NỘI
DUNG :
TT Biden khởi hành chuyến công du 8 ngày đến Châu Âu
Mỹ
: Lầu Năm Góc phải “biến lời nói thành hành động” để đối phó với Trung Quốc
Thùy Dương
- RFI
===============================================
.
TT
Biden khởi hành chuyến công du 8 ngày đến Châu Âu
09/06/2021
https://www.voatiengviet.com/a/tt-biden-khoi-hanh-chuyen-cong-du-8-ngay-den-chau-au/5922087.html
https://gdb.voanews.com/FA7A1558-1594-463F-9E7E-9FCB46E429BE_cx0_cy3_cw0_w650_r1_s.jpg
Tổng thống Joe
Biden và Đệ nhất phu nhân Jill Biden hôm 4/6/2021.
Hôm 9/6, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ khởi hành
đến Anh trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức, một sứ mệnh
kéo dài 8 ngày nhằm xây dựng lại mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương vốn đã căng thẳng
dưới thời Tổng thống Donald Trump và điều chỉnh quan hệ với Nga, theo Reuters.
Ông Biden nói trong một bài bình luận đăng
trên Washington Post: “Liệu các liên minh và thể
chế dân chủ đã định hình rất nhiều lĩnh vực trong một thế kỷ trở lại đây có chứng
minh được năng lực của họ trước các mối đe dọa và kẻ thù thời hiện đại không?
Tôi tin rằng câu trả lời là có. Và tuần này tại châu Âu, chúng tôi có cơ hội chứng
minh điều đó”.
Cuộc gặp thượng đỉnh của ông Biden với Tổng thống
Nga Vladimir Putin vào ngày 16/6 tại Geneva là sự kiện hàng đầu trong chuyến
công du, một cơ hội để nêu lên mối quan ngại của Hoa Kỳ trực tiếp với ông Putin
về các cuộc tấn công tống tiền xuất phát từ Nga, về sự gây hấn của Moscow đối với
Ukraina và một loạt các vấn đề khác.
Thủ
tướng Anh kêu gọi G7 cam kết giúp thế giới tiêm vắc-xin ngừa COVID-19
Đầu tiên, ông Biden sẽ dừng chân ở Cornwall,
Anh, nơi ông sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh G-7. Dự kiến bao trùm lên cuộc họp
sẽ là các vấn đề ngoại giao vaccine, thương mại, khí hậu và một sáng kiến xây dựng
lại cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển. Các quan chức Mỹ coi nỗ lực đó là
một cách để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
Ông Biden sẽ có cuộc gặp với Thủ tướng Anh
Boris Johnson vào 10/6 tại Cornwall, một cơ hội để làm mới “mối quan hệ đặc biệt”
Mỹ-Anh sau khi Anh rời Liên hiệp châu Âu (EU).
Sau ba ngày diễn ra hội nghị thượng đỉnh G7,
ông Biden và Đệ Nhất phu nhân Jill Biden sẽ đến thăm Nữ hoàng Elizabeth tại Lâu
đài Windsor.
Sau đó, ông Biden tới Brussels để hội đàm với
các nhà lãnh đạo của NATO và EU. Chương trình nghị sự dự kiến sẽ tập trung vào
các vấn đề liên quan đến Nga, Trung Quốc và vấn đề lâu dài là hối thúc các đồng
minh NATO đóng góp nhiều hơn cho việc phòng thủ chung của khối.
Nga
có kế hoạch hạn chế việc đi lại đối với các nhà ngoại giao Mỹ
Ông Biden sẽ kết thúc chuyến công du tại
Geneva, nơi ông có cuộc gặp thượng đỉnh với ông Putin. Đây được xem là chặng
khó khăn nhất trong cả tuần.
Cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Jake Sullivan
nói với các phóng viên rằng Tổng thống Biden hy vọng các cuộc họp với G-7 và
NATO của ông sẽ thúc đẩy tinh thần đoàn kết các đồng minh khi ông bắt đầu phiên
họp với ông Putin.
Theo Reuters, cuộc gặp thượng đỉnh Biden-Putin
theo dự kiến sẽ không có đột phá lớn nào. Ông Sullivan nói rằng ông Biden sẽ
thúc ép ông Putin về các ưu tiên của Hoa Kỳ. Hai bên đang đàm phán về việc liệu
có tổ chức một cuộc họp báo chung hay không.
===========================================
Mỹ
: Lầu Năm Góc phải “biến lời nói thành hành động” để đối phó với Trung Quốc
Thùy
Dương -
RFI
Đăng ngày: 10/06/2021 - 12:23
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin hôm qua
09/06/2021 yêu cầu Lầu Năm Góc thực hiện các ưu tiên đã đề ra để đối phó với
Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc
Phòng Mỹ Lloyd Austin trong cuộc gặp tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương
(NATO) tại trụ sở bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Arlington, Virginia, Mỹ, ngày
07/06/2021. REUTERS - EVELYN HOCKSTEIN
Theo nhận định của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ,
các hoạt động của Lầu Năm Góc vẫn chưa cho thấy sự gia tăng nỗ lực để đối phó với
sức mạnh đang lên của Bắc Kinh, đối thủ chiến lược số một của Washington.
Chiến lược quốc phòng Mỹ công bố hồi năm 2018
đã xác định Trung Quốc là một trong những mối đe dọa chính của Hoa Kỳ và
Washington cần chống lại. Nhưng theo kết luận của một nhóm công tác đặc biệt do
tổng thống Joe Biden thành lập hồi tháng 02/2021 nhằm đối phó mạnh mẽ hơn với Bắc
Kinh, trong vòng 3 năm qua, Lầu Năm Góc đã không có nhiều hoạt động để thực hiện
chiến lược quốc phòng nói trên.
Một quan chức cấp cao của bộ Quốc Phòng Mỹ xin
ẩn danh cho báo chí biết là nhóm công tác đã nhận thấy có một « khoảng
cách giữa lời nói và việc làm » trong các vấn đề liên quan đến « các
nguồn lực và quyết định » để đối phó với Trung Quốc. Quan chức
này nhấn mạnh chiến lược quốc phòng năm 2018 có tầm quan trọng sống còn với
nước Mỹ, nhưng giờ đây vấn đề là phải bảo đảm rằng bộ Quốc Phòng đáp ứng mối ưu
tiên đề ra về Trung Quốc.
Theo AFP, để đạt mục tiêu nói trên, bộ trưởng
Quốc Phòng Lloyd Austin đã quyết định đích thân giám sát việc triển khai thực
hiện các khuyến cáo của nhóm công tác đặc biệt của tổng thống Biden. Bộ trưởng
Lloyd Austin cũng tuyên bố những nỗ lực mới nhằm thay đổi hướng đi của Lầu Năm
Góc, vốn dĩ bị coi là một « cỗ máy quan liêu khổng lồ » và « cho
phép bộ Quốc Phòng Mỹ hồi sinh mạng lưới đồng minh và các quan hệ đối tác của
Washington, tăng cường khả năng răn đe, đẩy mạnh sự phát triển các khái niệm
tác chiến mới, các khả năng mới trỗi dậy và sự triển khai mới về các lực lượng » của
Hoa Kỳ.
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN
QUAN
TT
Mỹ đến châu Âu tìm liên minh dân chủ để đối đầu với chuyên chế
Mỹ
và châu Âu tìm cách lập ''Liên minh công nghệ số'' để đối phó với Bắc Kinh
Thượng
Viện Mỹ thông qua kế hoạch hơn 170 tỷ đầu tư cho công nghệ để đối phó với Trung
Quốc
No comments:
Post a Comment