Tuesday, 17 October 2023

PHIM "ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM" : CUỘC CHIẾN KHÔNG HỒI KẾT, TRƯỜNG HỌC NHẢY VÔ LÀM GÌ, DÍNH MIẾNG! (Cù Mai Công)

 



Phim “Đất rừng phương Nam”: Cuộc chiến không hồi kết, trường học nhảy vô làm gì, dính miểng!

Cù Mai Công

17/10/2023

https://baotiengdan.com/2023/10/17/phim-dat-rung-phuong-nam-cuoc-chien-khong-hoi-ket-truong-hoc-nhay-vo-lam-gi-dinh-mieng/

 

Suốt mấy ngày nay, cuộc đại chiến trên (phim) “Đất rừng phương Nam” coi bộ bất phân thắng bại. Thú thật là nghe các bên trình bày, tôi thấy bên nào từ góc nhìn của bên mình, cũng có lý.

 

Một bên nghĩ rằng dù điện ảnh cũng phải tôn trọng lịch sử, tôn trọng văn hóa, quần áo, ăn nói, đi đứng… của cư dân một thời kỳ lịch sử. Thậm chí phim thiếu tính chính trị (!). Bên này nêu ra những chi tiết, nhân vật không đúng thực tế thời điểm ấy, từ nút áo, phục trang, nội dung… đến khung cảnh như Tàu. Tức là tập trung đến tính ĐÚNG/SAI.

 

Thực tế thì đoàn phim đã phải chỉnh sửa vài chi tiết trong phim dù sửa cũng lèm nhèm. Đã tìm cách thể hiện chất Nam bộ xưa thì đã sửa phải sửa là “Chánh nghĩa đoàn” chớ ai lại “chính nghĩa”. Nghe hơi khó lọt lỗ tai.

 

Bên kia cho rằng điện ảnh là giải trí; ngôn ngữ điện ảnh có quyền hư cấu, sáng tạo so với tác phẩm văn chương gốc như bao phim điện ảnh khác đã từng làm. Vấn đề là việc thể hiện đó có thu hút người coi hay không. Phim đúng là có sôi động, đánh đấm tưng bừng. Không ít người ca ngợi những đại cảnh, thần thái Nam bộ của phim. Nghĩa là nhấn mạnh đến chuyện HAY/DỞ.

 

Mỗi bên một góc nhìn. Hồi xưa học trường đạo, tôi còn nhớ lời các cha dạy: “Các con cần chấm dứt ngay cuộc tranh luận nếu hai bên không cùng góc nhìn. Nếu không, sẽ không có hồi kết”.

 

Với cuộc đại chiến vẫn có vẻ chưa nguôi hiện nay, xem chừng ngành chức năng cũng chưa thể đưa ra kết luận gì, chắc vì… khó quá. Cái khó này có lẽ từ hai góc nhìn khác nhau. Tự do, dân chủ, ai thích mà rảnh thì đi coi, không thì thôi. “Ép làm chi cho má nó khi”.

 

Vậy cũng được. Cái không được ở đây là đang lúc “dầu sôi lửa bỏng” chưa rõ ràng này, một số trường “bỗng” gởi thư ngỏ đến SV-HS lẫn phụ huynh kêu đi coi phim với đủ lý lẽ khó mà chê được: trải nghiệm, tích hợp nhiều môn (văn, sử…), phim kế thừa tác phẩm văn học… vân vân và vân vân… Danh nghĩa là mời gọi nhưng ai chả biết thực tế ra sao. Có trường còn hăm trừ điểm sinh viên này nọ, nếu không coi.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/10/2-12.jpg

Ảnh minh họa của tác giả Cù Mai Công: Ngon oánh trước coi! Ảnh trên mạng

 

Giá vé 45.000 đồng. Có trường đưa giá 60.000đ, có trường 80.000đ, có trường 95.000đ… Tất nhiên có đủ lý do về mỗi loại giá đó.

 

Kế hoạch coi phim này thực hiện ngay khi phim chưa chiếu chính thức ngày 16-10-2023. Có một liên kết trước không? Tôi không rõ. Cái rõ là HS-SV đang trở thành đối tượng của thị trường, kể cả thị trường phim ảnh. Ngay trong lúc trường lớp vốn gần đây đủ chuyện: Sách giáo khoa, học phí, học thêm, lạm thu… Giờ lại thêm tiền mua vé coi một phim mà dân tình đang cãi loạn.

 

Tội nghiệp học trò, phụ huynh lẫn nhà trường. “Chiến cuộc” trên “Đất rừng phương Nam” chưa hồi kết và có lẽ khó có hồi kết, nhảy vô làm gì! Đó có phải tác phẩm kinh điển đâu. “Đầu không phải, phải tai”.

 

“Bất tri ý hà, lưỡng tương đấu khẩu”, căng quá, thôi thì “thần kiến nguy, thần tẩu”.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/10/1-65.jpg

Hai “nhỏ” (bưu ảnh ghi “nhos”) An Nam trong rừng ở ngoại ô Sài Gòn những năm 19xx – Bưu ảnh

 

 

==============================================

 

 

Phim Đất Rừng Phương Nam, quà quý kính dâng “Tập Đế”?

16/10/2023

 

Phim “Đất rừng phương Nam”: Cuộc chiến không hồi kết, trường học nhảy vô làm gì, dính miểng!

17/10/2023





No comments:

Post a Comment

View My Stats