Wednesday, 16 November 2022

TRÁI PHIẾU BIỀN THÀNH "TRÁI ĐẮNG", TRÁCH NHIỆM THUỘC VỀ AI? (Ngô Anh Tuấn)

 



Trái phiếu biến thành “Trái đắng”, trách nhiệm thuộc về ai?   

Ngô Anh Tuấn

16-11-2022  03:17   

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0bLAmKWYRRzZ29tmBNgwpnffp7KL4ZF36Wn1YsJtsMg2hNaDdNrRZ2nmsNAGD82Sgl&id=1569759542

 

Người đầu tiên chịu trách nhiệm chính là người mua trái phiếu; họ chịu trách nhiệm bằng chính tiền của họ. Khi mất tiền, họ gào thét rằng họ bị lừa đảo nhưng thực chất có phải vậy? Họ có tiền dư gửi ngân hàng, đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, đừng bảo họ ngu; rồi khi tiền gửi ngân hàng lãi ít thì chuyển qua mua cổ phiếu, trái phiếu để được hưởng lãi cao hơn, cũng đừng bảo họ ngu. Nhưng, giả sử họ ngu thật hoặc họ bị mù thông tin thì nguyên nhân tới từ đâu?

 

Đầu tiên, đích thị là ông Uỷ ban chứng khoán Nhà nước; ông này là người thẩm định hồ sơ xin phát hành trái phiếu ra công chúng. Nếu các ông ấy kiểm tra hồ sơ kỹ hơn, yêu cầu các công ty trình hồ sơ xin phát hành trái phiếu phải đáp ứng đủ điều kiện theo luật thì dù có người mua có ngu nhiều hay ngu ít thì khả năng mất trắng tiền tích cóp của họ cũng đều rất thấp.

 

Tiếp đến là ông Ngân hàng. Về nguyên tắc, ông này chỉ giữ tiền trái phiếu phát hành thành công và chỉ giải ngân sau khi cơ quan thẩm quyền cho phép. Thế nhưng, vì lợi nhuận, vì miếng bánh ngon quá khiến ông ấy không thể ngồi im nên đã xua quân lính đi môi giới nhiệt tình cho khách mua trái phiếu. Chắc hẳn ông này được trích % môi giới không nhỏ nên mới nhiệt tình tới vậy. Và từ đó, một lượng tiền gửi tiết kiệm rất lớn trong ngân hàng đã chảy vào cho doanh nghiệp mà họ không cần tài sản đảm bảo nào. Cũng chính vì được hưởng lợi ích lớn, tiền tươi thóc thật nên chắc các lãnh đạo ngân hàng làm ngơ việc này (nếu không nói là có người chỉ đạo cho làm).

 

Trong hàng loạt vụ việc lớn liên quan tới trái phiếu, nếu chỉ xử lý mấy ông doanh nghiệp, doanh nhân là lừa đảo thì chúng ta mới làm tốt được một phần nhỏ. Như đã nói, mấy ông doanh nghiệp không thể làm sai được nếu như Uỷ ban chứng khoán nhà nước làm đúng chức trách, nếu như các ngân hàng cùng nhân viên họ không thổi phồng lên giá trị và tính pháp lý, an toàn của trái phiếu thì chắc là số nạn nhân bị ngộ nhận, bị lừa [không] nhiều tới vậy.

 

Chúng ta phải cho lính trinh sát, phải rình rập mới bắt được vài tên ăn cắp vặt nhưng như người tàng hình trước những kẻ ăn cắp công khai trước mặt hàng ngày. Nếu ông doanh nghiệp, doanh nhân lừa đảo thì mấy ông Uỷ ban chứng khoán Nhà nước hay các ông ngân hàng, khả năng cao cũng là đồng phạm giúp sức tích cực; đó là điều khó tránh khỏi – Nếu không xử lý mấy ông này thì quả là “bất công” cho mấy ông doanh nghiệp, doanh nhân vì có phúc cùng hưởng nhưng hoạ chỉ mình tao chịu…

 

Mấy tay chơi cổ phiếu chúng tôi dạo này cũng lỗ sưng mặt, mỗi phiên tài khoản teo tóp đi 6-7%, đau lắm, biết kêu ai bây giờ? Nhiều người trách mắng rằng ông Bộ Tài chính kêu mấy người mua trái phiếu kiểu tự làm, tự chịu là vô trách nhiệm, nhưng đó quả thực là câu trả lời đúng vì luật nó cũng bảo thế mà! Thế nên, các bố làm doanh nghiệp muốn đỡ thiệt thòi, giảm ức chế khi phải đi nghỉ mát dài hạn thì cũng nên kéo thêm mấy thằng tổ chức, mấy cha xúi dại đi cùng…

 

.

42 BÌNH LUẬN  





No comments:

Post a Comment

View My Stats