RFA
2024.03.07
Bộ
Ngoại giao Trung Quốc hôm 1 tháng 3, 2024 công bố đường cơ sở thẳng cho phần của mình trong Vịnh Bắc Bộ,
khu vực mà hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã phân định năm 2000 (chính thức
công bố năm 2004.) RFA trao đổi với một số nhà nghiên cứu về đường cơ sở mới
này của Trung Quốc và các hàm ý có thể xảy ra trong tương lai với Việt
Nam.
Đường
cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ mà Trung Quốc mới công bố (RFA vẽ minh họa trên Google
Map, dựa trên tọa độ của các điểm cơ sở mà Trung Quốc công bố). Google
Map / RFA
Đường
cơ sở vi phạm Luật biển Quốc tế
Khoản
3 Điều 7 của Công ước Quốc tế về Luật biển (UNCLOS) quy định rằng “Tuyến
các đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển, và các vùng
biển ở bên trong các đường cơ sở này phải gắn với đất liền đủ đến mức đạt được
chế độ nội thủy.”
Tuy
vậy, trong số tọa độ các điểm cơ sở mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố, có hai
điểm là đảo nằm xa bờ. Đó là điểm cơ sở có tọa độ 21°00'36.0"N
109°05'12.0"E (đảo Weizhou, cách đất liền Trung Quốc khoảng 45 hải lý) và
20°54'12.0"N 109°12'24.0"E (đảo Xieyang, cách đất liền Trung Quốc khoảng
30 hải lý). Điều này khiến cho đường cơ sở của Trung Quốc cách xa bờ. Câu hỏi đặt
ra là: liệu một đường cơ sở như vậy có thỏa mãn yêu cầu “đường cơ sở
không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển” của UNCLOS hay
không?
Ngoài
ra, ba điểm cơ sở đầu tiên trong danh sách các điểm cơ sở mà Trung Quốc công bố
đều nằm ngoài khơi đảo Hải Nam (tỉnh Hải Nam), trong khi đó, các điểm còn lại nằm
ở ngoài khơi tỉnh Quảng Tây. Do đó, khi kết nối các điểm cơ sở này lại, đường
cơ sở mà Trung Quốc vừa công bố sẽ cắt ngang eo biển Hải Nam (hay còn gọi là eo
biển Quỳnh Châu) nằm giữa đảo Hải Nam và tỉnh Quảng Tây. Tuy nhiên, theo Khoản
3 Điều 7 của UNCLOS thì “các vùng biển ở bên trong các đường cơ sở này
phải gắn với đất liền đủ đến mức đạt được chế độ nội thủy.” Câu hỏi đặt
ra là: liệu một eo biển mở như eo biển Hải Nam có thể trở thành “nội thủy” của
Trung Quốc hay không? Trao đổi với RFA, nhà nghiên cứu Hoàng Việt ở Tp. Hồ Chí
Minh nhận xét:
“Cá
nhân tôi vẫn tin rằng Trung Quốc không dễ gì tuân thủ Công ước Quốc tế về Luật
biển. Nếu họ không tuân thủ Công ước Quốc tế về Luật biển và công bố một đường
cơ sở vi phạm Công ước thì nó có khả năng sẽ có tác động nhiều đến các vấn đề
khác trong tương lai.”
Một
trong những điểm cơ sở mà Trung Quốc chọn để vẽ đường cơ sở trên Vĩnh Bắc Bộ, tọa
độ 21°00'36.0"N 109°05'12.0"E
(đảo Weizhou, cách đất liền Trung Quốc khoảng 45 hải lý). Ảnh minh họa từ
Google Map.
Đường
cơ sở mới ảnh hưởng đến Việt Nam không?
Cho
đến hôm 7/3/2024, chưa có thông tin Việt Nam lên tiếng về đường cơ sở mới của
Trung Quốc. Còn Trung Quốc đã lên tiếng trấn an rằng đường cơ sở mới này sẽ
không ảnh hưởng đến Việt Nam. Global Times dẫn lời Bộ
Ngoại giao Trung Quốc cho biết:
“Việc
thiết lập đường cơ sở mới nhất của Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ sẽ không ảnh hưởng
đến lợi ích của Việt Nam hay của bất kỳ quốc gia nào khác; ngược lại, nó sẽ
giúp tăng cường hợp tác hàng hải quốc tế giữa Trung Quốc và các nước liên quan.
Đồng thời, nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng hải toàn cầu.”
Tuy
vậy, trao đổi với RFA, nhà nghiên cứu Phan Văn Song, một cộng tác viên của Quỹ
Nghiên cứu Biển Đông, cho rằng có khả năng là các đường cơ sở trên Vịnh Bắc Bộ
mà Trung Quốc mới công bố là “tham lam” và sẽ đẩy nội thủy của Trung Quốc ra xa
về phía Việt Nam. Ông phân tích:
“Trước
hết chúng ta cần lưu ý rằng hai bên Việt Trung đã đàm phán và kí kết thỏa thuận
phân giới biển ngày 12/12/2000, trong hiệp định đó có quy định 21 điểm dùng xác
định đường phân giới biển. Trong đó, điểm 1 đến điểm 9 gần bờ, dùng để phân định
lãnh hải. Các điểm còn lại dùng phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
hai bên.
Tuy
nhiên, do đường cơ sở mà Trung Quốc mới bổ sung quá xa bờ sẽ kéo theo đường
biên lãnh hải sẽ lấn xa ra biển. Do đó trước nhất, nó chắc chắn ảnh hưởng đến
các quyền liên quan khác của tất cả các nước, kể cả Việt Nam.
Ví
dụ trong một phần khu vực biển ở đây, các nước đáng lẽ có thể chạy tàu tự do
(không cần phải theo cách đi qua vô hại), đặt cáp / ngầm, khảo sát khoa học...
nhưng bây giờ không thể thực hiện được hoặc bị hạn chế.
Bởi
vì theo đường cơ sở này, phần biển đó thuộc lãnh hải, thậm chí là nội thuỷ của
Trung Quốc.”
Để
ngỏ khả năng đàm phán phân định lại Vịnh Bắc Bộ?
Hai
nước Việt Nam - Trung Quốc đã kí kết Hiệp định phân định lãnh hải, thềm lục địa
và vùng đặc quyền kinh tế bên trong Vịnh Bắc Bộ năm 2000 (chính thức có hiệu lực
từ 2004). RFA đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Phan Văn Song rằng về nguyên tắc,
liệu đường cơ sở mà Trung Quốc mới công bố có thể ảnh hưởng đến Hiệp định đã
ký. Nhà nghiên cứu Phan Văn Song cho rằng Hiệp định đã ký rồi thì không có nhiều
khả năng bị thay đổi hay ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng có nhiều nội
dung trong hiệp định đó đã để ngỏ khả năng đàm phán lại. Ông nói:
“Nội
dung Hiệp định phân giới biển có vẻ như để ngỏ cho việc thương lượng và kí kết
lại việc phân định biển.
Chẳng
hạn theo điều 3 thì đường nối các điểm từ 1 đến 9 nêu trong điều 2 là đường
phân định lãnh hải. Nhưng chỉ có phần nối các điểm từ 1 đến 7 là không thay đổi
(dù có thay đổi địa hình nơi đó). Điều đó có nghĩa là có thể có ngụ ý phần đường
phân giới nối các điểm từ 7 tới 9, thậm chí tới 21 có thể thay đổi.
Điều
9 có vẻ cho phép chuyện này xảy ra vì theo điều 9 thì Hiệp định không làm ảnh
hưởng/phương hại tới lập trường đối với các quy phạm luật pháp quốc tế về luật
Biển; tức là việc phân giới có thể phải định lại, khi có căn cứ mới theo luật
quốc tế. Căn cứ mới ở đây chính là đường cơ sở mới bổ sung.
Nếu
cách giải thích này đúng thì Trung Quốc có thể sẽ yêu cầu thương thuyết lại, ít
nhất là phần đường phân giới từ điểm 7 đến điểm 21, và như vậy lãnh hải và vùng
đặc quyền kinh tế của hai bên có thể thay đổi.”
Đảo
Bạch Long Vỹ (thuộc Hải Phòng, Việt Nam) nằm giữa Vịnh Bắc Bộ. Ảnh Thông tấn xã
Việt Nam.
Việt
Nam có cần đối sách gì không?
Đó
là câu hỏi RFA đặt ra với nhiều nhà nghiên cứu. Do vấn đề còn quá sớm, phần lớn
các nhà nghiên cứu đều cho rằng cần theo dõi và nghiên cứu thêm. Nhà nghiên cứu
Phan Văn Song cho rằng do Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam Trung
Quốc mặc dù có hiệu lực từ 20 năm trước (năm 2004) nhưng có nhiều điểm để ngỏ
khả năng thay đổi, cho nên Việt Nam có khả năng sẽ phải có động thái mới. Đối với
khả năng có những thay đổi trong tương lai như ông phân tích ở trên, nhà nghiên
cứu Phan Văn Song nói:
“Dĩ
nhiên, thay đổi này sẽ theo hướng bất lợi cho Việt Nam, nếu Việt Nam không công
bố đường cơ sở bổ sung cho Vịnh Bắc Bộ cũng tham lam như vậy.”
Do
không đọc được hết các tài liệu liên quan chuẩn bị cho Hiệp định (RFA chú
thích: Hiệp định Vịnh Bắc Bộ đã kí) nên tôi không chắc chắn cách giải thích
trên là đúng. Nhưng có lẽ Việt Nam cũng nên chuẩn bị công bố tiếp phần đường cơ
sở chưa quy định từ đảo Cồn Cỏ cho đến điểm giáp giới Tàu ở cửa sông Bắc Luân một
cách tương ứng, để đối phó với tình huống xấu này. Hay ít nhất Việt Nam cũng
nên hoà
------------------------
Tin,
bài liên quan
THỜI
SỰ
·
20
năm ký kết biên giới Việt- Trung trên bộ: Bắc Kinh vẫn muốn Hà Nội nhân nhượng!
·
Trận
lũ lớn vừa qua Ảnh hưởng toàn bộ các tỉnh miền bắc
No comments:
Post a Comment