Không
có tự do thì liệu thu phí có giúp báo chí chuyên nghiệp hơn?
RFA
17-6-2021
Một người đàn ông sử
dụng điện thoại thông minh khi đi ngang qua một tấm áp phích cảnh báo chống lại
việc phát tán 'tin tức giả' về virus corona ở Hà Nội, 14/42020.. REUTERS / Kham
Ông Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội
Nhà báo Việt Nam, cho rằng: 'Báo chí thu phí thể hiện khát vọng làm nghề
ngày càng chuyên nghiệp hơn'.
Ông Hồ Quang Lợi phát biểu như vừa nêu khi
trao đổi với báo chí nhà nước Việt Nam hôm 17/6/2021.
Theo ông Lợi, việc thu phí từ nội dung tác phẩm
báo chí đã có từ lâu ở nhiều nước, nhiều tờ báo trên thế giới đã thực hiện việc
này và thành công. Ông Lợi cũng cho rằng, việc triển khai báo chí thu phí là
tín hiệu tích cực, thể hiện niềm tin vào nghề của nhà báo, mong muốn thuyết phục
xã hội bằng chính ‘chất lượng thông tin với sự chính xác, có trách nhiệm’.
Không chỉ báo Đảng, báo chí tại Việt Nam nói
chung đều phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, không có báo chí tư nhân, Nhà nước định
hướng dư luận xã hội… những việc như vậy, lâu nay vẫn là những cái cơ bản mà
Nhà nước Việt Nam áp dụng với báo chí. Như vậy liệu những điều ông Hồ Quang Lợi
nói có thực tế?
Trả lời RFA từ Nha Trang hôm 17/6, nhà báo Võ
Văn Tạo, nhận định:
“Chủ trương thu phí báo chí được Chính phủ Việt Nam
dự định thu thí điểm một vài tờ, rồi sau đó nhân rộng đại trà. Theo quan điểm của
ông Hồ Quang Lợi, thì ổng khuyến khích và cho rằng cái đó là báo chỉ thể hiện
tính chuyên nghiệp hơn, tự tin hơn, hợp lý hơn... Tôi nghĩ nếu thật sự Việt Nam
có một nền báo chí thì cũng nên làm như thế. Không cần Nhà nước quy định đâu, bản
thân tờ báo tự biết cần phải làm gì với sản phẩm của người ta, làm sao để tiêu
thụ tốt. Thật ra việc lấy tiền công chúng khi đọc báo của mình không phải đơn
giản, công chúng rất đa dạng, người ta chọn thông tin cần thiết đối với họ...”
Theo nhà báo Võ Văn Tạo, tại Việt Nam, Đảng và
Nhà nước coi báo chí là công cụ tuyên truyền. Vì vậy, có nhiều tin bài không
đáp ứng sự mong đợi của công chúng nhưng vẫn xuất hiện trên báo chí..., như vậy
mà thu tiền báo chí thì nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng hơi khó, thậm chí không thể
được. Ông nêu ví dụ:
“Cũng như người dân nói lâu nay về báo Nhân Dân, nhưng
nhân dân không có đọc, người ta còn nói vui các sạp báo muốn phá sản thì lấy
báo Nhân Dân để bán, tức là ế luôn. Để duy trì, Đảng Cộng sản có chủ trương buộc
các chi bộ phải mua báo hàng tháng, còn các đảng viên 40 tuổi đảng trở lên thì
được cấp miễn phí một tờ... thế nhưng mà họ cũng chẳng đọc. Đối với báo chí cà
báo giấy và báo mạng hiện nay, thì để tạo nguồn thu cho mình, thì không chỉ lấy
tiền từ công chúng, có những tờ phát không, và thu tiền quảng cáo. Nếu thu hút
được nhiều độc giả thì sẽ có nhiều nhãn hàng quảng cáo, đấy là nguồn thu để
nuôi tờ báo. Còn nói theo kiểu duy ý chí như kiểu Việt Nam rồi đi vận động các
nơi khác thì tôi nghĩ không phải đơn giản đâu.”
Đây không phải lần đầu việc thu phí độc giả
khi xem báo được nhắc đến. Từ năm 2020, nhiều vị Tổng biên tập báo Nhà nước đã
nói về vấn đề này. Đơn cử như trong Diễn đàn Tổng Biên tập với chủ đề ‘Báo chí
và bài toán phát triển nguồn thu’ diễn ra hôm 11/6/2020, nhiều lãnh đạo các cơ
quan báo chí Nhà nước kiến nghị việc thu phí từ các nhà mạng và thu phí người đọc
báo trên mạng để đa dạng hóa nguồn thu.
Sau đó vào ngày 21/8/2020, nhà báo Trần Tiến
Duẩn, Tổng biên tập báo điện tử VietnamPlus trong buổi trả lời phỏng vấn báo mạng
VietnamNet cũng đã cho rằng thu phí độc giả là xu hướng của báo chí thế giới.
Một người dân giấu tên ở TPHCM khi trả lời RFA
nói:
“Nếu không có gì khác biệt mà vẫn thu tiền thì người
ta sẽ có nhiều nguồn khác đọc nên không sẵn lòng trả vì không có nguồn này thì
đọc nguồn khác, bây giờ tin tức có nhiều nơi để đọc.”
Còn Nhà báo Minh Hải, báo Quảng Nam khi trả lời
RFA trước đây cho rằng, điều này rất vô lý vì không có căn cứ để thu phí. Ông
nêu ví dụ:
“Ví dụ anh thấy thông tin này hay anh share (chia sẻ)
cho nhiều người đọc, không lẽ anh phải trả phí? Cái thứ hai nữa là ai sẽ quản
lý việc thu đó và tiền đó sẽ về đâu? Cái thứ ba, làm như thế không khác chi là
bóp chết báo chí Việt Nam. Bởi khi bạn đọc phải trả phí thì họ sẽ không muốn đọc
nữa. Không ai đọc thì mục đích tuyên truyền của nhà nước sẽ không đạt được. Tôi
nghĩ chuyện thu phí bạn đọc sẽ không thành.”
Báo in bán dạo ở Hà Nội, ảnh minh họa chụp trước
đây. AFP.
Ban Tuyên giáo Trung ương hôm 9 tháng 9 năm
2020, cùng với Bộ Thông tin và Truyền thông, và các tờ báo Đảng như báo Nhân
Dân, Tạp chí Cộng sản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật... đã tổ chức Hội
nghị trực tuyến yêu cầu tăng cường mua và đọc báo, tạp chí của Đảng...
Tại Hội nghị, Ban Tuyên giáo Trung ương đưa ra
chỉ thị đến tất cả các ban ngành ở các địa phương trên toàn quốc, cần nâng cao
nhận thức, coi việc mua và sử dụng báo, tạp chí của Đảng là trách nhiệm, là nhu
cầu cần thiết. Liệu việc mua và sử dụng báo, tạp chí của Đảng có là nhu cầu cần
thiết của người dân, hay công chức địa phương mà Ban Tuyên giáo Trung ương gắn
nó với trách nhiệm?
Dư luận trên mạng xã hội nghi ngờ, liệu có phải
kêu gọi thu phí báo chí để có thêm nguồn thu thuế, hay nhằm giúp một phần để
các tờ báo Đảng có người đọc?
Ông Trần Bang, một người bất đồng chính kiến
khi trả lời RFA từ TPHCM hôm 17/6, nói:
“Việc thu phí báo chí thì tôi cũng lần đầu nghe nói.
Đúng ra thì bất cứ kinh doanh ngành nghề gì mà có thu, thì bất cứ quốc gia nào
cũng đánh thuế, hoặc ngành nghề khuyến khích thì không thuế... Còn ở Việt Nam
thì chỉ có Nhà nước mới được làm báo chí online, còn báo mạng hay YouTuber,
Facebooker, Blogger cũng online nhưng gốc ở nước ngoài mà có thu nhập thì lại
do bên quản trị doanh nghiệp, bên tài chính. Còn bên Tuyên giáo mà đưa ra vấn đề
tài chính thì tôi cũng thấy lạ. Một mặt họ xây bảo tàng, tượng đài văn hóa
nghìn tỷ, mặt khác họ lại đề xuất thu phí báo chí online, thì tôi thấy cái đó
nó không ăn nhập vào đâu cả, không đúng chức năng của cơ quan quản lý báo chí.
Cái đó là của ngành thuế, của bên lập pháp.”
Theo ông Trần Bang, báo chí tại Việt Nam hoàn
toàn do Đảng Cộng sản kiểm soát nội dung mà bây giờ đòi thu phí báo online thì
thật là nực cười.
Báo chí tại Việt Nam hoàn toàn do Nhà nước kiểm
soát. Nhưng nếu so với cách đây khoảng ba hay bốn thập kỷ, thì việc kiểm soát
báo chí có thay đổi. Không chỉ bị kiểm soát trực tiếp từ Ban Tuyên giáo Trung
ương đến Ban Tuyên giáo địa phương và các Sở Thông tin - Truyền thông ở các tỉnh
thành, các tờ báo còn bị kiểm duyệt thông qua việc bố trí nhân sự trong
các cơ quan báo chí như bí thư chi bộ, đảng bộ của các nơi này.
Trong phúc trình về Chỉ số Tự Bo Báo chí Thế
giới năm 2020 do Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF công bố, Việt Nam bị xếp
hạng 175 trên 180 quốc gia, được đánh giá là không có tự do báo chí.
-------------------
Tin, bài liên quan
·
Truyền
thông do Đảng chỉ đạo có thể góp phần vào đổi mới giáo dục không?
·
Các
tổ chức Nhân quyền Quốc tế : “Bắt bớ các nhà báo thể hiện Việt Nam là nhà nước
độc đoán”
·
Tạp
chí Ngày Nay thu phí người đọc trực tuyến
·
Phúc
trình RSF cảnh báo về mối nguy hiểm đối với các nhà báo nữ tại nhiều nước
·
Ý
kiến cử tri trên báo Nhà nước liệu có phản ảnh thực tế tâm tư dân chúng?
·
5
tờ báo công an địa phương sẽ bị thu hồi kể từ 1/3
·
Có
cần yêu cầu báo chí góp sức để Đại hội Đảng thành công?
·
Nghị
định mới của Chính phủ siết chặt việc kiểm soát tổ chức họp báo vì lý do an
ninh quốc gia
·
5
tờ báo bị phạt với cáo buộc đưa tin sai sự thật, mục đích
·
Lãnh
đạo báo chí phải chịu trách nhiệm về hoạt động của phóng viên: thực tiễn và
tính khả thi!
No comments:
Post a Comment