Tuesday, 15 June 2021

ÚC ĐIỀU CHỈNH CÁCH TIẾP CẬN VỚI TRUNG QUỐC THEO HƯỚNG QUYẾT ĐOÁN HƠN NGAY CẢ KHI THAY ĐỔI ĐẢNG CẦM QUYỀN (Nghiên Cứu Biển Đông)

 



 

Úc điều chỉnh cách tiếp cận với Trung Quốc theo hướng quyết đoán hơn ngay cả khi thay đổi đảng cầm quyền  

Nghiên cứu Biển Đông

23:30  14/06/2021    

https://www.facebook.com/eastseastudies/posts/4379311132113455

 

Mặc dù có những cáo buộc Liên đảng (cầm quyền) của thủ tướng Scott Morrison đang liều lĩnh lợi dụng “mối đe dọa Trung Quốc” để thúc đẩy chỉnh sách, một số thay đổi quan trọng tác động lên cách tiếp cận của Úc đối với Trung Quốc ngay cả khi thay đổi đảng cầm quyền:

 

- Công chúng Úc ngày càng mất niềm tin vào Trung Quốc. Theo khảo sát của Viện Lowy, nếu như trong năm 2018, có tới 82% người dân Úc coi Trung Quốc là đối tác kinh tế và chỉ có 12% coi Trung Quốc là mối đe dọa an ninh, thì hiện tại hai tỷ lệ này đã thay đổi đáng kể, lần lượt là 55% và 41%. Trong khi đó, tỷ lệ người dân Úc ủng hộ chính sách của chính phủ tìm kiếm các thị trường nhằm giảm phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc đạt đồng thuận ở mức cao chưa từng có, 94%; trong khi có tới 82% người dân Úc đồng ý với việc chính phủ đưa ra các lệnh trừng phạt quan chức Trung Quốc có liên quan tới hành vi xâm phạm nhân quyền. Đây là cơ sở để chính phủ tiếp theo duy trì theo đuổi chính sách quyết đoán với Trung Quốc;

 

- Liên đảng và Công đảng (đối lập) đồng thuận ở nhiều điểm quan trọng trong chính sách với Trung Quốc: ngăn chặn các công ty Trung Quốc xâm nhập vào mạng lưới 5G, xét lại và thậm chí hủy bỏ các thỏa thuận, dự án ảnh hưởng tới an ninh quốc gia (BRI, Viện Khổng tử), nhân quyền và hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông. Đại hội đảng Công đảng cuối tháng 3 vừa qua đã nhất trí thông qua các nghị định lên án hành động của Trung Quốc tại Tân Cương, Hong Kong và Biển Đông; và có thể đã đi xa đến mức lên án Trung Quốc “diệt chủng” đối với người Duy Ngô Nhĩ nếu như không có các ý kiến kêu gọi kiềm chế, cho thấy sự thay đổi lập trường rõ ràng của Công đảng;

 

- Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình ngày càng quyết đoán, sẵn sàng cưỡng ép và thực hiện ngoại giao “chiến lang” và Úc đã trở thành nận nhân. Bên cạnh đó, Úc ngày càng lo ngại những ảnh hưởng và can thiệp nội bộ chính trị của Trung Quốc đối với Úc.

 

=======================================

Nghiên cứu Biển Đông

00:24  15/06/2021    

https://www.facebook.com/eastseastudies/posts/4379403182104250

THÁI LAN XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT NỐI LIỀN HAI BỜ BIỂN VỊNH THÁI LAN VÀ BIỂN ANDAMAN HỢP LÝ HƠN XÂY DỰNG KÊNH ĐÀO KRA

Báo Star ngày 13/6 đưa tin Chính phủ Thái Lan chuẩn bị triển khai dự án đường sắt và đường bộ nối cảng biển nước sâu tại Chumphon trên bờ biển Vịnh Thái Lan và Ranong trên bờ biển Andaman ở Ấn Độ Dương. Dự án do Trung Quốc đầu tư trong BRI và dự kiến hoàn tất vào năm 2027.

Thông tin chi tiết về dự án chưa được tiết lộ, song dự án này được coi là phương án hợp lý hơn việc xây dựng kênh đào Kra mà Trung Quốc thúc đẩy thời gian qua. Thái Lan vừa tận dụng được nguồn vốn BRI của Trung Quốc, tạo thuận lợi giao thông và trung chuyển hàng hoá giữa hai bên bờ biển của Thái Lan, vừa bảo đảm Thái Lan không bị “chia cắt” địa lý và sắc tộc hai miền.

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment

View My Stats