24/06/2021
https://baotiengdan.com/2021/06/24/the-thao-va-chinh-tri/
UEFA, FIFA hay CIO luôn mở miệng bảo “thể
thao, phi chính trị” nhưng thực tế, những gì các tổ chức này quyết định đều ít
nhiều bị “chính trị” chi phối.
Từ thời Chiến tranh Lạnh đến nay, cái ý tưởng
cao đẹp ấy đã trở nên “không tưởng”. Từ quyết định cho Mỹ đăng cai Cúp Thế giới
1994 cho đến sự kiện Bắc Kinh được trao quyền tổ chức Thế Vận Hội mùa hè năm
2008 hay gần hơn nữa, việc Qatar, quốc gia bé nhỏ, nhiều dầu khí được tổ chức
Cúp Thế giới 2022 cho thấy các tổ chức này đều bị “ảnh hưởng” bởi “quyền lực mềm”
và sự vận động chính trị hành lang bởi các quốc gia trên.
Việc CIO trao cho Bắc Kinh tổ chức Thế Vận Hội
đã gặp nhiều chỉ trích nhưng chính tổ chức này, do Jacques Rogge đứng đầu, khi ấy
đã biện minh rằng qua sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh, Trung Quốc sẽ thay đổi
về cơ chế chính trị, sẽ tôn trọng nhân quyền và sẽ trở nên dân chủ hơn. Thực tế,
hơn 12 năm rồi, quốc gia này chẳng những không thay đổi mà còn ngang nhiên xâm
phạm các giá trị nhân quyền, tự do tín ngưỡng và chính trị.
CIO đã để những toan tính chính trị xen vào một
quyết định thể thao khi công bố thành phố đăng cai sự kiện thể thao này.
Việc FIFA đã bỏ phiếu bầu cho một quốc gia
hoàn toàn không có truyền thống về bóng đá để tổ chức Cúp Thế giới là một quyết
định hoàn toàn chính trị. Tiền và quyền lực mềm của quốc gia Trung Đông này đã
làm cho các lá phiếu của nhiều thành viên FIFA bị chi phối. Dưới chiêu bài đưa
bóng đá đến mọi nơi trên thế giới, FIFA đã bỏ mặc những nghi ngại hay lo lắng của
các tổ chức phi chính phủ về vấn nạn công nhân nước ngoài bị “bóc lột” đến chết
khi tham gia xây dựng các sân vận động tại đây.
Cái chết của hơn 6.000 công nhân, phần lớn đến
từ Ấn Độ, Pakistan, Népal, Bangladesh và Sri Lanka dường như chẳng gây nên một
sự bận tâm nào đối với FIFA. Theo báo The Guardian, có khoảng 12 công nhân từ 5
quốc gia này bị chết hàng tuần.
Điều kiện lao động khắc nghiệt, bị đối xử tệ bạc,
sinh mạng của hàng ngàn công nhân nước ngoài tham gia xây dựng các sân vận động
và các cơ sở hạ tầng phục vụ cho giải bóng đá này xem ra chẳng đáng giá bao
nhiêu dưới ánh mắt của FIFA. Tổ chức này, thậm chí còn dời thời gian thi đấu
vào tháng 11 thay vì vào mùa hè để tránh thời tiết nóng bức cho các cầu thủ.
Cứ như thể tính mạng của một cầu thủ bóng đá
đáng giá hơn sinh mạng của hàng chục ngàn công nhân xây dựng các sân vận động.
Chính trị là thế. Cái ý tưởng cao đẹp và
thiêng liêng của các tổ chức thể thao ngày xưa đã dần dần bị mất đi, nhường chỗ
cho quyền lực chính trị và tài chính lũng đoạn.
Lũng đoạn một cách tinh vi!
Nước Nga của Putin cũng vậy. Có ai bảo đảm rằng
việc quốc gia đồ sộ này được tổ chức Thế Vận Hội mùa đông tại Sotchi (2014) và
sau đó là Cúp Thế giới về bóng đá (2018) chỉ đơn thuần là những quyết định mang
tính thể thao thuần tuý? Nước Nga của Putin vẫn chỉ là một xã hội dân chủ trá
hình và chắc chắn rằng CIO và FIFA thừa biết những xâm phạm về nhân quyền của
quốc gia này.
Biết nhưng vẫn nhắm mắt làm ngơ, dưới chiêu
bài “thể thao, phi chính trị”, cả 3 tổ chức thể thao hàng đầu đã để tính chính
trị chi phối hoàn toàn các quyết định của họ.
Cho nên, việc UEFA từ chối đề nghị của Hội đồng thành phố Munich chiếu màu
Cầu vồng, màu của cộng đồng LGBT, xung quanh sân Allianz Arena, vào trận
Đức gặp Hungary trong khuôn khổ EURO 2020, đã gây nên một làn sóng phản đối tổ
chức này. UEFA lại sử dụng nguyên tắc “phi chính trị” quen thuộc để từ chối
hành động “đoàn kết” của người Đức với cộng đồng đồng tính tại Hungary khi
chính quyền của Thủ tướng Orbán vừa thông qua một đạo luật nhằm bài xích cộng đồng
LGBT tại quốc gia này. Có thể nói, UEFA đã chấp nhận “lùi bước” trước chủ nghĩa
dân tuý tại Hungary để khỏi làm phật ý quyền lực của Orbán.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/06/TTA-3.jpg
UEFA từ chối sân Allianz Arena thắp sáng với màu 7 sắc
cầu vồng ở trận Đức gặp Hungary. Ảnh: AFP
Làm sao có thể tách rời hai phạm trù thể thao
và chính trị khi những mối tương quan hiển nhiên ngày càng trở nên rõ ràng? Chỉ
có sự ngây thơ, vụng về mới khiến cho dư luận còn đặt niềm tin vào sự tách biệt
giữa thể thao và chính trị!
Sự song hành giữa thể thao và chính trị đã trở
nên tinh vi hơn nhưng cũng lộ liễu hơn. Quyền lực chính trị và tài chính đã khiến
giấc mơ cao thượng của thể thao không biên giới bị hoen ố.
Lẫn lộn giữa thể thao và chính trị liệu có
mang lại những sự nguy hiểm cho nhân loại như những luận điệu của giới chính
khách Hungary và của UEFA?
Thiết nghĩ, thể thao nên bày tỏ thái độ rõ
ràng trước những vấn nạn lớn của nhân loại: kỳ thị, phân biệt chủng tộc, giới
tính và độc tài chính trị. Bởi vì, chỉ khi cá nhân được tôn trọng thì khi đó yếu
tố thể thao mới có thể có cơ hội được phát huy đúng mức và toàn diện.
Thể thao đi tiên phong trong những vấn nạn của
nhân loại trong thời đại mới, tại sao không?
Cho nên tại sao lại vẫn cứng nhắc dưới những
chiêu bài cũ rích nhưng thực tế lại bị chi phối nặng nề bởi yếu tố chính trị?
Cựu danh thủ Gary Lineker đã không ngần ngại động
viên trên Twitter:
“Hãy làm đi, Munich! Hãy chiếu sáng để cả thế giới đều
thấy!”
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/06/TTA-4-768x494.jpg
Ảnh trên mạng
Hay ngôi sao Antoine Griezmann của Pháp cũng
đã bày tỏ thái độ của anh khi đăng ảnh sân Allianz Arena nhuộm màu Cầu vồng gây
tranh cãi.
Và như để biện minh cho quyết định nhiều mâu
thuẫn của UEFA, tổ chức này vừa ra một thông cáo giải thích lý do từ chối và đặt
logo của Liên đoàn trong màu…Cầu vồng của cộng đồng LGBT và nhấn mạnh Cầu vồng
tượng trưng cho những giá trị về “một xã hội công bằng và bình đẳng, khoan dung
với tất cả mọi người, bất kể lịch sử cá nhân, tín ngưỡng hay giới tính của họ”.
Hoàn toàn không ngoa khi nhận định rằng thể thao
là một công cụ hữu hiệu và quyền lực nhất của chính trị. Các siêu cường đã sử dụng
nó một cách hữu hiệu nhất và hoàn hảo nhất để khẳng định vị thế của mình trên bản
đồ địa chính trị thế giới.
Thế Vận Hội mùa Đông 2006 tại Turin đánh dấu
cuộc diễu hành chung của Bắc và Nam Hàn. Jesse Owens can đảm biểu lộ thái độ chống
sự kỳ thị ngay tại Berlin, thủ đô của nước Đức phát xít, trước một Hitler quyền
lực hơn bao giờ hết.
Hay “Black Power” với cú nắm tay giơ cao của
Tommie Smith và John Carlos là những minh chứng không thể chối bỏ về mối tương
quan giữa thể thao và chính trị mà nhiều người, tổ chức hay quốc gia đang cố
tình làm lơ và đánh lạc hướng dư luận.
No comments:
Post a Comment