LỆNH CẤM XUẤT KHẨU
XĂNG DẦU TRONG SÁU THÁNG CỦA NG@ PUTOX NÓI LÊN ĐIỀU GÌ?
(Vài
gạch đầu dòng về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine – 9/3/2024)
Mùa
thu năm ngoái, Điện Kẩm-linh đã áp đặt một lệnh cấm tương tự rồi, và lệnh năm
nay thực chất là một sự mở rộng hay kéo dài lệnh trước mà thôi. Điều này chắc
chắn sẽ gây ấn tượng mạnh vì “cây xăng của thế giới” được cho là thừa để đánh
nhau với Ukraine và cả phương Tây luôn, trong một thời gian dài.
Thực
sự, lệnh cấm mới này là một tín hiệu kinh tế rất xấu đối với Ng@. Nửa tháng sau
khi chúng chiếm được Avdiivka, điều này mang lại cho Ukraine và phương Tây một
một niềm vui – to hay bé chúng ta sẽ bàn sau. Đồng thời, lệnh cấm cũng gợi ý một
cách rất tinh tế rằng Kẩm-linh đang lo lắng về sự bất mãn đáng kể trong nước.
Cuộc
khủng hoảng xăng dầu ở Ng@ phức tạp hơn những gì mà ban đầu người ta nghĩ về
nó. Đây không chỉ là hậu quả trực tiếp của việc Ukraine tăng cường tấn công vào
các cơ sở dầu mỏ của Ng@. Nói cho đúng hơn, nó là kết quả nhiều lớp tác động từ
cuộc chiến kinh tế phương Tây chống lại Ng@ kết hợp với đời sống chính trị
trong nước Ng@ trước cuộc bầu cử.
Trong
bài này, chúng ta sẽ xem xét lý do tại sao điều này xảy ra và xem xét tính hợp
lý của các lý thuyết khác nhau về lệnh cấm của Ng@, bao gồm cả tác động của các
cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine, phức tạp hơn là hậu quả
của chính sách trừng phạt kinh tế áp đặt lên Ng@... Câu chuyện này liệu có quan
hệ với năm bầu cử của Hoa Kỳ, trong khi chắc chắn nó có quan hệ tới cuộc bầu cử
“quan trọng hơn nhiều” ở Ng@ – từ hôm nay đến lúc đó chỉ còn non một tuần.
Tác
động của các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine.
-
Bước 1: Ukraine tấn công các cơ sở dầu mỏ của Ng@.
-
Bước 2: Ng@ có ít dầu hơn cho nhu cầu vận tải trong nước.
-
Bước 3: Ng@ tích trữ dầu cho nhu cầu trên.
Thoạt
tiên, chúng ta sẽ thấy 3 bước trên có vẻ hợp lý, nhưng nếu xem xét kỹ thì chưa
chắc đã phải là như vậy. Đó là chúng ta nói khơi khơi, một cách hú họa là “dầu”
– nhưng “dầu” chính xác là gì? Dầu có cả tỉ thứ, mà đầu tiên phải nhắc đến là dầu
thô, thứ hút lên từ lòng đất. Thứ này chiếm phần lớn lợi nhuận từ dầu mỏ và khí
tự nhiên của Ng@ và mặc dù điều này dễ gây nhầm lẫn nhưng dầu thô không nằm
trong lệnh cấm trên đây. Các con tàu chở dầu “xám” vẫn sẽ mang về hàng tấn tiền
cho Kẩm-linh.
Tiếp
theo mới đến các chế phẩm từ dầu mỏ mà xăng là thứ đầu tiên chúng ta nghĩ đến
vì nó là thứ chúng ta có xu hướng sử dụng thường xuyên nhất. Nhưng trong danh mục
chế phẩm, còn có những thứ như dầu diesel, dầu hỏa, nhiên liệu cho máy bay phản
lực và naphtha. Sản phẩm cuối cùng này không được biết đến rộng rãi. Nó được sử
dụng làm dung môi và nguyên liệu để sản xuất các loại nhiên liệu khác nhưng đôi
khi khái niệm này cũng có thể dùng để chỉ dầu diesel hoặc dầu hỏa. Đại khái thế,
rất phức tạp và rắc rối cho những người ngoại đạo như chúng ta.
Có
vẻ như Kyiv đang có một kế hoạch lớn nhằm vào một hệ thống cơ sở hạ tầng nào
đó. Đúng là, Ukraine dễ bị quy kết là đang tấn công các cơ sở của Ng@ – đó là một
lựa chọn hợp lý trong bối cảnh nguồn lực sẵn có của nước này còn hạn chế. Nhưng
thực tế thì không phải tất cả các cuộc tấn công vào các nhà máy lọc dầu chẳng hạn,
người Ukraine đều thừa nhận. Vì vậy, thực chất thì lệnh cấm xuất khẩu dầu của
Ng@ chỉ là một phần hậu quả của các cuộc tấn công của Ukraine, vì lệnh cấm lần
trước đã có từ trước khi chiến dịch (nếu có) mà người Ukraine nhắm vào cơ sở hạ
tầng kinh tế của Ng@.
Chúng
ta hãy cùng điểm qua một số cuộc tấn công trong thời gian gần đây.
-
Cuộc tấn công ngày 9 tháng 1 đã nhắm vào một kho nhiên liệu, nơi có thể chứa hoặc
không chứa xăng.
-
Máy bay không người lái ngày 18 tháng 1 đã tấn công một khu phức hợp cảng để xuất
khẩu.
-
Ngày 19 tháng 1, một kho xăng. Cũng trong ngày 19 tháng Giêng, một nhà máy lọc
ra xăng khác bị tấn công.
-
Ngày 21 tháng 1: một nhà máy sản xuất naptha.
-
26 tháng 1: một nhà máy sản xuất naptha, dầu nhiên liệu và dầu diesel.
-
Ngày 27 tháng 1: một nhà máy lọc xăng lớn nhưng điều đáng chú ý là Ukraine chưa
nhận trách nhiệm về thiệt hại ở đây mặc dù sẵn sàng nhận trách nhiệm về các cuộc
tấn công khác.
-
Cuộc tấn công ngày 29 tháng 1 thất bại nên không tính.
-
Ngày 31 tháng 1: một số loại nhà máy lọc dầu nhưng có lẽ các sản phẩm của nó
dành cho xuất khẩu.
-
Ngày 3 tháng 2: một nhà máy lọc dầu sản xuất naphtha.
-
Ngày 9 tháng 2: một nhà máy lọc dầu sản xuất xăng.
-
15 tháng 2: một kho chứa dầu, trong đó có bồn chứa xăng lớn bị phá hủy.
-
Ngày 24 tháng 2: một nhà máy thép bị tấn công – không tính.
Bất
kể sản phẩm của các nhà máy mục tiêu là gì, những cuộc tấn công như vậy sẽ
không gây ra tình trạng thiếu nhiên liệu trong nước. Tuy nhiên, chúng lại giúp
Chính phủ của Putox có chỗ để đổ lỗi khi phải áp dụng lệnh cấm xuất khẩu sản phẩm
dầu mỏ.
Bọn
chúng đang cố chứng minh rằng, tác động của các biện pháp trừng phạt kinh tế từ
phương Tây áp đặt lên Ng@, gần như không có tác dụng và thậm chí còn làm cho…
kinh tế Ng@ mạnh hơn – theo lời Putox. Nực cười, theo thông báo chính thức của
Ng@ thì lý do của lệnh cấm kéo dài 6 tháng là để có thời gian cho phép các nhà
máy lọc dầu tiến hành bảo trì định kỳ. Có việc bảo trì nào kéo dài nửa năm hay
không? Đến dân ngoại đạo như tôi cũng không thể tin được vào việc đó. Đâu ra
cái chuyện ngộ nghĩnh đến mức, tất cả các nhà máy đóng cửa bảo trì cùng một lúc
và tất cả cùng kéo dài 6 tháng, phi lý.
Tất
nhiên, các cơ sở lọc dầu cần được bảo trì và các quy trình liên quan có thể mất
nhiều thời gian – điều này đúng.
Nhưng
câu hỏi là liệu ngành công nghiệp dầu mỏ nội địa của Ng@ có tự rũ bùn đứng dậy
sáng lòa như “kinh tế Ng@ càng cấm vận càng mạnh mẽ” hay phụ thuộc vào công nghệ
của phương Tây?
Đây
mới là yếu tố làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn. Nếu đúng như vậy, thì đó càng
là động lực để người Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công bằng máy bay không người
lái phang vào các nhà máy lọc dầu – khi chúng không thể dễ dàng sửa chữa thì
đánh chúng càng sướng! Chưa hết, còn có vấn đề nghiêm trọng là nhân sự nếu việc
bảo trì thực sự mất nhiều thời gian như vậy. Nếu nhà máy phải “đắp chiếu,” công
ty sẽ cho những nhân viên không liên quan đến quá trình bảo trì kỹ thuật nghỉ
việc, và sau đó như thế nào quý vị cũng tự luận ra được, tôi không giỏi về vấn
đề này, chỉ xin ngẫm chút thế này thôi:
Hiện
nay có một lượng lớn lao động có tay nghề cao đang có nhu cầu muốn chuyển đến
các quốc gia Trung Đông, nhất là những nước trong danh sách “thân thiện” – những
nơi không bị trừng phạt kinh tế và được trả lương bằng ngoại tệ. Một khi những
người đó đã ra đi, liệu sáu tháng sau họ có trở lại hay không?
Mọi
thành phần của ngành công nghiệp dầu mỏ của Ng@ đều đã, đang và sẽ bị ảnh hưởng,
tuy nhiên xăng dầu lại là mục tiêu duy nhất của lệnh cấm. Ảnh hưởng của chuyện
này đến cuộc bầu cử Hoa Kỳ là như thế nào? Thậm chí ngay trước khi có lệnh cấm
(1/3) giá xăng dầu xứ phía Đông nước Lào đã tăng từ 15h hôm 29/2. Giá bán lẻ
xăng E5 RON 92 tăng 280 đồng/lít và xăng RON 95 tăng 330 đồng/lít.
Giả
thuyết theo hướng này đã khiến một số nhà bình luận trực tuyến tập trung vào cuộc
bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11. Logic đang là, Ng@ áp đặt lệnh cấm xuất khẩu
nhằm nâng giá xăng dầu toàn cầu, cử tri Mỹ nổi giận với người đương nhiệm, từ
đó đưa Trump quay lại với Nhà Trắng. Tuy nhiên, có một số vấn đề quan trọng với
logic này. Đầu tiên, Ng@ khó có thể tác động đến giá xăng toàn cầu chỉ với một
lệnh cấm như vậy. Họ là nhà sản xuất xăng lớn thứ ba trên thế giới, nhưng chỉ
chiếm 4% tổng sản lượng toàn cầu, kém xa so với 15% của Trung Quốc và 37% của
Hoa Kỳ.
Những
con số trên đây trả lời luôn câu hỏi, tại sao Ng@ sản xuất khoảng 12,7% lượng dầu
thô của thế giới nhưng chỉ có 4% lượng xăng tinh chế, chính là vấn đề lợi thế
so sánh mà các nước phương Tây và các nước khác có được về năng lực công nghiệp
hay công nghệ lõi.
Như
vậy, giả thuyết có vẻ hợp lý: dù Mỹ là nước xuất khẩu ròng nhưng nguồn cung
toàn cầu giảm vẫn sẽ buộc người tiêu dùng Mỹ phải trả nhiều tiền hơn, tuy
nhiên, điểm chính ở đây là số tiền tăng thêm sẽ chỉ là thoáng qua do thị phần của
Ng@ chỉ là 4%.
Điểm
làm cho lý thuyết trở nên không hợp lý tiếp theo là thời hạn của lệnh cấm này
hoàn toàn không phù hợp: nó kéo dài sáu tháng dự kiến kết thúc trước tháng 9,
có nghĩa là bất kỳ ảnh hưởng tối thiểu nào mà Ng@ gây ra đối với giá cả ở Mỹ sẽ
tiêu tan vào thời điểm các cuộc bỏ phiếu thực sự được tiến hành.
Nếu
đây là đòn kinh tế, thì đó là một cách cực kỳ kém hiệu quả để gây thiệt hại
kinh tế cho Hoa Kỳ. Cơ mà nền kinh tế cần được quan tâm không phải chỗ đó – có
vẻ như lý do chính vẫn lên quan đến cuộc bầu cử của Ng@ – mọi thứ đang không
suôn sẻ lắm đối với Putox. Lạm phát đang gia tăng, và thực tế, giá cả vẫn đang
tăng vọt trong nước. Mức tăng giá hàng tháng trong tháng 1 được báo cáo chính
thức là 0,8%. Trong 12 tháng, nhờ “niềm vui” kinh tế tăng trưởng theo cấp số
nhân, dự kiến sẽ tăng hơn 10% một chút. Trong năm qua, ngân hàng trung ương Ng@
đã tăng lãi suất lên 16% trong nỗ lực khuyến khích người Ng@ giữ tiền trong
ngân hàng và hút tiền ra khỏi nền kinh tế đang rất… nóng.
Có
một số bằng chứng cho thấy tình thế có thể đang dần dần được thay đổi – Ngân
hàng Trung ương Ng@ đã quyết định không tăng lãi suất vào tháng 2, lần đầu tiên
sau 5 tháng – nhưng vẫn còn rất lâu nữa tình hình mới nguội hẳn. Điều quan trọng
cần lưu ý là vấn đề tầm kinh tế vĩ mô: tình trạng lạm phát của Ng@ không còn do
các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây nữa.
Trước
đây, người ta đã đoán khoảng 18 tháng thì các lệnh trừng phạt sẽ có tác động đến
Ng@, nhưng bây giờ hóa ra không hẳn như vậy, mà chính kế hoạch của Putox đã làm
nghiêm trọng thêm tình hình. Bây giờ thì cuộc chiến tranh đã nện đòn trực tiếp
vào nền kinh tế Ng@. Lý do khiến lạm phát vẫn ở mức tồi tệ là do bản thân chiến
tranh dẫn đến việc chính phủ Ng@ phải chi tiêu điên cuồng để tài trợ cho cuộc
chiến.
Do
dân chúng trong nước đã phản ứng rất “tích cực” đối với lệnh huy động một phần
hồi tháng 9 năm 2022, Bộ Quốc phòng nước này thay vào đó đã cố gắng tuyển dụng
bằng cách cung cấp cho những người đăng ký mức lương cạnh tranh. Điều này dường
như đang có “tác dụng”: tỷ lệ thất nghiệp ở Ng@ ở mức 2,9%, còn tốt hơn trước
chiến tranh (tôi nhớ là 4,4%, chưa kiểm tra lại). Thật là phấn chấn!
Liệu
Kẩm-linh có bịa đặt con số này để khiến nền kinh tế Ng@ trông có vẻ tốt đẹp một
cách giả tạo hay không? Thật ra, những điều trên đây là hoàn toàn hợp lý. Lý do
cho con số 2,9% ở Ng@ là binh lính đang được gửi đến Ukraine và các nhà máy
đang tuyển dụng bất cứ ai có thể để cung cấp cho cỗ máy chiến tranh đang như một
con quỷ đói gào thét suốt ngày. Chính phủ Ng@ có thể in thêm đồng rúp bao nhiêu
cũng được để thực hiện kế hoạch đó – và đây dường như chính xác là những gì
đang xảy ra.
Trong
lịch sử, Hoa Kỳ đã rơi vào tình thế tương tự trong Thế chiến thứ hai, đó là tỷ
lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức 1,2% vào năm 1944 – một mức mà các chuyên gia
đánh giá là “hết sức ngớ ngẩn”. Đẩy toàn bộ nền sản xuất vào phục vụ chiến
tranh là một chính sách kinh tế khủng khiếp.
Trở
lại với Ng@ Putox. Giá lao động đang tăng lên trong khi nguồn cung cấp hàng
tiêu dùng đang được thay thế bằng xe tăng và xe bọc thép chở quân. Và đó là lý
do của lạm phát, hàng hóa tiêu dùng trở nên khan hiếm hơn trong khi tiền một mặt
bị giữ trong ngân hàng để lấy lãi với những người không lao động, mặt khác lại
dồi dào trong tay những người thân của binh lính và cả trong tay công nhân sản
xuất xe tăng. Đó chính là tính “khủng khiếp” của nền kinh tế thời chiến giống
như của Hoa Kỳ trước đây.
Quay
lại với lệnh cấm xuất khẩu xăng dầu – nếu được tiếp xúc với thị trường tự do,
các công ty dầu mỏ của Ng@ sẽ rất thích bán phéng xăng dầu của họ ra nước ngoài
để thu ngoại tệ về, tức là những thứ trong két của họ sẽ giữ được giá trị.
Nhưng nếu để như vậy sẽ khiến thị trường trong nước khan hiếm xăng dầu, nhất là
cuộc chiến tranh ở Ukraine đang là một cỗ máy ngốn nhiên liệu khủng khiếp. Nếu
để xuất khẩu xăng dầu xả láng, thì sẽ thiếu xăng trong nước, vì vậy phải cấm, tức
là hi sinh quyền lợi của các nhà xuất khẩu xăng dầu.
Cấm
xuất khẩu, đồng nghĩa với việc nhìn chung đất nước thu về ít tiền hơn – không
thành vấn đề, vì thị phần xăng dầu của Ng@ cũng không phải là quá ghê gớm. Cái
giá phải trả hoàn toàn xứng đáng khi Putox muốn duy trì trật tự trong nước. Cấm
xuất khẩu sẽ làm đảm bảo nguồn cung trong nước, có nghĩa là xăng được giữ ở giá
thấp hơn. Và đây là lý do tại sao xăng là mục tiêu của lệnh cấm chứ không phải
các loại nhiên liệu khác. Đối tượng của lệnh cấm chính là hướng tới người tiêu
dùng: bất cứ ai có ô tô ở Ng@ đều thuộc nằm lòng giá xăng hàng ngày và ngay lập
tức bị tác động bởi biến động giá xăng – và cùng với đó, giữ được họ ủng hộ chế
độ hiện tại.Vậy thôi.
Vì
vậy nếu có ai đó nói rằng Điện Kẩm-linh không hề lo lắng về tình trạng bất ổn
trong nước, hãy chỉ cho họ xem, chính cái lệnh cấm này bằng chứng thuyết phục
nhất rằng thực sự đang có một mối lo ngại rõ ràng. Cá nhân tôi chưa bao giờ
đánh giá cao khả năng sẽ xảy ra một cuộc cách mạng trong lòng nước Ng@ để lật đổ
Putox, mà một trong những lý do của nó là Kẩm-linh đang thực hiện các biện pháp
chủ động kiểu như lệnh cấm này – mà theo tôi thì chúng rất hiệu quả.
Và
như thế là tôi vẫn tiếp tục phải nói điều này: cuộc bầu cử tổng thống Ng@ ngày
15 tháng 3 thực sự quan trọng. Việc chính phủ có thể kiểm soát tổng số phiếu bầu
hay không sẽ không liên quan nếu có đủ số người anti-Putox xuống đường – mà lạm
phát tràn lan chính là nguyên nhân thúc đẩy mọi người làm điều đó – đặc biệt nếu
giá trứng tăng cao.
Bác
NTT có nhắn hỏi: sao nhà máy thép lại còn bị tấn công? Thép là cái thứ phục vụ
trực tiếp cho chiến tranh, sao không bị tấn công: nòng pháo cũng bằng thép, vỏ
xe tăng cũng bằng thép và đặc biệt bây giờ vỏ đạn pháo cũng bằng thép, chứ có
làm bằng đồng như ngày xưa đâu. Vì vậy mà cần phải chiếu cố đến nó.
Trên
đây có một yếu tố: không phải vụ nào người Ukraine cũng nhận trách nhiệm, theo
tôi điều này có lý. Sẽ có những vụ là do bên trong tự phá lẫn nhau, nhưng cũng
sẽ có những vụ là nội công ngoại kích. Thú vị kinh khủng.
Tin
thêm trong ngày hôm nay theo dõi trên mạng xã hội, đọc cũng… thú vị không kém.
Đây là các dòng tít:
Ít
nhất 50 máy bay không người lái Ukraine tấn công các mục tiêu trên khắp miền
Nam nước Ng@.
Máy
bay không người lái Ukraine tấn công các mục tiêu ở Taganrog, Ng@.
Hãy
xem cảnh quay đáng kinh ngạc về các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái
của Ukraine
Hàng
chục máy bay không người lái của Ukraine tấn công các mục tiêu ở Rostov,
Belgorod, Kursk và những nơi khác.
Máy
bay không người lái Ukraine tấn công suốt đêm qua ở miền nam nước Ng@…
Túm
lại, hàng chục máy bay không người lái của Ukraine đã tấn công một số mục tiêu
khác nhau trên khắp miền Nam nước Ng@, vụ việc được cho là cuộc tấn công lớn nhất
vào cơ sở hạ tầng của Ng@ cho đến nay. Hiện nay vẫn chưa có xác nhận chính xác
những mục tiêu nào đã bị tấn công, ít nhất một mục tiêu được cho là một nhà máy
sản xuất máy bay ở khu vực Taganrog.
Các
vụ nổ đã vang lên ở các khu vực Rostov, Belgorod, Kursk và Volgograd. Các thành
viên mạng xã hội từ Ng@ viết rằng cuộc tấn công đáng kể nhất là nhằm vào các tổ
hợp phức hợp công nghiệp – quân sự, đặc biệt là tại nhà máy sản xuất máy bay
Beriev ở Taganrog, nơi một vài chiếc A-50 đang được tân trang.
Còn
đây là tin của Ukraine: “Đêm 8 rạng sáng 9/3, thành phố Taganrog ở Liên bang
Ng@ được cho là bị máy bay không người lái tấn công ồ ạt, có lẽ mục tiêu là nhà
máy nơi máy bay A-50 của Không quân Ng@ hiện đang được sửa chữa (phục hồi, tân
trang). Các kênh điện tín địa phương viết rằng tổ hợp khoa học kỹ thuật hàng
không Taganrog có thể bị thiệt hại nặng nề.” – Một quan chức SBU viết trên
Telegram.
Về
phần mình, Bộ Quốc phòng Ng@ khăng khăng rằng 47 máy bay không người lái được
cho là đã bị đánh chặn và phá hủy trên các khu vực của Ng@ vào ban đêm: 1 trên
vùng Belgorod, 2 trên vùng Kursk, 3 trên vùng Volgograd và 41 trên vùng Rostov.
Ban
chiều, sau khi bài “Ng@ bắt đầu sản xuất hàng loạt bom lượn nặng 1,5 tấn “khủng
nhất” FAB-1500-M54” lên sóng, anh bạn Hắc công tử bạn tôi nói: Ukraine phải có
kế hoạch tấn công ồ ạt vào các sân bay của Ng@ cho máy bay nó què bớt đi – tôi
bận quá chỉ trả lời: đồng ý tuyệt đối. Tuy nhiên hôm trước anh phát ngôn lực lượng
Phòng không – Không quân Ukraine đã nói: “Từ khi chiếc A-50 thứ hai bị bắn hạ,
số vụ ném bom lượn của Ng@ giảm hẳn đi.” Trước đó tôi cũng đã báo cáo: không có
cái A-50 này thì máy bay Ng@ vừa mù lại vừa điếc, chính nó là thứ chỉ thị mục
tiêu cho máy bay Sung-khui ném bom lượn. Vì vậy chỉ cần tẩn cái thứ đó, là đã đỡ
được bao nhiêu nguy cơ rồi. Thêm một yếu tố nữa: nếu A-50 không có hoặc ít, thì
khả năng phát hiện máy bay tiêm kích Ukraine cũng được đưa về số KHÔNG hoặc số
ÂM, lúc đó mới thực sự là làm chủ bầu trời.
6
ngày nữa là bầu cử Cuội.
.
No comments:
Post a Comment