16/07/2018
LTS: Truyền thông trong
nước đưa tin, báo Tuổi Trẻ bị phạt tổng cộng 220 triệu đồng và bị tước quyền sử
dụng giấy phép hoạt động báo chí điện tử, tức đình bản đối với báo Tuổi Trẻ online
trong ba tháng, vì đã đăng hai bài viết “Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành
Luật biểu tình” vào ngày 19-6-2018 và thông tin “gây mất đoàn kết dân tộc”
trong phần bình luận bài viết “Sao trong quy hoạch chưa thấy cao tốc
cho miền Tây?”trên báo ngày 26-5-2017.
Bài báo
“Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật biểu tình“, đã bị sửa cái
tựa và thay đổi nội dung tới hai lần, nhưng vẫn không thoát. Sau khi bài báo
lên mạng, hơn một tiếng thì cái tựa bị sửa thành “Chủ tịch nước: ‘Cần luật
biểu tình, sẽ báo cáo Quốc hội ban hành’.”
Tựa
bài gốc trên báo Tuổi Trẻ: “Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật biểu tình”
Được
khoảng hai tiếng sau, bài báo đó lại bị sửa lần thứ hai, tựa bài đổi thành “Chủ
tịch nước: Vụ việc tại Bình Thuận, TP.HCM là do bị kích động” và nội
dung đã bị thay đổi hoàn toàn.
Tựa
bài báo và nội dung đã bị đổi lần đầu và lần thứ hai. Ảnh chụp màn hình
Cho dù
đã sửa hai lần và thay đổi toàn bộ nội dung so với bài báo ban đầu, nhưng báo
Tuổi Trẻ vẫn không thoát nạn, do cư dân mạng lưu lại nội dung gốc và phổ biến.
Hôm
nay, báo Tuổi Trẻ đã bị Cục Báo chí của Bộ Thông tin & Truyền thông phạt
bài báo đó, nhưng có lẽ phạt nóng 50 triệu đồng bài báo đó chưa đủ, Cục
Báo chí còn “phạt nguội” báo Tuổi Trẻ về bài báo đã đăng gần 14 tháng trước: Sao trong quy hoạch chưa thấy cao tốc cho miền Tây? thêm
170 triệu đồng nữa, do một độc giả bình luận dưới bài đó, rằng “Bắc kỳ cai trị
Nam kỳ mà!” nâng số tiền phạt tổng cộng 220 triệu đồng, đình bản ba tháng báo mạng.
Để độc
giả có thêm thông tin, thúng tôi xin được đăng nội dung xử phạt báo Tuổi Trẻ
hôm nay, cũng như bài gốc “Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật biểu tình”, hiện
đã bị gỡ bỏ hoàn toàn khỏi các trang mạng.
_____
Xử phạt 220 triệu đồng, đình bản 3 tháng báo Tuổi trẻ Online
16-7-2018
Kinhtedothi
– Ngày 16/7/2018, Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin & Truyền thông Lưu
Đình Phúc đã ký Quyết định số 140/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực báo chí, xuất bản đối với báo Tuổi Trẻ Online.
Theo
đó, báo Tuổi trẻ Online đã thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng
trong bài viết “Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật biểu tình” đăng ngày
19/6/2018. Với nội dung thông tin: “Tiếp xúc cử tri với vai trò đại biểu Quốc
hội TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nói ông đồng tình với kiến nghị
cử tri cần có Luật biểu tình và hứa báo cáo Quốc hội về nội dung này“, tuy
nhiên trên thực tế, khi tiếp xúc cử tri tại TP Hồ Chí Minh ngày 19/6 Chủ tịch
nước Trần Đại Quang không phát biểu như nội dung thông tin mà báo Tuổi trẻ
Online đăng tải.
Theo
quy định tại điểm a, khoản 5, điều 8, Nghị định số 159/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định
về xử phạt hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản, báo Tuổi trẻ Online bị
xử phạt 50 triệu đồng và buộc phải cải chính, xin lỗi thông tin sai sự thật.
Trước
đó, trên Báo Tuổi trẻ Online còn có thông tin gây mất đoàn kết dân tộc trong phần
Bình luận của bài viết “Sao trong quy hoạch chưa thấy cao tốc cho miền Tây?”.
Theo
quy định tại điểm b, khoản 6, điều 8, Nghị định số 159/2013/NĐ-CP của Chính phủ
quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản, báo Tuổi trẻ
Online bị xử phạt 170 triệu đồng và bị áp dụng hình phạt bổ sung đình bản tạm
thời tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động trong thời hạn 3 tháng. Báo buộc phải
cải chính, xin lỗi đối với thông tin gây mất đoàn kết. Tổng số tiền xử phạt vi
phạm hành chính là 220 triệu đồng.
Báo Tuổi
trẻ Online phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử phạt này, nếu quá thời hạn
không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật. Quyết định
có hiệu lực từ ngày ký.
____
Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật biểu tình
19-6-2018
TTO
– Tiếp xúc cử tri với vai trò đại biểu Quốc hội TP.HCM, chủ tịch nước Trần Đại
Quang nói ông đồng tình với kiến nghị cử tri cần có Luật Biểu tình và hứa báo
cáo Quốc hội về nội dung này.
Sáng
nay, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng tổ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đơn vị
1 thuộc Đoàn ĐBQH TP.HCM tiếp xúc cử tri quận 1, 3 và 4 sau kỳ họp thứ 5, QH
khóa XIV tại Trung tâm bồi dưỡng Chính trị quận 4.
Đã có
25 ý kiến cử tri gửi tới ĐBQH về các vấn đề liên quan tới dự thảo Luật an ninh
mạng, Luật đặc khu; về các cuộc tụ tập đông người, gây mất an ninh trật tự ở một
số địa phương.
Cử tri
cũng đề nghị cần xử lý mạnh tay với tham nhũng hay các sai phạm đất đai ở
TP.HCM.
Chủ tịch
nước Trần Đại Quang đánh giá cao ý kiến của các cử tri, qua đó cho thấy cử tri
TP.HCM rất quan tâm đến những vấn đề nóng của đất nước thời gian qua.
Chủ tịch
nước cho rằng, việc xây dựng Luật đặc khu là thực hiện chủ trương lớn của Đảng
và Nhà nước, mang tính đột phá, đủ sức cạnh tranh với khu vực và thế giới. Tạo
động lực phát triển kinh tế nhanh, bền vững gắn bảo vệ chủ quyền tổ quốc và an
ninh đất nước.
“Có ý
kiến cho rằng việc lấy ý kiến chưa sâu rộng, chúng tôi rút kinh nghiệm việc
này” Chủ tịch nước nói.
Theo Chủ
tịch nước, vấn đề mà người dân quan tâm nhất trong Luật đặc khu là thời hạn
thuê đất 99 năm và nay Thủ tướng Chính phủ đã xem lại quy định này.
Về dự
Luật an ninh mạng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nói chúng ta đang trong cuộc
cách mạng 4.0, dịch vụ internet phát triển như vũ bão. Không thể phủ nhận tiện
ích của internet trong việc ứng dụng phát triển kinh tế xã hội, xây dựng đất nước.
Tuy
nhiên internet phát triển cũng mang lại nhiều hệ lụy tiêu cực, cần hạn chế để bảo
vệ, đối phó với nguy cơ an ninh mạng. Việc xây dựng an ninh mạng là rất quan trọng,
để không để kẻ xấu lợi dụng.
Ngoài
ra các thế lực thù địch, phản động lợi dụng vào các hoạt động trên mạng, xâm hại
đến lợi ích tổ chức, cá nhân và của Nhà nước. Luật an ninh mạng cũng nhằm bảo đảm
quyền lợi của người sử dụng dịch vụ internet.
Theo Chủ
tịch nước, hiện có 18 quốc gia yêu cầu nhà cung cấp lưu trữ dữ liệu tại quốc
gia có sử dụng dịch vụ của nhà mạng, Việt Nam cũng đi đúng xu hướng này.
“Dự án
Luật an ninh mạng đã được thông qua còn Luật đặc khu cần thêm thời gian nhưng
có phần tử xấu lợi dụng 2 luật này để kích động; lợi dụng người dân không có đủ
thông tin để tụ tập, gây rối. Vụ việc ở Bình Thuận là nghiêm trọng, không xem
nhẹ được” Chủ tịch nước bày tỏ.
Về việc
gây rối, kích động gây rối, Chủ tịch nước cho biết công an đã khởi tố, giam giữ
một số đối tượng quá kích, cầm đầu và sẽ xử lý theo đúng pháp luật.
Với vấn
đề chống tham nhũng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nói đây là giặc nội xâm, là
quốc nạn và sắp tới sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc trong phòng chống tội phạm
tham nhũng, để có những giải pháp tốt hơn trong cuộc chiến chống giặc nội xâm
này.
--------------------------------------------------
XEM THÊM
Điều
nghịch lý báo chí ở Việt Nam là ở chỗ, báo chí không được coi là hoạt động công
vụ, nhưng lại cũng không phải là một định chế dân sự tư, và bất cứ hoạt động
nào cũng nằm dưới sự quản lý tuyệt đối của cơ quan chức năng gồm Ban Tuyên giáo
và Bộ Thông tin truyền thông cùng một số cơ quan liên quan khác. Mỗi khi cơ
quan quản lý cho phép thì được đăng, nếu không phải gỡ bỏ, nếu có sơ sảy hay kể
cả bất kỳ trường hợp nào mà cơ quan quản lý cho rằng nó nguy hại thì đều có thể
ra quyết định hành chính để xử phạt và đình bản đối với hoạt động của tờ báo
hay tạp chí nào đó, mà đáng lẽ ra, việc khiếu kiện về thông tin và hoạt động
báo chí thuộc về lĩnh vực dân sự và thông qua thủ tục kiện tại toà án, vì rằng
chỉ có toà án mới có quyền phán quyết về một hoạt động hay thông tin nào đó là
xấu hay gây hại cho người, tổ chức khác. Và một vụ kiện cũng chỉ có thể được khởi
phát bắt đầu từ một đơn kiện của một chủ thể liên quan nào đó (bị xâm hại hoặc
gây ảnh hưởng tới quyền lợi) đưa ra toà án giải quyết, kể cả đó là cơ quan nhà
nước.
Hơn nữa
cần bàn thêm rằng, lý do đình bản và xử phạt báo Tuoitre với hai lý do cực kỳ
thiếu cơ sở và mang tính suy diễn áp đặt chủ quan (như kiểu giám định tư tưởng
của Bộ Thông tin truyền thông thường làm trong các vụ án chính trị về tội tuyên
truyền chống nhà nước) từ những người có chức vị. Họ không có căn cứ pháp lý dẫn
chiếu nào, họ tự giải thích, tự đặt ra các khái niệm. Điều oái oăm tiếp theo là
họ còn căn cứ vào các bình luận ở phía dưới các bài báo (bài viết) để coi đó là
cơ sở để quy trách nhiệm rồi từ đó xử lý đối với tác giả bài báo (bài viết), tức
một tài khoản nào đó đăng bình luận thì chủ bài viết phải chịu trách nhiệm về nội
dung của nó - tức một người phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi không
do mình thực hiện, mà từ bất cứ một (hoặc những) người nào khác. Đây là điều
nghịch lý và trớ trêu đến mức thô thiển vì đáng ra nó không thể được phép tồn tại
với bất cứ hình thức nào đối với các hành vi pháp lý nhưng nó vẫn được sử dụng
một cách khá là thường xuyên, không chỉ trong lĩnh vực hành chính ngay cả trong
tố tụng trong hệ thống tư pháp (xét xử). Và để có thể xử lý một chủ tài khoản
nào đó thì thật đơn giản, họ có thể tạo ra hàng trăm, ngàn tài khoản để bình luận
với hướng tiêu cực, phỉ báng hay kích động hận thù, chiến tranh, chia rẽ dân tộc,
và như vậy việc xử lý chỉ đơn giản là hoàn thiện về mặt thủ tục.
Báo
Tuoitre có thể khởi kiện quyết định hành chính xử phạt vừa mới được ban ra ngày
16/07/2018 của Cục Báo chí để giải quyết thấu triệt tất thảy những vấn đề pháp
lý để từ đó làm tiền lệ cho việc hoạt động chính đáng, tự do và hợp hiến của
mình cũng như của lĩnh vực báo chí (được mệnh danh là quyền lực thứ tư) trong
tương lai.
-----------------------------------
Lê Nguyễn Duy Hậu.
Theo FB Lê Nguyễn Duy Hậu
No comments:
Post a Comment