HÀNH VI ĐÊ HÈN CỦA BILL BARR
BÂY GIỜ ĐƯỢC HIỂN THỊ ĐẦY ĐỦ
Elie
Honig - CNN
Lien
Nguyen tạm dịch
https://www.facebook.com/lienmalden/posts/1953069278176185
Trong chuyên mục hàng tuần "Cross
Exam," Elie Honig, một nhà phân tích pháp lý thâm niên của CNN và là cựu
công tố viên liên bang và tiểu bang, đưa ra nhận định trên những tin tức pháp
lý mới nhất. Những quan điểm được thể hiện trong bài bình luận này là của riêng
ông ấy. Hãy xem thêm bài bình luận trên CNN. Hãy xem Honig trả lời câu hỏi của độc giả trên
chương trình "CNN Newsroom with Jim Acosta" vào cuối tuần.
(CNN) Căn cứ vào hồ sơ lưu trữ, William Barr
(viết tắt là Bill Barr) đã lạm dụng quyền lực của mình khi còn là bộ trưởng tư
pháp Hoa Kỳ dưới thời cựu tổng thống Donald Trump. Hóa ra, ông ta thậm chí còn
t ồ i t ệ hơn những gì chúng ta đã biết.
Không còn nghi ngờ gì, Barr căn bản là một người
không lương thiện (nói một cách độ lượng). Những thẩm phán liên bang được tổng thống
của cả hai đảng chính trị đề cử vào những vị trí quan tòa đều đã nhận thấy rằng
Barr "(đã) thiếu... tính thật thà;" rằng những tuyên bố trước công
chúng và trước tòa của ông là "gian xảo," "không đầy đủ,"
"mâu thuẫn" với sự thật và "bị nghi ngờ về độ tin cậy của bộ trưởng
tư pháp Barr."
Những người khác, bao gồm cả cựu công tố viên
đặc biệt Robert Mueller, hàng ngàn cựu viên chức Bộ Tư Pháp (bao gồm cả tôi),
và những thành viên Quốc Hội đã bày tỏ sự nghi ngờ hoặc tồi tệ hơn về tính
trung thực và liêm chính của Barr.
Chúng tôi đều đã biết rằng Barr đã chính trị
hóa Bộ Tư Pháp. Ông ta đã xử dụng nó một cách phòng thủ để giúp Trump thoát khỏi
khả năng bị phơi bày tội hình sự bằng cách đánh lừa công chúng về những phát hiện
của Mueller, và bằng cách tuyên bố trái ngược với bằng chứng và luật pháp, rằng
Trump đã không cản trở công lý. (Trong bài tường trình của mình, Mueller đã viết
một cách chi tiết, trưng ra nhiều bằng chứng về sự cản trở, nhưng ông lại không
phát biểu một cách rõ ràng về việc liệu ông có kết luận rằng Trump đã phạm tội
hay không). Và Barr đã can thiệp theo cách vô tiền khoáng hậu để phá hoại những
vụ truy tố của Bộ Tư Pháp trên những đồng minh chính trị của Trump là Michael
Flynn và Roger Stone.
Nhưng những tiết lộ gần đây — rằng những công
tố viên của Bộ Tư Pháp thời Trump đã gởi trát tòa, buộc Apple phải nộp dữ liệu
từ tài khoản của những thành viên Dân Chủ trong Quốc Hội, của nhân viên và gia
đình của họ. Theo báo The New York Times, Barr thậm chí còn chuyển một luật sư
có văn phòng ở New Jersey đến văn phòng chính của Bộ Tư Pháp để làm việc cho một
hồ sơ liên quan đến dân biểu Adam Schiff của California, là một trong những dân
biểu Dân Chủ của Hạ Viện có dữ liệu đang bị truy lùng. (Barr, Bộ Tư Pháp, và
Apple đã từ chối sự bình luận về câu chuyện này với báo Times, mặc dù tổng
thanh tra Bộ Tư Pháp đã nói sẽ điều tra.)
Khi thực hiện hành động như vậy, Barr đã xử dụng
quyền lực gây sửng sốt của vị trí của mình để theo đuổi một cách chọn lọc những
đối thủ chính trị được nhìn thấy rõ của Trump. Điều này giống y hệt một cách kỳ
lạ với "danh sách kẻ thù" của cựu tổng thống Richard Nixon và những nỗ
lực của Nixon trong hành động trả thù.
Bản thân Barr rõ ràng đã hiểu rõ những hành động
sai trái trắng trợn của mình. Trong một cuộc đối đầu đáng nhớ vào tháng 5 năm
2019, Kamala Harris lúc đó đang là thượng nghị sĩ — vốn đã nhận thức một cách
đơn giản rằng Trump đã công khai kêu gọi Bộ Tư Pháp hãy đả kích lại Mueller và
những người khác bằng cách "hãy điều tra những nhà điều tra" — đã hỏi
Barr tại một phiên điều trần của Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện là, "Có bao giờ
tổng thống hoặc bất cứ ai trong Tòa Bạch Ốc từng yêu cầu hoặc đề nghị ông mở một
cuộc điều tra về bất cứ ai. Xin vui lòng trả lời, có hoặc không, thưa
ông."
Câu hỏi đơn giản, thẳng thắn này đáng lẽ đã gợi
ra một câu trả lời đơn giản, thẳng thắn, là “có” hoặc “không.” Thay vào đó,
Barr đã lắp bắp, lãng tránh trì hoãn trong một thời gian, giả vờ như thể ông ta
đã không nghe được câu hỏi, yêu cầu Harris lặp lại câu hỏi, và kế đó đã giả vờ
không hiểu ý nghĩa của chữ tiếng Anh căn bản, "đề nghị (suggested)."
Phản ứng của Barr đối với câu hỏi của Harris
đã nói lên tất cả. Nếu không có ai ở Tòa Bạch Ốc đã yêu cầu (hoặc đã "đề
nghị") Barr mở một cuộc điều tra, thì câu trả lời dễ dàng sẽ là “no.” Nếu
có ai đó ở Tòa Bạch Ốc đã yêu cầu Barr mở một cuộc điều tra, và nếu không có gì
sai về chuyện đó, thì một chữ "yes" đơn giản là sẽ đủ. Nhưng Barr đã
chơi trò ngớ ngẩn (played dumb) và vướng vào những trò chơi ngữ nghĩa. Ông ta
dường như đã biết câu trả lời là "yes" — nhưng hạnh kiểm của ông ta
quá t ồ i t ệ để công khai thừa nhận là đã có người ra lệnh ông ta điều tra.
Thật vậy, bây giờ chúng ta đang tìm hiểu sự
tham nhũng của Barr đã diễn tiến sâu xa như thế nào. Ông ta được cho là đã cho
quyền mở lại một cuộc điều tra có ý đồ về những rò rỉ thông tin của Quốc Hội
ngay cả sau khi dấu vết của cuộc điều tra trước đó đã không hề có manh mối.
Những công tố viên nắm giữ quyền lực rất lớn,
bao gồm quyền tự do quyết định gần như không bị hạn chế để thu thập thông tin
thông qua những trát tòa. Nhưng những công tố viên có ĐẠO ĐỨC chỉ xử dụng quyền
lực đó khi họ có một nền tảng trung thực, đáng tin cậy — "sự khẳng định,"
như những công tố viên thỉnh thoảng nói — để tin rằng trát tòa là cần thiết để
phát hiện ra bằng chứng của một tội phạm cụ thể nào đó. Tuy nhiên, Barr được
cho là đã yêu cầu những công tố viên phải nỗ lực gấp đôi, nếu không thể thu thập
được bằng chứng thì sẽ bị khiển trách.
Làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn, Barr rõ
ràng đã cho phép một bước bất thường là tìm cách gia hạn một "lệnh bịt miệng
("gag order)," một lệnh đã ngăn chặn người nhận trát tòa (là công ty
Apple và một nhà cung cấp dịch vụ khác), không cho họ thông báo đến đối tượng của
những trát tòa. Kết quả cuối cùng đã là một cuộc chiến không công bằng, trong
đó đối tượng của những trát tòa — bao gồm hai dân biểu Schiff và Eric Swalwell ở
California — thậm chí còn không biết thông tin cá nhân của họ đã bị cơ quan thực
thi pháp luật thu giữ, và [vì không biết nên] đã không có khả năng để đấu tranh
cho quyền riêng tư của họ và những quyền pháp lý khác tại tòa án.
Trong một bài diễn văn nổi tiếng năm 1940, bộ
trưởng tư pháp lúc đó là Robert Jackson đã lưu ý một cách sâu sắc rằng
"Công tố viên có quyền kiểm soát cuộc sống, quyền tự do, và danh tiếng nhiều
hơn bất cứ người nào khác ở Mỹ. Quyền quyết định của ông ấy là rất lớn."
Nhưng chỉ nên xử dụng quyền lực đó sao cho xứng đáng với niềm tin duy nhất của
công chúng để thực hiện quyền công tố một cách vô tư và công bằng. Như Jackson
đã nói, "Mặc dù công tố viên giỏi nhất là một trong những lực lượng nhân hậu
nhất trong xã hội của chúng ta, nhưng khi ông ta hành động từ á c t â m hoặc từ
những động cơ đ ê h è n khác, ông ta là một trong những người t ồ i t ệ nhất."
Hành vi đ ê h è n của Barr — và những thiệt hại mà ông ta đã chế ra — chứng tỏ
rằng Jackson đã hoàn toàn đúng.
-----
NGUỒN :
Bill
Barr's despicable conduct is now on full display
Opinion by Elie Honig
Updated 5:14 PM ET, Fri June 11, 2021
https://www.cnn.com/2021/06/11/opinions/bill-barr-despicable-conduct-honig/index.html
No comments:
Post a Comment