Vì
sao ‘Bắt nạt’ và Nguyễn Thế Hoàng Linh?*
Nguyễn
Phượng / Văn Việt
16 Tháng Mười, 2023
https://vanviet.info/tren-facebook/v-sao-bat-nat-v-nguyen-the-hong-linh/
Tôi nhớ
năm 1995 trên các phương tiện truyền thông Pháp đã nẩy ra cuộc tranh cãi dữ dội
về cuốn tiểu thuyết vừa xuất bản của Céline.
Năm 1996,
cuốn tiểu thuyết đó được đưa vào sgk.
Vì sao những
người biên soạn sách giáo khoa (sgk) Pháp làm điều đó?
Điều họ muốn
không phải là những lời ca tụng véo von từ phía các cô cậu học trò. Điều họ muốn
là các cô cậu ấy bộc lộ chính kiến và khả năng tranh biện cho những chân lý từ
xác tín cá nhân các cô, các cậu ấy.
I.
VÌ SAO NGUYỄN THẾ HOÀNG LINH?
Céline nhiều
lần là ứng viên của giải Nobel văn chương. Ở các nước có nền văn học nghệ thuật
phát triển thì có vẻ như càng là ứng viên các giải lớn càng gây tranh cãi. Công
chúng cũng chẳng nể nang gì cái tên và tác phẩm của họ.
Cứ băm vằm
thật lực.
Nguyễn Thế
Hoàng Linh (NTHL) tất nhiên còn xơi mới được đứng ở vị trí hiện thời của
Céline.
Mấy năm
trước nhân phải viết phản biện một luận văn thạc sĩ về thơ Nguyễn Thế Hoàng
Linh nên bản thân Nguyễn tôi phải tìm đọc nhiều hơn và đọc một cách hệ thống
nhà thơ này.
Trước đó,
cũng đã từng biết Nguyễn Thế Hoàng Linh qua những câu lục bát hài hước như:
"
Google chua xót nhận ra
Mình không
nổi tiếng bằng nhà vệ sinh…".
hoặc:
" Gọi
hỏi một không tám không
Chị ơi nỗi
nhớ thì lông màu gì?".
Đọc thêm nữa,
những câu thơ đại loại như thế càng nhiều vô vàn. Có đến hàng trăm câu như thế,
ở hầu hết các thể thơ.
Cung cách
hài hước, bông phèng đó hiện diện ở khắp mọi đề tài, mọi cung bậc cảm hứng.
Vui, hài hước đã đành. Buồn, vẫn hài hước được. Với những đối nghịch, tương phản
của vụn vặt, đời thường, hài hước là lẽ tự nhiên. Nhưng với những chuyện hệ trọng,
nghiêm trang, với NTHL, diễn đạt bằng thái độ hài hước lại cũng vẫn là một lẽ tự
nhiên.
Đọc NTHL
lúc đó với tôi đem lại một ngạc nhiên.
Hơn sự ngạc
nhiên còn là một sự thú vị.
Rồi nghĩ:
cái người gây ồn ào từ hàng chục năm xưa hóa ra…
Anh ta xuất
hiện cùng một số ít cây bút thuộc thế hệ mình như là để mở ra một trang khác
trong văn học sử…
&
Do những hệ
lụy của số phận riêng dân tộc, văn chương Việt trong đó có thơ ca thường phải
căng mình ra sống cái bổn phận không đích thực của nó. Bị vũ khí hóa, nó lúc
nào cũng phải chiến đấu hoặc nếu không phải chiến đấu, nó vẫn nhất định phải gửi
gắm một cái gì. Nó không thể cam chịu một sự hiện diện mà không gửi gắm, ký
thác một điều gì mà nó cho là thâm thúy, sâu sắc. Do đó, đọc văn chương Việt
trong thời chiến mệt đã đành, đọc trong thời bình lại càng mệt. Vì nó quá
nghiêm trang, đạo mạo và monotone.
Vì nó
không biết đùa.
Nhưng mệt
còn vì người đọc lúc nào cũng phải căng mình đi tìm ý nghĩa sâu xa.
Thực tiễn
văn học như thế cho nên từ việc lựa chọn tác phẩm đưa vào sách giáo khoa cho đến
cung cách khai thác giá trị văn chương tất yếu cũng sẽ như thế.
Văn chương
toàn những hàn lâm với lại đặc tuyển thành ra là những thứ mà từ thầy cô cho tới
các thế hệ học sinh phải làm khi học văn là cứ phải nhất tề ca ngợi và thực tế
là hoàn toàn không dễ xơi.
Vì khó xơi
nên mới cần có người phân tích mẫu, giảng mẫu.
Văn mẫu ra
đời từ đó chứ đâu!
Đã đến lúc
phải thay đổi cách làm sách.
Văn chương
phải là một thế giới đa dạng, đa nguyên, phong phú.
Văn chương
phải là nơi hiện diện bình đẳng của nhiều hệ giá trị.
Vẻ đẹp văn
chương là thứ hãy để mỗi cá nhân tự đi tìm, tự phát hiện.
Muốn thế
phải thay đổi tiêu chí lựa chọn và nhất thiết phải có nhiều giá trị không giống
nhau cho những lựa chọn khác nhau.
Và trong rất
nhiều lựa chọn, sáng tác của NTHL là một lựa chọn.
Vì sao chọn
Nguyễn Thế Hoàng Linh?
Vì đọc
NTHL người ta bước vào một không gian khác của văn chương.
Không gian
này chứa chất sống chân thật, tự nhiên không cầu kỳ, khách sáo.
Không gian
này luôn đón chào ta bằng những nụ cười hóm hỉnh, hài hước vì vị chủ nhà là người
cởi mở, hiếu khách.
Mỗi sản phẩm
thơ ca trong sáng tác của NTHL là một vật thể đương đại, tươi sống được lấy trực
tiếp từ đời chứ không phải những thứ đông lạnh lấy từ ngăn đá.
Có được điều
ấy bởi vì tác giả của những vần thơ đó mang một quan niệm sáng tác thơ ca mới.
Thơ với NTHL có thể trước hết phải là sự từ chối những sứ mệnh hệ trọng trước
đây nó từng được/bị khoác vào.
Thơ với
NTHL có thể chỉ là làm chiếc cầu nối tạm thời trong cuộc trò chuyện với một thế
hệ khác, một thế hệ không nhìn cuộc đời bằng đôi mắt trĩu nặng những căm thù
hay ưu tư mà bằng sự trẻ trung, trong trẻo, hồn nhiên, không mặc cảm.
Có thể những
người biên soạn sách giáo khoa cũng đã nghĩ như thế khi chọn bài thơ đang gây
tranh cãi ồn ào kia…
Thỉnh thoảng,
Nguyễn Thế Hoàng Linh như một thói quen của người ưa hài hước, cũng bất ngờ ném
ra một ít triết lý nhưng xem ra anh không có cao vọng, mục đích gì ghê gớm.
Cũng vẫn là để cho cái nhìn cuộc sống của mỗi chúng ta thêm ý nhị mà thôi…
II.
VÌ SAO CHO CÁC EM HỌC SINH LỚP SÁU HỌC BÀI THƠ "BẮT NẠT"?
Hiện đám
cháy của tinh thần phẫn nộ không chỉ đang thiêu đốt bài thơ "Bắt nạt"
của Nguyễn Thế Hoàng Linh. Tôi thấy nhiều tia lửa đã lan sang cả bài thơ
"Con chim chào mào" của Mai Văn Phấn và vài ngữ liệu khác nữa trong
sách giáo khoa.
Đọc trên mạng
thấy khá nhiều lời chỉ trích của công chúng đối với nhóm tham gia biên soạn. Trọng
tâm của sự chỉ trích là ở cái tội các nhà biên soạn đã không biết lựa chọn những
tác phẩm ưu tú đưa vào chương trình.
Họ ngạc
nhiên cực độ khi thấy những tác phẩm lởm khởm như thế mà lại có thể được các
tác giả biên soạn sách ngang nhiên đưa vào chương trình bắt con cái họ học?
Họ cạn lời
với những nhà biên soạn sách và họ cho rằng đang có một âm mưu rất lớn nhằm đưa
những gián điệp Trung Quốc vào biên soạn sách để phá nát nền giáo dục vốn đã rất
nát của Việt Nam.
Tại sao có
một sự vênh lệch rõ như ban ngày như thế?
Và tại sao
chưa thấy các nhà biên soạn sách giáo khoa lên tiếng?
Tôi cho rằng
có một sự cách biệt khá lớn trong quan niệm và khung tri thức giữa nhiều nhóm
trong cộng đồng chúng ta về ngữ liệu trong sách giáo khoa trong đó cách biệt lớn
nhất là giữa các nhà biên soạn với phần còn lại.
Các môn
khác tôi không biết vì không phải chuyên môn của tôi. Nhưng tôi đọc chương
trình tương đương của học sinh các nước như Pháp, Mỹ, Nhật, Hàn…thì thấy khung
chương trình và ngữ liệu lựa chọn của họ không có cách biệt quá lớn với chương
trình ngữ văn 2018 của chúng ta.
Nỗ lực này
cần phải tính điểm cho các nhà biên soạn chương trình. Vì ít nhất, khi con cái
các vị du học, các cháu sẽ không phải nỗ lực đến 200% để có thể tiếp thu tri thức
nhân loại bằng sinh viên xứ người.
Và nếu như
không phải ai cũng có điều kiện cho con cái du học thì liệu khi các công ti lớn
của Mỹ, Úc, Nhật, Hàn tới đầu tư trên đất nước ta con cái chúng ta có đủ tri thức,
học vấn và kỹ năng để đáp ứng các yêu cầu mà các công ti đó đặt ra?
Liệu lúc
đó, chúng ta có thể bình tĩnh đứng nhìn các công ti đó tuyển nhân công nước
ngoài cùng lứa tuổi con cái chúng ta đến làm việc trên đất nước chúng ta?
Toàn cầu
hóa yêu cầu phải hội nhập sâu sắc kiểu tư duy.
Chúng ta
không thể dùng kiểu tư duy thời chúng ta được rèn giũa để tiếp tục cung cấp cho
thế hệ học sinh hiện nay khi mà thế giới đã đổi khác.
Kiểu tư
duy đa phương tiện, lối viết đa thanh, đa sắc điệu và xích thật gần với đời sống
về ngôn ngữ cùng những cấu trúc lỏng lẻo, tạm bợ, dễ hình thành và dễ tan biến
đang là xu hướng không chỉ trên lãnh thổ mang hình chữ S của chúng ta mà là phổ
biến ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên toàn cầu.
Đó là lí
do vì sao khi năm 2011, Cục xuất bản và phát hành ở Việt Nam thu hồi cuốn
"SÁT THỦ ĐẦU MƯNG MỦ" thành ngữ đương đại bằng tranh của họa sĩ Thành
Phong thì ở Mỹ, một nhà xuất bản khá lớn đã vội vàng mua bản quyền.
Vì sao vậy?
Vì những
thành ngữ xưa của chúng ta như "nghèo rớt mồng tơi" hay "Chó cắn
áo rách" dù hay đến mấy cũng đã mòn cũ, bị bê tông hóa, bị đông lạnh không
tươi sống như những thành ngữ mới, kiểu: "nhục như con trùng trục",
"ngon lành cành đào". "Bình thường như cân đường hộp sữa"…
Chúng ta,
phần lớn khi mua thức ăn ai chả muốn ăn đồ tươi sống hơn là thức ăn bỏ ngăn đá.
Phỏng ạ?
Đó cũng là
lí do khiến những nhà biên soạn cho các em học sinh được học bài thơ của Mai
Văn Phấn.
Thơ Mai
Văn Phấn đã được chuyển ngữ nhiều ở các nước và tình hình tiếp nhận thơ Mai Văn
Phấn của độc giả ở các nước đó không tệ nếu không muốn nói là khá tốt.
Nhà thơ
Khương Hữu Dụng sống gần 100 tuổi, làm thơ gần 70 năm nhưng nếu hỏi ông để lại
câu thơ nào sáng giá trong lịch sử thơ ca Việt Nam? Tất nhiên, đó là câu:
MỘT TIẾNG
CHIM KÊU SÁNG CẢ RỪNG!
Tuy nhiên,
nếu được hỏi cùng miêu tả tiếng chim, giữa Mai Văn Phấn và Khương Hữu Dụng anh
chọn câu nào?
Tôi sẽ chọn
câu thơ mô phỏng âm thanh tiếng chim của Mai Văn Phấn.
Vì lối viết
đa phương tiện của anh mở rộng trường liên tưởng và trí tưởng tượng của tôi hơn
là câu thơ đóng kín của bậc làm thơ lão thành.
Cũng như
thế, tôi có thiện cảm với bài thơ "Bắt nạt".
Trước hết
là ở tính vấn đề.
Bạo lực học
đường đã và đang là một vấn đề được đặt vào phạm trù nghiêm trọng trong nhiều nền
giáo dục đương đại.
Ở Nhật người
ta gọi bằng thuật ngữ jlime, ở Hàn gọi là hak gyo pok ryeok, ở Pháp gọi là
violence scolaire, ở Mỹ gọi là school violence…và Việt Nam người ta gọi là bạo
lực học đường hay giản dị hơn là bắt nạt.
Đưa được
bài thơ vào chương trình để học sinh tham gia đánh giá, bàn bạc, thảo luận là một
điểm đáng quý.
Thứ hai là
cách nhìn nhận.
Người ta
đã xử lý hiện tượng đáng báo động đó bằng pháp luật, bằng quy chế trường học, bằng
sự lên án gay gắt của dư luận, bằng cả sự phẫn nộ kèm sự ra tay lấy bạo lực đáp
lại bạo lực của phụ huynh…
Tuy nhiên,
có vẻ như mọi giải pháp vừa liệt kê đó vẫn chưa phải là những cách giải quyết hữu
hiệu nan đề.
Tác giả
bài thơ "Bắt nạt" không phủ nhận đó là một việc xấu, thậm chí rất xấu.
Nhưng anh
có cách nhìn nhận giản dị và nhân văn hơn.
Đó là người
sai lầm không phải tội phạm.
Do đó,
thái độ và giọng điệu khi đề cập tới đối tượng của tác giả là nhẹ nhàng, thân
tình: gọi người bắt nạt là “bạn” và khuyên là “đừng”. Cách xưng hô kèm lời
khuyên đối với người bắt nạt ở đây là một lựa chọn. Xích lại gần chứ không phải
đẩy ra xa về phía đối thủ, đối địch.
Đó là một
cách nhìn và sự thể hiện thái độ riêng và đáng được tham khảo, suy ngẫm. Vì
khác với cách ứng xử thông thường, tác giả đã không nghiêm trọng hóa vấn đề.
Thứ ba là
sự thấu hiểu.
Người bắt
nạt kẻ khác có hiểu hành vi bắt nạt là xấu, là đáng bị lên án không?
Tất nhiên
là có.
Nhưng tại
sao họ vẫn làm điều đó?
Vì phần lớn
học sinh phổ thông cấp THCS và THPT đều bắt đầu ở lứa tuổi dậy thì và kết thúc ở
thời điểm trưởng thành. Chặng đời này nằm trọn trên chặng đường các em trưởng
thành dần về thể chất và trí tuệ.
Tuy nhiên,
về thực chất họ vẫn đang là một vị thành niên.
Cũng ở lứa
tuổi này, những xung lực trái chiều tích cực, tiêu cực đan xen nhau khiến các
em vừa khao khát bộc lộ mình, khao khát khẳng định sức mạnh, ưa phiêu lưu, mạo
hiểm, thích lao vào những việc có nhiều thử thách và đặc biệt sẵn sàng làm những
việc vừa có ý nghĩa lẫn cả những việc vô nghĩa không loại trừ cả việc phạm vào
những điều cấm kỵ.
Đây là lý
do tác giả, trong tư cách một người bạn đề xuất những trải nghiệm khó như ăn mù
tạt, nhảy HIP – HOP…
Chẳng phải
ngẫu nhiên mà có những đề xuất đó.
Ăn mù tạt
không dễ.
Vì có thể
buốt đến lộng óc.
Nhảy HIP –
HOP không dễ
Bởi lịch sử
vũ đạo bắt đầu từ việc loài người nhảy bằng hai bàn chân tiến lên nhảy bằng mũi
chân (bale) và HIP HOP là một bước vận động, phát triển mới, nhảy bằng toàn
thân: vai, lưng, mu bàn tay, chân, đầu…quả là một thử thách cả về sức mạnh lẫn
sự khéo léo.
Đề xuất
này rõ ràng gây hứng thú với đối tượng và cái XUNG LỰC VÔ TRI nhưng MÃNH LIỆT của
lứa tuổi kia sẽ chuyển từ hướng TIÊU CỰC sang TÍCH CỰC và, cái khoảng cách vô
hình kia giữa trẻ với trẻ cũng đã được dỡ bỏ.
Thứ tư là
vấn đề vần điệu và ngôn từ.
Đến thời
đương đại, mọi ranh giới giữa trung tâm với ngoại biên, hàn lâm và bình dân,
ngôn ngữ trau chuốt, sang trọng và ngôn ngữ lấm bụi dường như đã được tháo gỡ.
Điều tôi
quan tâm ở đây là một người đã làm đến hàng nghìn bài thơ (mà tôi sẽ trưng một
số dữ liệu trong phần hình ảnh) có đến nỗi phải bí vần, bí từ không?
Tôi cho rằng
không.
Tác giả đã
lựa chọn tiếng nói, ngôn ngữ của trẻ em để giải quyết vấn đề bằng cách của trẻ
em.
Về mặt
ngôn ngữ, bài thơ này chọn esthetique chez l’enfant (mỹ học ấu nhi) và đó là một
lựa chọn đúng.
Người mẹ
khi muốn đồng hành với trẻ phải nói giọng của đứa trẻ. Họ sẽ gọi CON NGỰA là
CON NGẠ. Họ sẽ hỏi: "TON ƠI, TON ĐI ĐÂU ĐẤY?". Mà không hỏi:
"Con ơi, con đi đâu đấy?".
Vì sao?
Mọi sự cô
đúc, khúc chiết, chuẩn mực, nghiêm trang…đối với trẻ, trong mọi trường hợp, đâu
phải là hay?
Thứ năm là
chuyện tác giả bài thơ tả xung hữu đột bảo vệ bài thơ khi bị công chúng công
khai chế diễu.
Tôi nhớ
Nguyễn Hưng Quốc trong cuốn: THƠ V.V VÀ V.V… có nói đại ý. Khi bài thơ hoàn
thành, tác giả của bài thơ là một hoàng đế đã thoái vị.
Đúng thế.
Anh ta không còn quyền lực gì với bài thơ nữa. Bài thơ bây giờ là của công
chúng. Công chúng bravo hay ghẻ lạnh hãy mặc lòng.
Anh chiến
đấu để bênh vực, bảo vệ nó thì giờ đây anh chỉ bênh vực, bảo vệ với tư cách của
một độc giả mà thôi.
Trong tư
cách một tác giả, anh sẽ là kẻ đáng ghét.
Nhưng
trong tư cách độc giả, anh là một người đáng yêu.
Tuy nhiên,
tôi biết chắc, cơn phẫn nộ của mọi người vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Vậy thì đọc
một bài bất kì của anh ấy xem Nguyễn Thế Hoàng Linh liệu có thể còn một chút gì
trong ta?
http://vanviet.info/wp-content/uploads/2023/10/Screenshot-2023-10-15-194824_thumb.png
Screenshot
2023-10-15 194824
NGÀY
có những
ngày không thấy thời gian
mưa gõ vỡ
từng ô trời hy vọng
chim vẫn
bay mặc dù đang chết cóng
như cá hồi
ngược thác tìm xuân
ai giảng
giùm ý nghĩa của trầm luân
nghe không
hiểu chỉ thấy buồn thấm thía
thượng đế
mơ giấc ngủ nơi nghĩa địa
để làm người
đơn giản giữa tự nhiên
nếu một
ngày cả nhân loại hóa điên
trên trái
đất còn gì không tuyệt chủng
em hãy đến
và bảo anh sống đúng
cùng đập
nhịp yêu này và bào chữa cho nhau
nếu một
ngày cả nhân loại thấy đau
là đến lúc
thời gian hồi sinh lại
và khi ấy
anh không còn sợ hãi
mất em
trong sự vô cảm loài người…
* Tiêu đề
do Văn Việt tạm đặt.
No comments:
Post a Comment