Không
nên lo lắng cho Mỹ về nguy cơ lạm phát*
Joseph
E. Stiglitz - Project-Syndicate
Đỗ Kim Thêm dịch
22/06/2021
https://baotiengdan.com/2021/06/22/khong-nen-lo-lang-cho-my-ve-nguy-co-lam-phat/
Tỷ lệ lạm phát ở Hoa Kỳ và châu Âu gia tăng nhẹ,
đã gây ra những lo lắng trong thị trường tài chính. Có phải chính quyền của Tổng
thống Joe Biden đang có nguy cơ làm quá nóng nền kinh tế với gói cứu trợ trị
giá 1.9 ngàn tỷ đô la và các kế hoạch chi tiêu bổ sung để đầu tư vào cơ sở hạ tầng,
tạo việc làm và hỗ trợ cho các gia đình ở Mỹ?
Những lo ngại như vậy là sớm, khi xét đến tình
trạng bất trắc mà chúng ta vẫn còn đối phó. Chúng ta chưa bao giờ trải nghiệm về
một cuộc suy sụp do đại dịch gây ra trước đây với suy thoái kinh tế trong khu vực
dịch vụ một cách không cân xứng, sự gia tăng bất bình đẳng chưa từng có và tỷ lệ
tiết kiệm tăng vọt. Thậm chí không ai biết liệu có thể và khi nào COVID-19 sẽ
được ngăn chặn ở các nền kinh tế tiên tiến hay không, chứ đừng nói chi đến cho
toàn cầu. Trong khi cân nhắc đến các rủi ro, chúng ta cũng phải soạn thảo kế hoạch
cho tất cả các biện pháp dự phòng. Theo quan điểm của tôi, chính quyền Biden đã
xác định một cách đúng đắn về so sánh các rủi ro nào gây ra quá ít và quá nhiều.
Hơn nữa, phần lớn áp lực lạm phát hiện tại bắt
nguồn từ những trở ngại ngắn hạn về phía nguồn cung, đó là điều không thể tránh
khỏi khi chúng ta tái khởi động nền kinh tế đã tạm thời bị phong toả. Chúng ta
không thiếu năng lực tổng quát để chế tạo ô tô hoặc chất bán dẫn; nhưng khi tất
cả các ô tô mới sử dụng chất bán dẫn và nhu cầu về ô tô bị sa sút trong tình trạng
bất trắc (như đã xảy ra trong trận đại dịch), việc sản xuất chất bán dẫn sẽ bị
hạn chế. Nói rộng hơn, điều phối tất cả các chuẩn bị cho sản xuất trên một nền
kinh tế toàn cầu được tích hợp một cách phức tạp là một nhiệm vụ cực kỳ khó
khăn mà chúng ta thường coi là chuyện đương nhiên, vì mọi thứ hoạt động rất tốt
và bởi vì hầu hết các biện pháp điều chỉnh đều xem là chuyện “bên lề”.
Hiện nay, tiến trình bình thường đã bị gián đoạn,
sẽ có trục trặc, và những điều này sẽ biến thành việc tăng giá cho sản phẩm này
hay sản phẩm khác. Nhưng không có lý do gì để tin rằng những chuyển động này sẽ
thúc đẩy các kỳ vọng về lạm phát và do đó tạo ra động lực lạm phát, đặc biệt đứng
trước tình trạng công suất dư thừa chung trên toàn thế giới. Điều đáng ghi nhớ
là, gần đây một số người cảnh báo về tình trạng lạm phát từ nhu cầu quá mức, họ
nói về tình trạng trì trệ thường tình, nó sinh ra từ nhu cầu tổng hợp không đủ
(ngay cả khi mức lãi suất bằng 0).
Ở một đất nước mà tình trạng bất bình đẳng sâu
xa, lâu đời đã bị phơi bày và trầm trọng hơn bởi trận đại dịch, một thị trường
lao động chặt chẽ sẽ đúng là những liệu thuốc định bịnh. Khi nhu cầu lao động
tăng mạnh, tiền lương ở mức thấp nhất tăng và các nhóm bị thiệt thòi được nhận
vào trong thị trường lao động. Tất nhiên, sự xiết chặt chính xác của thị trường
lao động Mỹ hiện tại là một vấn đề của một số cuộc tranh luận, với các báo cáo
về tình trạng thiếu hụt lao động, mặc dù mức nhân dụng vẫn thấp hơn rõ rệt so với
mức trước lúc khủng hoảng.
Những người bảo thủ đổ lỗi cho tình hình là do
các khoản trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp quá hào phóng. Khi so sánh các nguồn
cung lao động trên khắp các tiểu bang của Hoa Kỳ, các nghiên cứu kinh tế toán học
cho thấy rằng ,những loại tác động không khích lệ cho lao động này bị hạn chế.
Và trong mọi trường hợp, việc mở rộng các trợ cấp thất nghiệp sẽ kết thúc vào
mùa thu, mặc dù tác động kinh tế toàn cầu của virus sẽ kéo dài.
Thay vì hoảng sợ về lạm phát, chúng ta nên lo
lắng về những gì sẽ xảy ra với tổng khối nhu cầu khi các quỹ cung ứng bởi các
gói cứu trợ tài chính cạn kiệt. Nhiều người trong số những người ở mức thấp nhất
về thu nhập và phân phối tài sản, đã gây ra các khoản nợ lớn, trong một số trường
hợp, trị giá nhiều hơn so với một năm thiếu nợ tiền thuê nhà, vấn đề là nhờ các
biện pháp bảo vệ tạm thời chống lại việc trục xuất.
Tình trạng giảm chi tiêu của các hộ gia đình mắc
nợ không hề được bù đắp bởi những người giàu thượng lưu, hầu hết họ là những
người đã tích lũy tiền tiết kiệm trong đại dịch. Nếu cho rằng khoản chi của các
mặt hàng tiêu dùng lâu dài vẫn còn mạnh trong 16 tháng qua, thì có vẻ như là
người khá giả sẽ sử dụng khoản tiết kiệm bổ sung của họ giống như bất kỳ khoản
thu nhập bất thường nào khác: Như một thứ gì đó được đầu tư hoặc chi tiêu một
cách chậm chạp trong suốt nhiều năm. Trừ khi có khoản công chi mới, một lần nữa,
nền kinh tế có thể phải gặp khó khăn về số tổng cầu khiếm hụt.
Hơn nữa, ngay cả khi áp lực lạm phát trở nên
thực sự đáng lo ngại, chúng ta có các công cụ để giảm cho nhu cầu (và sử dụng
các công cụ sẽ thực sự đẩy mạnh triển vọng dài hạn của nền kinh tế). Để bắt đầu,
có chính sách về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Hơn một thập kỷ qua,
lãi suất gần như bằng không đã không làm lành mạnh cho nền kinh tế. Giá trị
khan hiếm của vốn không phải bằng không. Lãi suất thấp làm xáo trộn thị trường
vốn bằng cách kích hoạt cho việc tìm kiếm lợi nhuận, nó dẫn đến việc chọn các
phụ phí cho các rủi ro thấp. Trở lại tình trạng lãi suất bình thường hơn sẽ là
một điều tốt (mặc dù người giàu, những người hưởng lợi chính của thời đại lãi
suất cực kỳ thấp này, có thể họ muốn có sự khác biệt).
Để chắc chắn, một số nhà bình luận xem các bảng
đánh giá về cán cân rủi ro của Cục Dự trữ Liên bang và lo lắng rằng, Cục sẽ
không hành động khi cần thiết. Nhưng tôi nghĩ rằng, các lời tuyên bố của Cục
đưa ra, và tôi tin rằng quan điểm của Cục sẽ thay đổi nếu và khi nào có bằng chứng
phải làm như vậy. Bản năng chống lạm phát được có trong DNA của các ngân hàng
trung ương. Nếu họ không coi lạm phát là vấn đề chính hiện nay đang phải đối mặt
với nền kinh tế, bạn cũng không nên lo như vậy.
Công cụ thứ hai là tăng thuế. Bảo đảm tình trạng
lành mạnh lâu dài của nền kinh tế đòi hỏi đầu tư công nhiều hơn, điều này sẽ phải
được trả bằng một giá. Tỷ lệ thuế tính trên GDP của Mỹ là quá thấp, đặc biệt là
trong tình trạng bất bình đẳng trầm trọng của Mỹ. Có một nhu cầu cấp thiết về một
hệ thống thuế luỹ tiến hơn, chưa kể đến thuế về môi trường đối phó với cuộc khủng
hoảng khí hậu. Điều đó nói rằng, khi do dự trong việc ban hành các loại thuế mới,
trong khi nền kinh tế vẫn ở trong tình trạng bấp bênh, đó là chuyện hoàn toàn dễ
hiểu.
Chúng ta nên công nhận rằng “cuộc tranh luận về
lạm phát” hiện nay như là những gì mà nó đang là: một dấu vết sai lầm được đặt
ra bởi những người tìm cách cản trở những nỗ lực của chính quyền Biden để giải
quyết một số vấn đề cơ bản nhất của Mỹ. Thành công đòi hỏi nhiều công chi. Cuối
cùng, Hoa Kỳ cũng may mắn có được giới lãnh đạo kinh tế mà họ sẽ không chịu khuất
phục trước nỗi sợ hãi.
***
Tác giả: Joseph E.
Stiglitz đoạt giải Nobel kinh tế, Giáo sư Đại học Columbia, Cựu Trưởng ban Kinh
tế của Ngân hàng Thế giới (1997-2000) Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng
thống Hoa Kỳ, Tác giả chủ biên của Thẩm định Khí hậu (IPCC,1995) và Đồng Chủ tịch
Ủy ban Quốc tế về Định giá Các-bon.
*Người dịch đặt tựa đề cho bản dịch
No comments:
Post a Comment