Friday, 20 October 2023

BÁO CÁO VIÊN ĐẶC BIỆT CỦA LIÊN HIỆP QUỐC PHẢN ĐỐI VIỆT NAM THAM GIA TẬP TRẬN CÙNG QUÂN ĐỘI MYANMAR VÀ NGA (RFA)

 



Báo cáo viên đặc biệt của LHQ phản đối Việt Nam tham gia tập trận cùng quân đội Myanmar và Nga

RFA

2023.10.20

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/un-special-rappourteurs-protest-vn-participation-in-joint-military-exercises-with-junta-10202023085134.html

 

Hai báo cáo viên đặc biệt về nhân quyền và khủng bố của Liên Hiệp Quốc hồi đầu tháng này công bố bức thư gửi Chính phủ Việt Nam, phản đối việc Việt Nam tham gia những cuộc tập trận chung chống khủng bố cùng quân đội Myanmar vì cho rằng những cuộc tập trận này nhắm vào các tổ chức đối lập và dân thường.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/un-special-rappourteurs-protest-vn-participation-in-joint-military-exercises-with-junta-10202023085134.html/@@images/7b7152a6-43c7-4e1b-817b-82a6bd93a6fc.jpeg

Các tư lệnh không quân ASEAN bao gồm Tư lệnh Không quân Myanmar Htun Aung (thứ ba từ phải sang) chụp hình chung tại Hội nghị các tư lệnh không quân ASEAN lần thứ 20 ở Naypyidaw, Myanmar hôm 13/9/2023 (minh hoạ)  -  AFP

 

Bức thư đề ngày 7/8/2023 và được công bố trên website của Liên Hiệp Quốc sau 60 ngày theo quy định khi không nhận được phản hồi từ Chính phủ Việt Nam.

 

Theo nội dung thư, Việt Nam gần đây đã tham gia các hoạt động do Nhóm làm việc về chống khủng bố của các chuyên gia trong Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (gọi tắt là ADMM - Plus). Đáng chú ý là Nhóm làm việc chống khủng bố này hiện do quân đội Myanmar và Hội đồng Hành chính Nhà nước Myanmar (SAC) và Liên bang Nga đồng chủ trì. SAC đã lật đổ chính phủ dân chủ của Myanmar hồi năm 2021.

 

Một hội nghị lên kế hoạch của Nhóm làm việc đã được tổ chức vào tháng sáu vừa qua ở Khabarovsk, Nga với sự tham gia của các nước ASEAN cùng hai đối tác của ADMM-Plus là Trung Quốc và Ấn Độ. Năm đối tác khác của ADMM-Plus không tham dự hội nghị này là Mỹ, Úc, Nhật, New Zealand và Hàn Quốc.

 

Theo lịch trình của nhóm làm việc, SAC sẽ tổ chức cuộc tập trận bàn tròn ở Myanmar vào tháng 8/2023 và Liên Bang Nga sẽ tổ chức tập trận thực địa ở Nga vào tháng 9 năm nay.

Theo bức thư của các chuyên gia LHQ, “việc tham gia tập trận sẽ giúp nâng cao khả năng tác chiến của SAC. Hội đồng Hành chính Myanmar (SAC) bị cáo buộc đã sử dụng vị trí của mình trong Nhóm làm việc như một cơ hội tuyên truyền để tấn công Chính phủ Đoàn kết Quốc gia và các nhóm ủng hộ dân chủ khác ở Myanmar, gọi họ là các tổ chức khủng bố.”

Trên website của mình, SAC liên tục cáo buộc các lực lượng đòi dân chủ ở Myanmar bao gồm Chính phủ đoàn kết quốc gia (NUG), các Tổ chức Cách mạng Dân tộc (ERO) và Lực lượng Phòng vệ Nhân dân (PDF) là các tổ chức khủng bố.

 

Tại ADMM-Plus, SAC liên tục đưa các thông tin tuyên truyền sai lệch về các tổ chức này, bức thư của các chuyên gia LHQ viết.

 

Với những nội dung nêu trên, các chuyên gia LHQ nhắc Việt Nam về nghĩa vụ với quốc tế và theo luật quốc tế khi tham gia vào các hoạt động tập trận chống khủng bố.

 

Các chuyên gia của LHQ thúc giục Chính phủ Việt Nam cấm SAC tham gia vào các hoạt động quốc phòng của ASEAN và không tham gia vào các cuộc tập trận do SAC và Liên bang Nga tổ chức.

 

Các chuyên gia LHQ cũng yêu cầu Chính phủ Việt Nam làm rõ về ý định tham gia vào các cuộc tập trận tương tự với SAC trong tương lai và cung cấp thông tin về các hoạt động tập trận chung đã nêu trong thư, chính sách của Chính phủ Việt Nam liên quan đến quân đội Myanmar và các biện pháp chống khủng bố mà quân đội Myanmar đang áp dụng.

 

---------------------------

Tin, bài liên quan

TIN VIỆT NAM

 

Việt Nam cứu 154 người tị nạn Rohingya nhưng lại trao trả cho chính quyền quân sự Myanmar

Việt Nam phản đối những câu chữ mạnh mẽ trong nghị quyết của UN lên án đảo chính ở Myanmar

Phản ứng của Việt Nam về tình hình Myanmar

Việt Nam đóng góp 50.000 đô la giúp đỡ người tị nạn Hồi giáo Rohingya ở Bangladesh

Viettel đàm phán mua cổ phần viễn thông ở Malaysia và Indonesia





No comments:

Post a Comment

View My Stats