Sở
GD-ĐT TP.HCM giải thích vòng vo chuyện bắt nhà trường thu BHYT
Lê Thiệt -
Saigon Nhỏ
9 tháng 11, 2022
Qua vụ hiệu trưởng trường Tiểu học xã Sơn Lâm (huyện
Hương Sơn, Hà Tĩnh) bêu tên học sinh chưa đóng tiền bảo hiểm y tế bắt buộc
(BHYT) rồi bị phụ huynh cầm dao xông vào trường bắt quỳ gối xin lỗi, một lần nữa
dư luận lại thấy thêm sự tồi bại của ngành giáo dục, khi bắt giáo viên làm những
việc không phải nhiệm vụ của họ.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/11/03-So-GD-1.jpg
Biếm họa: SaTế
Trước đây mấy ngày, ông quan sở Dục huyện
Hương Sơn phát biểu “tinh tướng” rằng “việc thu tiền bảo hiểm không phải nhiệm
vụ của giáo viên, nếu trường nào bắt buộc giáo viên thu thì đã làm sai nguyên tắc.
Những trường nào làm sai nguyên tắc là do hiệu trưởng chỉ đạo”.
Ông hiệu trưởng Thống nghe được câu này chắc tức
lắm. Mang thân làm trâu ngựa cho sở, để được vài ba phần trăm huê hồng, rồi bị
sỉ nhục như thế thà về nhà đi hốt c… gà cho thảnh thơi.
Mới đây, ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng
Chính trị – Tư tưởng, Sở GD-ĐT TP HCM, cho biết thêm nhiều điều về BHYT để dân
tình, và nhất là các ông hiệu trưởng, thầy cô mở mắt. Những điều này “oái oăm”
lắm.
Ông Trọng nói BHYT là chủ trương, “chính sách
nhân văn” của Đảng và Nhà nước. Thế nên, việc tuyên truyền, vận động học sinh,
sinh viên (HSSV) mua BHYT là “nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị”. Vậy nên,
ngành GD-ĐT TP đang phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội và các cơ quan, ban
ngành khác tuyên truyền sâu rộng tính nhân văn của chính sách này và quyền lợi
được hưởng khi tham gia BHYT đến phụ huynh, HSSV để các em tham gia BHYT theo
đúng quy định của pháp luật.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/11/03-So-GD-2.jpg
Biếm họa: DAD
Vẫn theo ông Trọng, do BHYT là hình thức
bảo hiểm bắt buộc, nên chỉ tiêu “100% học sinh của trường” tham gia BHYT là thực
hiện đúng theo quy định của pháp luật, cũng như chỉ đạo của các cấp lãnh đạo. Sở
GD-ĐT TP có trách nhiệm lập danh sách các trường học có tỷ lệ tham gia BHYT thấp
để cơ quan BHXH phối hợp nhà trường tiếp tục tuyên truyền đến phụ huynh nhằm hiểu
rõ hơn về chính sách này để đóng tiền cho đầy đủ.
Đúng là những tay làm “chính trị – tư tưởng”
như ông Trọng rất giỏi trong việc đánh tráo khái niệm. Dân gian gọi đám này là
“đĩ miệng” cũng không sai.
Tài khoản Nguyễn Thị Anh Thảo viết
trong phần bình luận của báo Người Lao Động:
“Tôi thấy ông Trọng lên tiếng cũng như không,
đây là người ta nói đã thêm việc cho giáo viên chứ đâu nói BHYT thiếu nhân văn.
Nhân viên ngành bảo hiểm họ hưởng lương 180%, sao họ không làm tốt việc vận động
của họ? Còn nếu để giáo viên làm thì phải trả tiền công, tăng thu nhập cho họ.
Họ cũng đủ việc rồi, sao ép họ nữa, vậy các ông làm việc này là nhân văn à?”
Nhiều người cho rằng, ông Trọng càng nói càng
thể hiện sự lươn lẹo, đưa vấn đề BHYT là bắt buộc, nhưng lại không những không
đề cập đến trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm, mà còn quy ngược trách nhiệm cho
ngành giáo dục.
Dư luận đang đòi hỏi các ông lãnh đạo ngành
giáo dục phải trả lại đúng vị trí của người thầy, người cô, để cho họ yên tâm
đào tạo thế hệ trẻ, mà không bị bất cứ áp lực “thi đua” nào.
No comments:
Post a Comment