MỘT
CÁCH NHÌN về tình hình đại dịch Corona hiện nay tại Việt Nam
Nguyễn
Sĩ Huyên — DIỄN ĐÀN
KHAI PHÓNG
https://diendankhaiphong.org/mot-cach-nhin-ve-tinh-hinh-dai-dich-corona-hien-nay-tai-viet-nam/
DĐKP
giới thiệu: Trong thời gian qua, GS TS Nguyễn Sĩ Huyên đã nhiều
lần lên tiếng phát biểu trên DĐKP về Covid-19 với những dữ liệu và luận cứ được
nhiều độc giả tán thành. Cách tiếp cận của Việt Nam trong đợt một tỏ ra rất hiệu
quả, mặc dù hơi quá tay mà lại không đi kèm với các biện pháp xã hội để hỗ trợ
cho đời sống của giới lao động thu nhập thấp. Hiện nay, sự lây lan quá nhanh
chóng đã tạo nên tâm lý bất ổn cực độ trong xã hội. Cách tiếp cận cũ tỏ ra
không còn hiệu quả cao, mà nhà nước cần điều chỉnh và bổ sung thêm những cách
tiếp cận khác để đời sống giới lao động, buôn bán lẻ không bị ảnh hưởng. DĐKP
xin giới thiệu bài viết mới nhận được hôm nay về một cách nhìn tỉnh táo hơn để
mọi người thưởng lãm.
***
Người ta thường nói, đừng thách thức số phận,
bạn thách thức thì nó sẽ đến. Nhưng điều đó không có nghĩa là lúc nào cũng mang
ý nghĩa tiêu cực. Trong y học ngành tim mạch, để có thể biết được chức năng tim
còn tốt hay không, người ta vẫn làm những khám nghiệm gắng sức, „thách thức „
trái tim phải làm việc hơn bình thường để đánh giá chức năng của nó. Trong mùa
đại dịch Corona, ở Việt Nam chúng ta vô tình cũng vừa làm một thử nghiệm „gắng
sức“ (stress test) rộng rãi trong dân chúng, thách thức Corona-Vi-rút trong mùa
bầu cử và những ngày nghĩ lễ hội 30.4 và 1.5 vừa qua với nhiều tụ điểm đông người
quá mức nhiều nơi trên toàn quốc. Kết quả của „stress test vô tình“ này thì còn
phải chờ đợi.
Covid-19 bộc phát lên cùng lúc tại nhiều nơi.
Thời điểm bộc phát bệnh và lây bệnh lan rộng chết người, tính theo thời gian
lây nhiễm, thời kỳ ủ bệnh, phát bệnh và phát triển bệnh nặng thì mốc thời gian cao
điểm sẽ là những tuần lễ cuối tháng 6.2021.
Trên nguyên tắc ta có thể tính đến 2 kịch bản:
Kịch bản 1 (có
tính bệnh lý): Vấn đề quan trọng ở đây không phải là con số người bị lây bệnh
(test dương tính) mà nên biết rằng, 85% của nhóm người bị nhiễm vi-rút
Sars-CoV-2 sẽ vượt qua bệnh không cần điều trị chuyên biệt, 10% cần theo dõi,
điều trị theo chứng, khoảng 5% sẽ lâm bệnh nặng cần điều trị lâm sàng, trong số
đó, khoảng chừng 50%-70% cần điều trị với máy thở nhân tạo. Trong nhóm bệnh
nhân này, khoảng một nửa sẽ có khả năng lớn rơi vào tử vong.
Trong điều kiện dịch COVID-19 bộc phát với tử
vong tăng cao, thì nguy cơ rất lớn sẽ xảy đến cho Việt Nam là tình trạng y tế sẽ
nhanh chóng bị quá tải và con số bệnh nhân rơi vào tử vong sẽ không theo trình
tự như trên, tức là trong tình trạng chăm sóc y tế còn trong vòng kiểm soát,
không bị quá tải, mà phải tính tới tử vong tăng vọt vì điều trị lâm sàng của
các cơ sở y tế đã bị quá tải.
Kịch bản 2: dịch COVID-19 lan rộng
nhưng không có tử vong cao.
Có nghĩa là vào những tuần cuối của tháng 6,
tình hình vẫn ổn định, COVID-19 lan rộng trong dân chúng nhưng không có tử vong
đáng kể. Một sự cố như vậy sẽ là một chuyện không tưởng ở các nước phương Tây,
nhưng ở Việt Nam thì có thể hiểu được. Tại sao?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần nhìn lại
về tình hình phát triển đại dịch Corona ở phương Tây và tại Việt Nam để so
sánh. Ta có thể lấy châu Âu làm ví dụ. Hệ thống y tế của châu Âu được xếp vào
loại phát triển cao trên thế giới. Thế mà trước đây, chỉ có một vài trường hợp
người bệnh COVID-19 trở về châu Âu từ Trung Quốc (TQ) không kiểm soát kịp mà đã
đưa đến bộc phát dịch COVID-19 đợt 1 lan rộng nhanh chóng, kết quả là gây tử
vong cho hàng trăm ngàn người dân châu Âu. Trong đợt đó, nước Đức đã nhanh
chóng có chính sách phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả, giữ số tử vong thấp và
đã trở thành nước khuôn mẫu cho châu Âu đi đầu trong việc phòng chống dịch
COVID-19. Dầu vậy, bất cẩn trong việc kiểm soát dịch qua giao thông biên giới
và kiểm tra người dân du lịch ở nước ngoài trở về lại Đức trong mùa hạ đã đưa đến
làn sóng dịch COVID-19 đợt 2 vào cuối hạ, đầu thu 2020 kèm theo với việc lây
nhiễm tăng nhanh ở chủng loại Corona đột biến mới (chủ yếu là B.1.1.7 của Anh,
tên mới theo WHO là Alpha – xem [1]), đưa con số tử vong tăng vọt trên nước Đức
từ khoảng gần 10.000 trong đợt 1, lên đến hơn 80.000 người trong đợt 2. Mô hình
bộc phát và phát triển dịch COVID-19 vừa nhắc đến ở trên rất giống nhau ở những
nước phương Tây và ở một ít nước châu Á có thành phần dân số người cao tuổi
tương tự như tại châu Âu.
Nhưng ở Việt Nam
thì sao?
Nếu bạn theo dõi diễn biến của đại dịch
COVID-19 ở Việt Nam, bạn sẽ có thể nhanh chóng nhận thấy rằng chưa có thời điểm
nào ở Việt Nam có một đợt bùng phát dịch COVID-19 thực sự với quy mô lớn như
bây giờ. Tuy nhiên, tình hình dịch COVID-19 hiện nay tại Việt Nam so với sự lây
lan của COVID-19 ở các nước châu Âu về số người nhiễm và tỷ lệ tử vong, nhìn
trong khuôn khổ toàn cảnh của đại dịch, vẫn còn rất nhẹ và nằm trong vòng kiểm
soát được. Dầu vậy, đó vẫn là một tình huống nghiêm trọng vì nó có thể phát triển
với thời gian theo một hướng hoàn toàn khác. Không ai biết trước cuộc hành
trình sẽ đi về đâu. Nhưng điều chắc chắn, đó sẽ là một điều tồi tệ nếu nó đến với kịch
bản 1 ở trên.
Trên thực tế, có nhiều hy vọng để thấy rằng kịch
bản 1 có khả năng lớn sẽ không xảy ra vì những lý do sau:
1. Cho đến nay, chưa có đợt đại dịch COVID-19
nào gây chết người nghiêm trọng ở Việt Nam, ngay cả từ những ngày đầu của đại dịch
bùng phát ở Vũ Hán. Trên quan điểm dịch tễ học, đó là một điều không thể tưởng
tượng được so với tình hình đã xảy ra ở các nước châu Âu. Tại sao đại dịch
COVID-19 lại tạo ra một ngoại lệ cho Việt Nam?
2. Các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt chống
lây lan COVID-19 của các cơ quan chức năng Việt Nam với việc kiểm soát chặt chẽ
biên giới quốc gia, kiểm dịch, cách ly và truy vết nghiêm ngặt đã góp phần đáng
kể trong việc ngăn chặn hiệu quả sự lây lan của COVID-19, nhưng chỉ trong khu vực
có thể kiểm soát. Bên ngoài các khu vực này, như người nước ngoài nhập cảnh bất
hợp pháp vào Việt Nam, mà phần lớn là người TQ, thì nguồn lây lan của COVID-19
qua đây không loại bỏ được. Tuy nhiên, tình hình dịch trong thời gian qua vẫn ổn
định. Không có trường hợp dịch bộc phát không kiểm soát và không có tử vong
đáng chú ý nào do COVID-19.
3. Vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 năm 2020, dịch
COVID-19 “bùng nổ” ở Hội An / Đà Nẵng vào thời gian có hàng trăm nghìn khách du
lịch đến từ mọi nơi, trong đó có nhiều khách trong nước và khách du lịch người
nước ngoài. Điều đáng lo ngại ở đây là dịch bộc phát từ cộng đồng không rõ F0,
đồng thời với sự phát hiện một số đông người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào
Đà Nẵng và đặc biệt là sự xuất hiện của chủng virus ở Đà Nẵng được xác định là
chủng thứ 6 tại Việt Nam, có nguồn gốc từ bên ngoài. Nguồn lây bệnh sau đó đã
được xác định đi ra từ 3 bệnh viện tại Đà Nẵng đưa đến lây nhiễm cho một số bệnh
nhân bị bệnh nặng đang được điều trị tại đây. Từ thời điểm này, các ca tử vong
đầu tiên tại Việt Nam liên quan đến COVID-19 đã được ghi nhận. Trên thực tế, những
chuyện sơ sót trong kiểm dịch tương tự có lẽ đã xảy ra không ít, nhưng sinh hoạt
và đời sống người dân Việt Nam nói chung về mặt sức khỏe vẫn tương đối bình an.
Dịch đã được kiểm soát trở lại vào đầu tháng 9.2020. Thống kê cho thấy vào thời
điểm đợt dịch này có tổng cộng là 35 người chết có liên quan đến COVID-19 ở Việt
Nam. Cập nhập con số tử vong cho đến ngày hôm nay để so sánh tại Việt Nam là 53
và tại Đức là 89.228 người.
4. Những ngày nghỉ lễ và lễ hội lớn vừa qua
(30.4 và 1.5) cùng với nhu cầu đi nghỉ ngắn hạn để thư giãn của người dân trong
dịp này sau một thời gian bị gò bó bởi dịch bệnh lâu dài, nhu cầu tụ họp của
các hội đoàn, tổ chức tôn giáo… đã đưa đến một số lượng đông người tụ họp nhiều
nơi trên mọi miền đất nước, cho thấy khả năng lây nhiễm rất đáng lo. Tuy vậy,
tình hình COVID-19 hiện nay vẫn còn nằm trong vòng ổn định. Con số bệnh nhân
COVID-19 cần điều trị lâm sàng chưa thấy tăng đến mức đáng lo và mức độ tử vong
vẫn thấp.
Làm sao lý giải tình hình dịch
COVID-19 tại Việt Nam hiện nay?
Trong mọi tình hình dịch bệnh hay nói chung
trong mọi bệnh lý nhiễm trùng, chúng ta phải biết đó luôn luôn là một cuộc đấu
tranh sinh tồn giữa mầm bệnh (vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng…) và cơ địa của
người bệnh (thể trạng, sức đề kháng, hệ miễn dịch…). Trong nhiều trường hợp cơ
thể không thể tự nó chống lại được mầm bệnh quá độc hại thì nó phải cần đến hỗ
trợ của những dược chất chuyên biệt (ví dụ thuốc kháng sinh…) hoặc vắc xin chủng
ngừa như trong trường hợp COVID-19 để khống chế mầm bệnh. Tốt hơn nữa, thì
phòng bệnh, không để bị lây nhiễm.
Theo nguyên tắc bệnh lý cơ bản như đã nói, thì
ta thấy là đại dịch COVID-19 đã không làm một ngoại lệ cho Việt Nam, sức “độc hại”
của SARS-CoV-2 (kể cả chủng loại mới Alpha của Anh và Delta của Ấn và đột biến
mới của nó cũng đã có mặt ở Việt Nam) thì không thay đổi, như vậy, vấn đề còn lại
chỉ có thể giải thích chủ yếu qua cơ địa của người Việt Nam và những
yếu tố hỗ trợ kết hợp đi kèm.
Cơ địa:
1. Cơ bản là Việt Nam có một dân
số trẻ. Tỷ lệ của người cao tuổi (trên 65), thành phần dân số có nguy cơ
cao rơi vào từ vong khi bi nhiễm COVID-19 ở Việt Nam chiếm khoảng 7% dân số. Khả
năng người trẻ tuổi nhiễm COVID-19 rơi vào tử vong, trong điều kiện chăm sóc y
tế không bị quá tải, là rất thấp: 0,002% ở tuổi 10 và 0,01% ở tuổi 25, nhưng
tăng dần lên 0,4% ở tuổi 55, 1,4% ở tuổi 65, 4,6% ở tuổi 75, và 15% ở độ tuổi
85 (xem [2]).
2. Các nghiên cứu mới đã chỉ
ra rằng những người trước đây đã từng bị nhiễm các Corona vi-rút khác cho thấy
họ có khả năng đề kháng tốt chống lại nhiễm trùng mới với
COVID-19. Giả định này là một lời giải thích phù hợp cho tình hình hiện tại ở
Việt Nam (xem [3]).
3. Các bệnh nhiễm ký sinh trùng thường xuyên xảy
ra trong quần thể Việt Nam cũng tạo cho người bệnh có một sức đề kháng tốt ở đường
ruột. Điều này có thể đóng một vai trò quan trọng nhất định trong việc giảm
tải lượng vi rút (SARS-CoV-2) xâm nhập qua đường ruột.
Những yếu tố hỗ trợ
đi kèm:
Ở đây cần phân biệt:
1. Yếu tố hỗ trợ của y tế và nhà nước: đóng
một vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng chống lây nhiễm của dịch bệnh. Ở
đây, nhà nước Việt Nam và các cơ sở y tế đã có những biện pháp thích nghi và kịp
thời trong việc phòng chống lan rộng đại dịch COVID-19. Cần hiểu rằng, sự lan rộng
của lây nhiễm cũng là một nguy cơ dễ đưa đến sự đột biến của vi rút.
2. Sự đồng thuận của người dân trong
việc tuân thủ những biện pháp phòng chống COVID-19.
3. Sự hỗ trợ thuận lợi của phong tục tập quán văn hóa
xã hội: những thuận lợi này được xem là sự một bổ
xung, tăng hiệu quả cho những biện pháp phòng chống COVID-19. Đó là những sinh
hoạt, tập quán, tự nó đã là những giãn cách tiếp xúc xã hội tự nhiên trong đời
sống hàng ngày có tính bảo vệ đối với người cao tuổi trong thời dịch
COVID-19 (về điểm này, xin xem chi tiết đã được nói đến, ở Diễn Đàn
Khai Phóng, tháng 4/2020 dưới tựa đề: Corona:
tại sao số ca nhiễm ở Việt Nam thấp).
4. Thói quen sáng sớm súc miệng thường
hay súc cổ họng cũng có khả năng làm giảm tải lượng vi rút
Như thế, chúng ta thấy tiến trình phát triển dịch
bệnh COVID-19 ở Việt Nam trong thời gian qua, dưới bối cảnh của đại dịch
COVID-19 gây tử vong khốc liệt trên thế giới, vẫn được xem là rất ổn định. Kết
quả của „thử nghiệm gắng sức thách thức SARS-CoV-2“ như đã trình bày, chúng ta
phải đợi qua mốc thời gian đã nói trên, tức là tuần cuối của tháng 6/2021. Với
tình hình phát triển dịch bệnh hiện nay, nếu „ tính độc hại“ của SARS-CoV-2
không thay đổi có nghĩa là không phát sinh một chủng loại đột biến mới „độc hại“
hơn hiện nay, mà khả năng này rất hiếm, thì bấy lâu ta có thể lạc quan là kịch
bản 1 sẽ không xảy ra.
Điều này không có nghĩa cho phép ta có một lạc
quan quá đáng là sẽ có lại đời sống sinh hoạt xã hội bình thường bất chấp lây
nhiễm. Không, chúng ta sẽ sớm có lại đời sống sinh hoạt xã hội bình thường
trong điều kiện mọi người phải tuân thủ những nguyên tắc phòng chống COVID-19
nhằm phục hồi sớm nền kinh tế đã chịu nhiều tổn thất:
– giữ khoảng cách tiếp xúc, đặc biệt là ngay cả
đối với người cao tuổi trong gia đình
– vệ sinh tay thường xuyên
– mang khẩu trang khi ra đường hay đến chỗ
đông người ví dụ khu chợ, siêu thị, địa điểm buôn bán…
– trong trường hợp nghi ngờ bị nhiễm COVID-19
tốt nhất nên khai báo với cơ quan y tế hay ngại ngùng vì nhiều lí do, thì nên tự
cách ly 14 ngày.
– Kiểm dịch nghiêm ngặt khách nhập cảnh vào Việt
Nam (một chính sách rất hiệu quả trong thời gian qua)
– Cần chủng ngừa sớm cho người cao tuổi thuộc
nhóm nguy cơ, những người có bệnh, nhân viên y tế, cơ sở đông người tùy theo
yêu cầu y tế…./.
-----------
Ghi chú:
[1] tổng thành phần của B.1.315 (beta),
P.1. (Gamma) và B.1.617,2 (Delta) là 1,1%, của B.1.1,7 (Alpha) là 94% trong
tuần 21/2021. Alpha (Anh), Beta (Nam Phi), Gamma (Ba Tây) và Delta (Ấn ) là tên
gọi mới của WHO cho những biến thể mới cần lưu tâm (trong ngoặc là tên của các
nước đã phát hiện biến thể mới). Xem:
[2] G. Meyerowitz-Katz et al., Assessing the age
specificity of infection fatality rates for COVID-19: systematic review,
meta-analysis, and public policy implications, European Journal of
Epidemiology, volume 35, pages1123–1138
[3] A. Bonifacius et al., Covid-19 Immune Signatures
Reveal Stable Antiviral T-Cell Function Despite Declining Humoral Responses.
January 2020SSRN Electronic Journal
.
Xem thêm: Những bài đã đăng
về vi-rút Corona
.
Liên lạc với tác giả:
Prof. Dr. Si Huyen Nguyen
Vice Dean of Vietnamese German Faculty of Medicine/Pham Ngoc Thach University/
HochiMinh City. Duong Quang Trung 2, P12, Q.10, Ho Chi Minh City,
Vietnam. www.pnt.edu.vn
Honorary Professor of Hue University
In Germany:
Med. Clinic II/ Cardiology/ Intensive Care Medicine/ Sleep Medicine
HELIOS St. Marienberg Clinic Helmstedt/Academic Hospital of the
Otto-von-Guericke-University Magdeburg; Conringstrasse 26, D-38350 Helmstedt,
Germany. Tel. 00 49 (0) 5351 141434
President of German Vietnamese Association of
Cardiology/Deutsch-VietnamesicherFörderkreisfür Kardiologie e.V. (DVFK); www.dvfk.org; eMail: dvfk@gmx.de
No comments:
Post a Comment