Tương
ớt ‘Con Gà’ của thuyền nhân David Trần không còn ‘mãi đỉnh’ nữa, vì sao?
Người Việt
March
10, 2024
LOS
ANGELES, California (NV) – Chai tương ớt “Con Gà,” theo cách nói bình dân của
người Việt, là một sản phẩm thành công vượt bậc của một người tị nạn Việt Nam sống
tại khu vực Los Angeles.
Cứ
một trong 10 nhà bếp ở Mỹ là có một chai tương ớt có nắp màu xanh hiệu
“Sriracha HOT Chili Sauce,” và nếu nói sản phẩm của hãng Huy Fong này thành
công “vượt không gian” thì cũng không ngoa vì có phi hành gia từng đem theo sốt
gia vị này lên trạm Vũ Trụ Quốc Tế.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/02/TS-tuong-sriracha-1-1536x1056.jpg
Những
chai tương ớt “Con Gà” từng một thời hiện hữu khắp các nhà bếp và nhà hàng ở
Hoa Kỳ và một số quốc gia. (Hình minh hoạ: Scott Olson/Getty Images)
Khoảng
Tháng Sáu, 2023, “fan” của tương ớt “Con Gà” nhốn nháo vì giá một chai tương
đang từ dưới $10 bất thình lình leo lên tới $80 trên các trang thương mại
online với tin đồn “thất mùa ớt.”
Theo
tạp chí Fortune, câu chuyện không chỉ là “thất mùa ớt” vì tác động của thiên
nhiên trong năm 2023, mà bắt nguồn sâu xa hơn, từ năm 2016, liên quan đến câu
chuyện về hai người bạn hàng thân thiết gần 30 năm, cùng đưa nhau lên đỉnh cao
trên thương trường, sau cùng trở thành đối nghịch.
Tình
bạn mất, cơ nghiệp bị đe dọa, thậm chí “đế chế” tương ớt “Con Gà” đang bị lấn mất
“thị phần” trước các “quái thú” khổng lồ khác trong kỹ nghệ thực phẩm.
Khi
biết thêm về nguồn gốc, hoàn cảnh tạo dựng nên một thương hiệu thực phẩm được
ưa chuộng tầm cỡ thế giới, sự nể phục tăng nhưng càng thấm thía trước bài học
cay đắng của những người trong cuộc.
Di
dân gốc Việt trở thành “ông hoàng” kỹ nghệ thực phẩm
Ông
David Trần, 78 tuổi, chủ nhân công ty Huy Fong, đã xây dựng một “đế chế” với
món tương ớt “Con Gà” Sriracha nổi tiếng, được xếp hạng trong số ba thương hiệu
tương ớt hàng đầu ở Mỹ.
Sau
khi Sài Gòn thất thủ năm 1975, ông David, từng phục vụ trong QLVNCH, về quê trồng
ớt để sinh sống. Dưới sự kiểm soát “chuyên chế” của chính quyền CSVN trong thời
gian đó, ông bắt đầu làm tương ớt rồi “lén lút” đến gõ cửa từng nhà để bán,
theo lời kể của ông trong chương trình Chuyện Kể Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt của
trường đại học UC Irvine.
Ông
David và gia đình mang theo 100 cây vàng đựng trong các lon sữa đặc rời khỏi Việt
Nam cùng làn sóng Hoa Kiều vượt biển theo diện đi “bán chính thức.” Năm 1979,
gia đình ông David đến Los Angeles.
Vào
những năm 1980, ông David thuê một địa điểm đóng chai công nghiệp gần Chinatown
ở Los Angeles, thành lập công ty Huy Fong Foods.
Huy
Fong là tên chiếc tàu hàng Đài Loan vớt gia đình ông trên đường vượt biển.
Ban
đầu ông David chỉ nhắm đến việc phục vụ người tiêu dùng gốc Việt và gốc Hoa,
tuy nhiên, theo thời gian món tương ớt “Con Gà” vượt qua mọi kỳ vọng, trở thành
món ăn nổi tiếng toàn nước Mỹ dù ông không tốn một xu để tiếp thị.
Phải
nói rằng sự thăng tiến của một di dân, từng phải bán tương ớt “lậu” ở Việt Nam,
để rồi sau này trở thành ông “hoàng tương ớt,” nhà triệu phú, là minh chứng cho
sự kiên cường, tinh thần kinh doanh của ông David và hiện thực của “Giấc Mơ Mỹ.”
Câu
nói dân gian “Giàu vì bạn…,” luôn có ý nghĩa nhất định. Sự vững chãi của thương
hiệu “Sriracha HOT Chili Sauce” trong 30 năm qua nhờ có một yếu tố không thể
thiếu đó là sự ổn định nguồn vật liệu chính: Ớt.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/02/TS-sriracha-2-1536x1024.jpg
Ông
David Trần, tổng giám đốc Huy Fong Foods, tại xưởng sản xuất ở Irwindale,
California, năm 2014. (Hình: David McNew/Getty Images)
Người
cung cấp ớt cho công ty Huy Fong Foods là ông Craig Underwood, một nông gia thế
hệ thứ tư ở California. Sự hợp tác giữa hai bên được khởi xướng từ năm 1988 khi
ông Underwood trở thành người trồng và cung cấp ớt đỏ độc quyền cho ông David.
Đến
lúc khẩu vị người Mỹ phát triển sở thích về ẩm thực cay và mang tính quốc tế, mối
quan hệ giữa “ông hoàng” và “nông dân trồng ớt California” càng phát triển mạnh
mẽ, dẫn đến vụ thu hoạch cao điểm là 100 triệu pound ớt vào năm 2015.
Đáp
số Underwood trong phương trình chiến thắng của Huy Fong Foods
Khi
bắt đầu mở lò sản xuất tương ớt tại khu Chinatown ở Los Angeles hồi năm 1980,
thời điểm mà người Mỹ bản xứ chưa có khẩu vị thưởng thức vị cay nồng trong ẩm
thực, ông David chỉ nhắm đến số khách hàng tiêu thụ trong cộng đồng di dân gốc
Việt và gốc Hoa tại khu vực.
Huy
Fong làm ba loại tương ớt nhưng loại tương ớt “Con Gà” mới thực sự được thị trường
ưa chuộng, bắt đầu từ cộng đồng người nhập cư ở California, sau đó lan ra ở quy
mô rộng lớn hơn toàn nước Mỹ.
Với
nhu cầu tăng cao, thách thức lớn cho ông David là tìm được nguồn cung cấp ớt
jalapenos đỏ tươi ổn định, vì theo công thức chế biến, độ tươi của ớt là chìa
khóa tạo nên hương vị cho loại tương ớt của Huy Fong.
Lúc
đầu, ông David dựa vào các siêu thị và nhà bán buôn địa phương tại vùng Los
Angeles. Nhưng các nguồn cung cấp này không ổn định và thời điểm cần nhận hàng
khó khăn. Hầu hết ớt jalapeno được bán khi còn giòn và xanh, nhưng tương ớt
“Con Gà” đòi hỏi trái ớt cần chín “một tí” để có vị ngọt hơn, cần thu hoạch vào
thời điểm ớt xanh vừa chuyển sang màu đỏ vì ớt khi chín quá sẽ mềm.
Các
yếu tố khó khăn này đòi hỏi “ông hoàng tương ớt” David phải tìm được nguồn trực
tiếp từ nông gia để có các trái ớt được thu hoạch đúng thời điểm, giao kịp thời
cho lò Huy Fong.
Đáp
án cho câu hỏi hóc búa trên xuất phát từ lá thư của một nông gia California.
Ở
Ventura County, gần Los Angeles, ông Craig Underwood, một nhà nông, đang phải đối
mặt với những cơn gió ngược để duy trì trang trại của gia đình. Trong lúc phải
tính toán thay đổi loại nông sản nào để phù hợp với thị trường đang thay đổi hồi
năm 1988, ông Underwood nghe một nhà cung cấp hạt giống kể về một anh chàng người
Châu Á ở Los Angeles muốn “đập vỉa hè” lấy đất trồng ớt làm tương.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/02/TS-sriracha-4-1536x1025.jpg
Dây
chuyền sản xuất tương ớt ở Huy Fong Foods. (Hình: David McNew/Getty Images)
Nông
gia Underwood nhớ lại: “Tôi đã viết một lá thư cho David hỏi ‘Ông có muốn tôi
trồng một ít ớt không?’”
Thế
là ông David chớp ngay “lời giải,” ký hợp đồng để ông Underwood trồng 50 mẫu ớt,
và bắt đầu một quan hệ làm ăn tốt đẹp song phương kéo dài ba thập niên.
Theo
thời gian tính bằng hàng chục năm, họ đã trở thành, nếu không muốn nói là bạn
thân, thì ít nhất là cộng sự gần gũi, đôi bên trong mối quan hệ lâu dài này đều
cùng nhau chứng kiến các thời điểm đáng ghi nhớ khi con cháu họ trưởng thành.
Vào
năm 2013, thành phố Irwindale nỗ lực (nhưng không thành công) đóng cửa lò làm
tương ớt Huy Fong Foods, với lý do hơi ớt bốc ra làm cay mắt mũi cư dân, thì
con nhà nông bốn đời Underwood đến điều trần bênh vực ông David tại cuộc họp hội
đồng thành phố.
Mối
quan hệ độc quyền và cộng sinh tan vỡ không thể cứu chữa
Mối
quan hệ kinh doanh kéo dài hàng thập niên giữa Huy Fong Foods và Underwood
Ranches của hai ông David và Underwood đột ngột kết thúc đầy cay đắng vào Tháng
Mười Một, 2016, khiến cả hai bên đều choáng váng và dẫn đến một cuộc chiến pháp
lý ngày càng dữ dội làm chấm dứt sự hợp tác.
Mối
quan hệ mua bán với Huy Fong đưa Underwood Ranches phát triển từ một trang trại
gia đình rộng 400 mẫu vào những năm 1980 thành một trang trại rộng 3,000 mẫu
trên khắp hai quận hạt bên ngoài Los Angeles, bây giờ sụp đổ qua một cuộc tranh
cãi nảy lửa về việc chi trả cho vụ mùa sắp tới.
Sau
khi hoàn thành vụ mùa thu hoạch ớt thành công vào năm 2016, hai ông thảo luận kế
hoạch cho năm tiếp theo, Huy Fong thỏa thuận số tiền trả cho nhà nông để có được
hàng chục triệu pound ớt cho vụ mùa kế.
Cũng
như mọi khi, hợp đồng bạc triệu giữa hai bạn hàng 30 năm chỉ là cái gật đầu, bắt
tay nhau không cần một bản hợp đồng với chữ ký đôi bên hoặc sự hiện diện của luật
sư.
Những
làn sóng xung đột của sự chia rẽ này được cảm nhận từ cả hai phía.
Phía
Underwood dễ bị tổn thương hơn do phần lớn công việc kinh doanh tùy thuộc phía
Huy Fong đặt hàng, ban đầu gặp khó khăn trong việc cố gắng hiểu được vì sao mối
quan hệ tốt đẹp lại kết thúc một cách đột ngột: “Cơ bản là David muốn tiêu diệt
tôi, ông ấy không cần biết tôi và gia đình tôi sẽ khốn khó ra sao hay cũng
không đếm xỉa gì đến mối quan hệ bấy lâu nay.”
Phía
bên kia, ông David cảm thấy bị phản bội, bị che mắt trước những cáo buộc rằng
mình đã có hành vi gian dối.
Trong
gần ba thập niên, ông David nói rằng mình luôn trung thành và giữ Underwood là
nhà cung cấp ớt duy nhất và mỗi năm đều trả trước hàng triệu đô la theo lời hứa
thu hoạch, một cử chỉ mà ông David coi là một hành động dựa trên niềm tin. Giờ
đây tất cả niềm tin đó đã sụp đổ trong một cuộc tranh cãi nhỏ nhặt về tiền bạc.
“Ông
hoàng tương ớt” tin rằng ông Underwood đang cố đẩy mình đến bờ vực phá sản, sau
đó cướp công việc kinh doanh làm tương.
“Tôi
đã giúp ông ấy vì trồng ớt cho tôi,” ông David nói. “Ông ấy kiếm được tiền, sở
hữu đất đai. Nhưng không phải là đủ cho ông ấy. Ông muốn chiếm luôn công việc
kinh doanh của tôi.”
Còn
bà Donna Lâm, em dâu ông David và là giám đốc điều hành của Huy Fong, mô tả
tình huống này giống như bị “đâm sau lưng.”
Các
nỗ lực thương lượng giữa hai bên không thành công, dẫn đến các vụ kiện vào năm
2017. Huy Fong Foods khởi kiện để đòi lại khoản chi vượt mức cho vụ thu hoạch
năm 2016, còn Underwood Ranches kiện ngược lại, cáo buộc gian lận và vi phạm hợp
đồng.
Cuộc
chiến pháp lý dẫn đến việc bồi thẩm đoàn ủng hộ ông Underwood, trao cho ông
$13.3 triệu tiền bồi thường thiệt hại và $10 triệu tiền phạt.
Ngoài
ra, Underwood Ranches được lệnh hoàn trả $1.4 triệu số tiền mà Huy Fong trả quá
cao cho mùa trồng ớt năm 2016.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/02/TS-sriracha-3-1536x1024.jpg
Mặt
tiền trụ sở công ty Huy Fong Foods ở Irwindale, California. (Hình: David
McNew/Getty Images)
Những
chi tiết bên lề
Mối
quan hệ độc quyền và cộng sinh giữa Huy Fong Foods và Underwood Ranches, được
nêu bật trong bộ phim tài liệu Sriracha, thực hiện năm 2013, giờ đây đã rạn nứt.
Bộ phim tài liệu khắc họa mối liên hệ cảm xúc giữa người làm nước sốt và người
nông dân, đóng vai trò như một mối quan hệ đã trở nên chua chát theo thời gian.
Tuy
nhiên câu hỏi vẫn còn đó: Làm thế nào mà mối quan hệ hợp tác tưởng chừng như
không thể phá vỡ lại sụp đổ nhanh chóng và tàn bạo đến vậy?
Các
tài liệu của tòa án tiết lộ câu chuyện căng thẳng gia tăng bắt đầu từ năm 2015
khi niềm tin giữa hai công ty bắt đầu bị xói mòn.
Khi
công việc kinh doanh của Huy Fong phát triển, nhu cầu về số lượng lớn ớt của
công ty tăng lên và Underwood đã mở rộng các cánh đồng tiêu của trang trại.
Cũng
trong năm 2015 đó, ông David thành lập một công ty con, ChiliCo, để mua bán ớt.
Phía
ông Underwood không muốn làm việc với ChiliCo vì sợ công ty này không có đủ tài
sản để bảo đảm các thanh toán. Tệ hơn nữa, ông Underwood nói, ông David và bà
Donna nhiều lần thất bại trong việc tìm cách thuê ông Jim Roberts, giám đốc điều
hành Underwood Ranches, về làm việc cho ChiliCo. (Bà Donna Lâm nói rằng những lời
đề nghị thuê dành cho ông Roberts để giúp tăng thu nhập cho người này chứ không
phải để “giật người” của Underwood).
Mọi
chuyện trở nên căng thẳng vào một buổi chiều của Tháng Mười Một, 2016. Những hồi
ức khác nhau nhưng điều được thống nhất là thế này: Vào ngày 9 Tháng Mười Một,
ông Roberts lái xe đến nhà máy của Huy Fong theo yêu cầu của ông David để xem một
số máy móc. Ông David và bà Donna gọi ông Roberts vào văn phòng để nói chuyện,
để rồi sau đó mọi việc trở thành tệ hại.
Những
câu chuyện nhức đầu là: Hai anh em ông David tỏ ý bất đồng về mức giá mà Huy
Fong phải trả trước cho số lượng ớt mùa tới, việc có thể mua những quả ớt
jalapeno đó từ nước ngoài rẻ hơn hay không, liệu ông Roberts có nên chấp nhận lời
đề nghị làm việc cho ChiliCo hay không, và liệu Huy Fong có trả quá cao cho mùa
ớt năm 2016 hay không.
Cuộc
cãi vã cứ tiếp diễn. Nhiều điều đã nói ra không thể rút lại được.
Để
rồi vào thời điểm ông Roberts bước ra văn phòng của Huy Fong vài giờ sau đó, mối
quan hệ kinh doanh kéo dài 28 năm kết thúc.
“Quái
thú” lấn sân “Con Gà” trong mặt trận tương ớt Sriracha
Tabasco,
công ty thực phẩm khổng lồ sản xuất tương ớt của thị trường Mỹ, bắt đầu sản xuất
loại tương ớt Sriracha giống như “Con Gà” vào năm 2014.
Nhưng
sản phẩm Sriracha của Tabasco chỉ khởi sắc mãnh liệt vào năm 2022, và ông Lee
Susen, giám đốc thương vụ và tiếp thị của McIlhenny, công ty mẹ của Tabasco, giải
thích: “Đó là việc lấp đầy ‘khoảng trống trên kệ’ do sự thiếu hụt sản phẩm của
Huy Fong để lại.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/02/TS-tabasco-1536x810.png
Giao
diện trang web srirachashortage.com của hãng Tabasco. (Hình: Chụp từ
trang web srirachashortage.com)
Tận
dụng Huy Fong bị khủng hoảng sản xuất, vào Tháng Chín, 2022, Tabasco mở trang
web srirachashortage.com với trang chủ hiển thị dòng chữ lớn “Đang Tìm Kiếm Gì
Đó?” kèm trên nền bức hình một chai tương ớt Sriracha của Tabasco nhô lên, thoạt
nhìn trông giống như chai “Con Gà” của Huy Fong nhưng với nắp vòi có màu xanh ô
liu thay vì xanh lục sáng.
Ông
Susen nói, trước đây thách thức mà Tabasco phải đối mặt với loại tương Sriracha
là “hầu hết người tiêu dùng coi Sriracha là một thương hiệu. Họ không nhận ra
nó là một loại sản phẩm.”
Khi
những chai tương ớt “Con Gà” mang tính biểu tượng của Huy Fong biến mất trên
các kệ trong chợ và được thay thế bằng nhiều loại tương ớt khác, suy nghĩ của
người tiêu dùng bắt đầu thay đổi: Đây cũng chỉ là một loại tương trong tủ lạnh.
Lòng
trung thành với thương hiệu tương “Con Gà,” từng là mũi nhọn kinh tế của Huy
Fong, cách nói kinh doanh để chỉ lợi thế cạnh tranh mà một công ty nắm giữ
trong lĩnh vực của mình, bắt đầu bị xói mòn.
Và
đó là lúc thương hiệu nước sốt cay lớn nhất nước Mỹ nhảy vào và giành lấy vương
miện.
Theo
NielsenIQ, công ty nghiên cứu thói quen người tiêu dùng, Tabasco có loại
Sriracha bán chạy nhất cả nước Mỹ trong nửa cuối năm 2023.
Theo
công ty nghiên cứu thị trường Circana, sản phẩm Sriracha đang trở nên phổ biến
hơn bao giờ hết — hiện tại có mặt ở một trong ba căn bếp ở Mỹ — nhưng phần lớn
sản phẩm này không phải của Huy Fong.
Người
xưa đâu?
Khi
Tabasco thắng, lấn lướt thị trường, hệ quả dễ hiểu là Huy Fong mất thị phần.
Sự
thành công của Huy Fong là một câu chuyện rực rỡ của “Giấc Mơ Mỹ” nhưng lại là
một cái kết thúc đáng buồn cho một mối quan hệ kinh doanh 30 năm giữa một người
tị nạn gốc Việt chăm chỉ và một nông dân chân chất ở California.
Cả
ông David và ông Underwood đều có những phẩm chất tuyệt vời cho mối quan hệ hợp
tác, đó là, sự can đảm, sáng tạo, đam mê, và tham vọng.
Nhưng
những kỹ năng và ý chí cần thiết để khởi nghiệp thành công hoàn toàn khác với
những năng lực mà những người điều hành các đại công ty cần có.
Giáo
Sư Maurice Schweitzer, trường kinh doanh Wharton thuộc đại học University of
Pennsylvania, cho biết nhiều nhà sáng lập các đại công ty sau này đều mở rộng
qua việc bán cổ phần hay nhận đầu tư để thu hút thêm các đối tác có kinh nghiệm
để mang lại sự ổn định cho công ty.
“Các
mối quan hệ giữa con người với nhau rất khó khăn và hầu như luôn bao gồm yếu tố
cạnh tranh. Nếu không được kiểm soát, khả năng cạnh tranh đó có thể phát triển
như cỏ dại và chiếm ưu thế, đặc biệt khi doanh nghiệp đang mở rộng nhanh chóng.
Sẽ có một số điểm xích mích, sẽ có một số thông tin sai lệch,’” Giáo Sư
Schweitzer nhấn mạnh. “Chúng ta cần một số cơ chế để khắc phục điều đó và đưa
nó trở lại đúng hướng.”
Nông
gia Underwood nói: “Không ai có thể hiểu được mọi chuyện xảy ra như thế nào.
Trong vụ này này, hóa ra mọi người đều là kẻ thua cuộc.”
Khi
được hỏi có nên hợp tác với Huy Fong nữa không, ông Underwood đáp: “Không, trừ
khi Huy Fong bán cho người khác.”
Khi
đặt câu hỏi tương tự cho phía bên kia, ông David trả lời: “Tôi cần ớt. Nhưng tại
sao phải làm việc với ông ấy?”
“Không
có ớt của ông ấy, chúng tôi làm ra tiền ít hơn. Nhưng, câu trả lời là Không!
Cái gì mất, đã mất. Hãy nhìn về tương lai,” bà Donna Lâm nói dứt khoát. (MPL) [đ.d.]
No comments:
Post a Comment