trật tự thế giới theo một thế tương quan lực lượng
quân bình.
Ngày
nay chiến tranh nóng rất khó xảy ra vì bên nào cũng có vũ khí mạnh. Tuy nhiên,
nếu dựa trên tuyên bố của tổng thống Donald Trump thì chiến lược của Mỹ đặt
trên cơ sở bảo vệ nguồn lợi duy nhất của Mỹ. Thế giới ngày nay quay trở lại kịch
bản lịch sử cũ : Tranh đấu không vì lý tưởng mà chỉ vì phân chia tài
nguyên. Cuộc chiến này sẽ kéo dài.
Vào
lúc đa số ý kiến cho rằng tổng thống Nga lấn áp được Tây phương, RBC Daily từ
Matxcơva hy vọng "một mùa xuân Paris 68" sẽ xuất hiện
tại thủ đô nước Nga.
Nếu "mùa
xuân Paris 68 nổ ra tại đất nước chúng ta ?", tựa bài báo. Tác giả
nhận định : "Cuộc cách mạng xảy ra cách nay 50 năm tại Paris chứng
tỏ tăng trưởng kinh tế và điều kiện sống được cải thiện không ngăn được dân
chúng bất bình xuống đường. Cho dù kinh tế phát triển mạnh với đời sống tốt đẹp
với thụ đắc an sinh xã hội được bảo đảm nhưng không đủ để bù trừ cho tình trạng
thiếu tự do cá nhân nếu công dân nhất là giới trẻ cảm thấy xã hội tiến triển chậm
hơn khát vọng mong đợi".
Nước
Nga cũng thế, người dân không còn bị đói nghèo như thời Liên Xô nhưng các quyền
tự do không thấy có tiến triển mà thậm chí còn mất dần so với thời hậu Cộng sản.
Tại
Pháp, trong thập niên 1960, tướng De Gaulle, người anh hùng giải phóng dân tộc,
người khai sinh nền Đệ Ngũ Cộng Hòa và được dân chúng ngưỡng mộ. Năm 1965, De
Gaulle tái đắc cử sau 13 năm cầm quyền, không một dấu hiệu nào cho phép dự đóan
3 năm sau ông bị dân chúng xuống đường chống đối.
Tại
Nga, Putin cũng là người xây dựng một nước Nga mới, cũng tái đắc cử vẻ vang
nhưng khả năng chuyển hóa đất nước theo khát vọng của dân chúng rất yếu. Quyết
tâm muốn tự do và thoát khỏi khuôn khổ Nhà nước bao giờ cũng mạnh hơn lo ngại nội
chiến hay bất ổn. Cũng như nước Pháp của những năm 1960, nước Nga ngày nay đang
cạn nguồn nội lực động viên xuất phát từ ký ức những năm đói khổ.
Viễn
ảnh phải sống thêm 6 năm không một hy vọng đổi mới đè nặng lên lương tâm người
dân. Phong trào phản kháng tập trung trong giới trẻ từ ngày chào đời chỉ biết
có Putin và nay do bản năng thúc đẩy, muốn biết một nước Nga không có Putin. Do
vậy tin rằng chế độ có thể duy trì được trật tự cũ là một điều hoang tưởng.
Thủ
đô của Giấc mơ Trung Hoa
Đối
ngoại, sức mạnh của Trung Quốc làm thế giới lo ngại nhưng về đối nội, hàng loạt
dự án chết non. Thành phố ước mơ của Tập Cận Bình vẫn còn ngái ngủ. Courrier
International dành cho báo mạng Hồng Kông, The Initium, nhiều trang và hình ảnh
một thành phố "mới" trong dự án khu đô thị 2000 km2 ở Hùng An, Hà Bắc
bị bỏ hoang vì không người tới ở.
Mọi
công trình xây cất "thủ đô của giấc mơ Trung Hoa" bị
ngưng lại vì phải chờ quyết định Đại hội đảng. Đại hội qua rồi nhưng lệnh tái
khởi động không thấy đâu, kể cả trong diễn văn chủ Tập chủ tịch. Một trong những
nhà đầu tư bị phá sản, tâm sự : lúc này tôi mới hiểu ý nghĩa của cụm từ
"dự án của thế kỷ".
Bắc
Âu lo ngại Nga
"Nếu
Nga tấn công vào Bắc Âu ?" Bài phóng sự trên báo Pháp l’Express giải
thích vì sao Thụy Điển lo âu và chuẩn bị đối phó như thế nào.
Trước
thượng đỉnh NATO, Thụy Điển đã nghiên cứu các kịch bản mà Nga có thể thi hành để
tấn công vào một thành viên : đảo Gotland của Thụy Điển hay Narva của Estonia.
Tại đại học quốc phòng, chuyên gia Tomas Ries giải thích : "Từ 5
năm nay, Putin quan sát xã hội của chúng ta, đang mất phương hướng, phân hóa,
than thân trách phận. Nếu tình trạng chủ bại kéo dài, cộng thêm chiến thuật khuấy
động bằng tin giả, nếu NATO và Liên Hiệp Châu Âu chia rẽ, nếu Trump bị Putin nuốt
gọn thì tổng thống Nga sẽ chọn thời điểm thuận lợi để phiêu lưu quan sự như đã
lấn chiếm bán đảo Crimée".
Mục
đích của Putin không phải là chiếm thêm lãnh thổ mà là để chứng minh NATO chỉ
là "cọp giấy". Đây không phải là một kịch bản tưởng tượng vì quân đội
Thụy Điển đã tái thành lập một trung đoàn thiết giáp. Đề phòng mọi tình huống,
Stockholm phát cho 4,8 triệu gia đình một "bí kíp" hướng dẫn hành động
khi đất nước bị tấn công.
Bắc
Kinh chuẩn bị chế độ độc tài điện tử
Cũng
như các đồng nghiệp, tuần báo cánh tả L’Obs bình luận về chính sách kiểm sóat
xã hội của Tập Cận Bình : "Chế độ độc tài High-Tech với sự tiếp
tay của các tập đoàn thông tin điện tử, viễn thông như Ali baba, Huawei…",
Trung Quốc của Tập thực hiện một dự án đầy tham vọng và đáng ngại, đó là kiểm
soát toàn bộ xã hội và 1,4 tỷ dân bằng công nghệ cao trong mục đích thiết lập một
chế độ toàn trị tối tân. Một mô hình có thể làm nhiều nước bắt chước.
Nên
ăn rau quả hay thịt ?
Tuần
báo Le Point, nhân mùa hè, phỏng vấn một chuyên gia về dinh dưỡng với câu hỏi
« ăn thịt hay ăn rau quả » có lợi cho sức khỏe.
Trái
với niềm tin truyền thống, chế độ ăn uống nào cũng có cái lợi cái hại. Con người
cần thịt vì cần năng lượng hoạt động. Nhưng đời sống hiện nay, bộ não hoạt động
nhiều hơn cơ bắp. Thái độ khôn khéo là bớt thịt.
Rau
quả tốt cho cơ thể nhưng người ăn chay trường cần sinh tố D cho xương, B12 cho
máu. Quyết định chừng mực do vậy tốt hơn thái quá.
Một
điểm đáng lưu ý nữa là đối với các vị "tuyệt đối" trong
chế độ ăn uống coi chừng mình biến thành nạn nhân của các tập đoàn sản xuất thực
phẩm "tinh khiết". Với nhãn hiệu này, họ bán hàng với giá
cắt cổ và không ngần ngại để thêm hàng khối phụ gia cho ngon miệng, chẳn hạn
như "xúc xích đậu nành" nghe rất lành nhưng rất hại.
---------------------------------------
Thanh Hà – RFI
Đăng
ngày 14-07-2018
Lãnh đạo Liên Hiệp
Châu Âu bắt đầu chuyến công du Trung Quốc và Nhật Bản để tìm cách đối phó với
chính sách thương mại của Mỹ. Dân Mỹ bắt đầu lo âu về chính sách áp thuế của
Washington.
Từ trái : Chủ tịch Hội
Đồng Châu Âu Donald Tusk, thủ tướng TQ Lý Khắc Cường, CHủ tịch Ủy Ban Châu Âu
Jean-Claude Juncker, tại thượng đỉnh EU-Trung Quốc ngày 02/06/2017 Bruxelles, Bỉ.Ảnh
tư liệu: Olivier Hoslet/REUTERS
Thượng
đỉnh Liên Âu-Trung Quốc mở ra trong hai ngày 16 và 17/07/2018 tại Bắc Kinh.
Trong buổi làm việc với chủ tịch Tập Cận Bình và thủ tướng Lý Khắc Cường, chủ tịch
Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker chủ
yếu tập trung vào vế thương mại.
Hai
bên, một lần nữa sẽ khẳng định lập trường bảo vệ một mô hình kinh tế mở rộng, bảo
vệ trật tự thế giới, trong đó bao hàm cả trật tự thương mại, chống các biện
pháp bảo hộ.
Cả
châu Âu lẫn Trung Quốc đều trong tầm ngắm của chính sách thương mại Hoa Kỳ. Các
hồ sơ chống biến đổi khí hậu, hạt nhân Bắc Triều Tiên và nguyên tử Iran cũng sẽ
được lãnh đạo của Bruxelles và Bắc Kinh đề cập tới.
Sau
hai ngày làm việc ở Bắc Kinh lãnh đạo châu Âu sẽ bay sang Tokyo, cùng với thủ
tướng Shinzo Abe ký kết hiệp định thương mại Âu-Nhật. Buổi lễ ký kết này nhẽ ra
đã diễn ra hôm 11/07/2018 tại Bỉ, nhưng do thiên tai, mưa lũ làm hơn 200 người
thiệt mạng tại miền tây Nhật Bản, thủ tướng Abe đã phải hủy chuyến công tác tại
Bruxelles.
Căng
thẳng thương mại ây lo ngại cho các hộ gia đình Mỹ
Theo
thăm dò dư luận do đại học Michigan thực hiện được công bố ngày 13/07/2018 chỉ
số tin tưởng của người tiêu dùng ở Mỹ liên tục giảm trước viễn cảnh chiến tranh
thương mại.
Chỉ
số này đang từ 98,2 điểm hồi tháng trước, rơi xuống còn 97,1 điểm trong những
ngày đầu tháng 7/2018. Tỷ lệ những người được hỏi lo ngại về chính sách áp thuế
của chính quyền Trump không ngừng gia tăng: đang từ 15 % hồi tháng 5/2018 đã
tăng lên đến 21 % vào tháng 6 và đạt 38 % trong 10 ngày đâu tháng 7/2018.
No comments:
Post a Comment