"Tôi đã tự trách mình suốt một thời gian dài": Tâm sự
người thu ngân nhận tờ $20 của George Floyd
Oliver
Laughland & Amudalat Ajasa - The Guardian
Người dịch: An
Nguyen
14/06/2021
Translated from The Guardian's article ‘I allowed myself to feel guilty for a very long time’: the
teenage cashier who took George Floyd’s $20 bill
Christopher Martin sống trên một tiệm thực phẩm có
mái ngói nâu sẫm với tấm bảng hiệu Cup Foods màu đỏ đậm tại miền nam
Minneapolis. Khi cửa hàng tuyển người ở vị trí thu ngân, anh đã không chần chừ
nộp đơn xin làm việc.
By Oliver Laughland and Amudalat Ajasa, on 23-05-2021,
00:00:00
Christopher Martin
sống trên một tiệm thực phẩm có mái ngói nâu sẫm với tấm bảng hiệu Cup Foods
màu đỏ đậm tại miền nam Minneapolis. Khi cửa hàng tuyển người ở vị trí thu
ngân, anh đã không chần chừ nộp đơn xin làm việc.
***
Anh nhanh chóng học thuộc vị trí của các món đồ
được khách hàng ưa chuộng, những bao thuốc lá hay những gói bánh snack ưa
thích. Công việc này không chỉ đơn giản là một thu ngân. “Đó là một gia đình, một
nền tảng cộng đồng.” Anh nhớ lại: “Có rất nhiều niềm vui và sự hài hước.”
Nhưng vào ngày 25 tháng 5 năm ngoái, anh phục
vụ một vị khách lạ, người đã thổi bùng một chuỗi các sự kiện và làm rúng động cả
thế giới, tất nhiên cuộc sống của Martin cũng bị đảo ngược.
Đó chính là George Floyd, người đã đến cửa
hàng Cup Foods ngày đó để mua bao thuốc lá. Anh bị cáo buộc đưa cho Martin một
tờ 20 đô la giả. Martin nhận tờ tiên này và sau đó thông báo cho quản lý. Một đồng
nghiệp đã gọi cảnh sát. Một lúc sau, Geogre Floyd chết dưới đầu gối của cảnh
sát da trắng sau khi bị kiềm trong vòng 9 phút 29 giây. Martin đứng ở vỉa hè và
không thể tin vào mắt mình khi chứng kiến cảnh tượng đó
Vài giờ sau đó Minneapolish ngập chìm những cuộc
biểu tình phản đối. Thế giới vẫn vật lộn về nạn phân biệt chủng tộc và chính
sách. Còn Martin thì đau khổ tột cùng vì tội lỗi trong nhiều tháng.
Kể từ khi George Floyd bị giết bởi cựu cảnh
sát Derek Chauvin, Martin, năm nay 19 tuổi, vẫn tiếp tục cuộc hành trình của
mình. Cả gia đình anh rời khỏi căn hộ sinh sống trong vòng một tuần. Anh thôi
việc. Anh vật vã trong sự đau buồn và vết thương tâm lý. Và thậm chí anh còn
làm nhân chứng trong phiên tòa xét xử vụ án giết người của Chauvin - một trong
những vụ án quan trọng và được theo dõi sát sao nhất trong lịch sử Hoa Kỳ hiện
đại.
Vào một ngày mùa xuân ấm áp, sau khi làm chứng,
anh ngồi tại một công viên gần nhà, một trong những cuộc phỏng vấn mà Martin đã
gửi đến nhật báo the Observer trong vài tháng qua
“Tôi cảm thấy tội lỗi suốt một thời gian dài
trước khi phiên tòa xét xử diễn ra," anh nói một cách nhẹ nhàng, lưu loát
thể hiện sự trưởng thành cái trước tuổi thiếu niên của mình. “Lúc nào tôi cũng
lặp đi lặp lại quyết định đó ở trong đầu. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi nói với
George Floyd rằng anh ta không thể mua thuốc lá?”
Martin ra tòa làm chứng vào ngày thứ 3 tại
phiên tòa. Anh là một trong bảy người đứng làm chứng. Anh đã đưa ra sự lựa chọn
“nói với thế giới biết rằng chuyện gì đã thực sự diễn ra.”
Khoác trên mình chiếc áo gió đen xám, anh tự
tin kể với bồi thẩm đoàn việc anh cân nhắc để tờ $20 giả trong ngăn tab của
mình, và nói với những người chủ cửa hàng thay vì hỏi thẳng Floyd trước khi cảnh
sát được gọi đến. Tòa án nhìn vào đoạn phim CCTV khi Martin đang đứng trên vỉa
hè, tay Martin đặt lên đầu khi mà Floyd bị các cảnh sát đè xuống đất.
Khi được các công tố viên yêu cầu miêu tả cảm
giác của anh được thu hình lại trên CCTV, anh trả lời “Không thể tin nổi những
gì đã xảy ra và cảm giác tội lỗi."
Mặc dù điềm tĩnh nhưng Martin nhớ lại cảm giác
lo lắng khi anh bắt đầu làm chứng. Đó là lần đầu tiên anh có mặt tại phòng xử
án và anh ý thức rằng là những gì anh nói đều đang được cả thế giới lắng nghe.
Người anh đổ mồ hôi đầm đìa. Đôi khi anh mất tập trung. Anh cảm thấy biết ơn
khi anh không nhìn vào Chauvin
Sau khi phiên tòa giải tán, anh rời khỏi phòng
xử án và vỡ òa trong nước mắt. Nhiều tháng trước khi xét xử, chưa bao giờ anh
khóc vì George Floyd, nhưng việc cung cấp lời khai trước tòa thì quả là xúc động
“Đó như là một làn sóng ngập tràn sự buồn khổ
tột cùng,” anh nhớ lại. “Đó là những giọt nước mắt ý nghĩa. Như là giải tỏa hết
mọi thứ.”
Vụ giết người Floyd ám ảnh trong tâm trí anh một
cách định kì trước khi phiên tòa bắt đầu - đôi khi anh định hình, và có những
lúc anh cố gắng vượt qua điều đó. Nhưng sau khi làm chứng thì anh gác niềm kiêu
hãnh của mình qua một bên và bắt đầu nương tựa vào nhà thờ và và gia đình để được
giúp đỡ và tư vấn
“Cảm giác như đang bị lạc trong một ma trận,”
anh nói khi miêu tả cảm giác chứng kiến người đàn ông mà anh tiếp xúc chỉ vài
phút trước đó và sau đó chết trước mặt mình. "Như thể trải nghiệm của một
linh hồn vừa rời khỏi thân xác. Ảo diệu. Không thể giải thích nổi. Biết là mình
không làm gì được. Có rất nhiều việc trong cuộc sống mà ta không thể kiểm soát
nổi. Nhưng điều đó sẽ còn tệ hơn khi nó diễn ra ngay trước mặt bạn. Và bạn ước
rằng mình có thể rút lại những quyết định đã đưa ra.
Martin là con của người mẹ đơn thân và là con
út trong gia đình có 5 anh chị em. Con đường học hành của anh không suôn sẻ và
anh bị đuổi học một vài lần trước khi anh chuyển qua trường nội trú Thiên Chúa
giáo cách Minneapolis 70 dặm. Anh học kèn trombone và yêu thích toán. Năm ngoái
anh tốt nghiệp trung học tại tiểu bang có tỉ lệ người da đen tốt nghiệp thấp nhất
trên toàn nước Mỹ, chỉ 65%
Anh ấp ủ niềm đam mê lâu dài đó là rời
Minnesota và trở thành nhà môi giới bất động sản tại California. Hiện tại anh
nhận một công việc mới đó là một nhân viên bán hàng cho Adidas và dành thời
gian rảnh rỗi theo dõi giải bóng đá ngoại hạng Anh, đặc biệt là đội tuyển
Manchester City
Sau khi vụ án diễn ra vào năm ngoái, cả gia
đình anh nhanh chóng dọn chổ ở. Martin không còn cảm thấy an toàn và luôn lo lắng
về chuyện cảnh sát trả thù.
Quan điểm của anh ta về việc sở cảnh sát ở
Minneapolis phân biệt chủng tộc đã có từ 6 năm trước. Lúc đó anh đang trên đường
đi tập đá banh, anh mặc trên mình bộ quần áo thể thao và bị người cảnh sát tra
khảo trong túi xách có gì. Viên chức cảnh sát này đã cố giật lấy chiếc túi của
anh. Anh trai của anh cố gắng can thiệp và bị đập vào tường.
"Các hành xử thô bạo này rất vô lý"
Ban đầu Martin đã từ chối thấm vấn của các nhà
điều tra giám định cái chết của Floyd, một quyết định được ra từ sự nghi ngờ của
anh về cảnh sát. Anh nói rằng anh muốn đưa ra lời khai của mình trước tòa. Mẹ
và em gái của anh ấy đã chuyển đến ở tại một khách sạn và anh thì đang sống với
mục sư của mình. Mọi chuyện làm Martin cảm thấy vô cùng căng thẳng.
“Tôi thấy như tôi luôn phải sẵn sàng chiến đấu,”
”anh nói về những tháng ngay đó. "Tôi không có cơ hội để thư giãn hay nằm
xuống nghỉ ngơi chút nào."
Vài giờ sau khi bản án của Chauvin được đưa
ra, Martin trở lại Cup Foods và đứng tại nơi Floyd trút hơi thở cuối cùng.
“Nhớ anh, anh trai” anh đăng dòng trạng thái
lên Instagram kèm theo bức ảnh anh đang nhìn lên bức tranh của Floyd được vẽ
trên tường bên cạnh cửa hàng.
Bản án đã làm tiêu tan bớt căng thẳng trên
toàn thế giới và làm mọi người có cảm giác rằng một cách nào đó đã có người chịu
trách nhiệm. Đối với Martin, đó là giây phút khuây khỏa. Gánh nặng của tội lỗi
như bắt đầu tiêu tan.
“Tôi nhận ra rằng người duy nhất chịu trách
nhiệm đó là Derek Chauvin,” anh nói và thừa nhận lời khai của anh ta đã giúp kết
tội thành công. “Đó là việc diễn ra từng ngày, một quá trình lâu dài. Nghe anh
ta bị tuyên án đã giúp tôi cảm thấy bớt tội lỗi phần nào”
Có khả năng Martin sẽ phải làm chứng một lần nữa.
Ba cảnh sát khác liên quan đến vụ bắt giữ Floyd đã bị các công tố viên địa
phương buộc tội về vụ việc và đầu tháng này, chính phủ liên bang đã công bố một
loạt cáo buộc dân quyền riêng đối với cả bốn sĩ quan liên quan.
“Tôi đoán rằng điều đó sẽ tồi tệ và có thể kéo
dài thêm lần nữa trong năm tới,” anh nhún vai và thở dài.
Chu kì xét xử các vụ án của Floyd là nền tảng
cho một chu kì rộng hơn ở phương diện cảnh sát bạo hành. Martin kinh hoàng chứng
kiến cảnh sát giết Daunte
Wright ở ngoại ô Minneapolis. Vụ án xảy ra tại thời điểm phiên tòa Chauvin đang
xét xử, vài tuần sau khi anh được lấy lời khai
Nhớ lại vụ cảnh sát giết hai người đàn ông da
đen tại thành phố anh sống trong vòng một năm, anh tâm sự "Tôi lớn lên mà
không có cha. Vì vậy, việc ai đó lớn lên mà không có cha tác động rất lớn đến
tôi. Và tôi chỉ cầu nguyện một điều rằng may mắn sẽ đến với gia đình họ. Tôi hy
vọng rằng họ có thể vượt qua điều này ”.
Mô hình thứ hai hiện rõ trong hiện tượng gia
tăng những pháp chế bảo thủ là nước Mỹ tiếp tục bị chia cắt giữa đỏ và xanh.
Khi Biden và đảng Dân chủ kiểm soát Quốc hội đang thúc đẩy một chương trình nghị
sự cấp tiến đầy tham vọng ở cấp quốc gia, hầu như tất cả các bang đỏ đang phản ứng
qua một tiếng than tập thể đầy bất chấp. Danh sách các vấn đề ngày càng dài và
các quy tắc chi phối cuộc sống hàng ngày ở các bang đỏ và xanh lam ngày càng
khác—và với tốc độ ngày càng nhanh. Sự chia rẽ không chỉ ngày càng sâu sắc giữa
các bang, mà cả trong nội bộ các bang, khi các nhà lập pháp Cộng hoà tập trung
tại các khu vực nông thôn và ngoại ô với chủ yếu dân cư là người da trắng càng
lúc càng hung hăng bãi bỏ những lựa chọn chính sách dành cho các trung tâm đô
thị đa dạng về chủng tộc, do đảng Dân chủ nắm quyền. Từ dự luật này đến dự luật
khác, cuộc tấn công màu đỏ năm nay chính là thước đo làm sáng tỏ một quốc gia
dường như đang phân rã không ngừng.
Người dịch: An Nguyen
Biên tập: Bảo Trân
No comments:
Post a Comment