Tuesday, 22 June 2021

HẠN HÁN Ở MIỀN TÂY HOA KỲ NĂM NAY NGHIÊM TRỌNG RA SAO? (Nadja Popovich  -  New York Times)

 



Hạn hán ở miền Tây Hoa Kỳ năm nay nghiêm trọng ra sao?

Nadja Popovich  -  New York Times  

Người dịch: Nhan Tran

21/06/2021

https://www.the-interpreter.org/post/h%E1%BA%A1n-h%C3%A1n-%E1%BB%9F-mi%E1%BB%81n-t%C3%A2y-hoa-k%E1%BB%B3-n%C4%83m-nay-nghi%C3%AAm-tr%E1%BB%8Dng-ra-sao

 

Translated from New York Times's article How Severe Is the Western Drought? See For Yourself.

Một đợt hạn hán nghiêm trọng đang quét miền Tây nước Mỹ. Theo Bản đồ Hạn hán Hoa Kỳ, một trang web theo dõi hạn hán của chính phủ, thời tiết ở mọi nơi đang dần trở nên khắc nghiệt hơn trong suốt 20 năm qua.

By Nadja Popovich, on 10-06-2021, 13:00:00

 

https://static.wixstatic.com/media/be74b3_4fd13805229d45ceb0606ad501b5dd5a~mv2.jpg/v1/fill/w_740,h_619,al_c,q_90/be74b3_4fd13805229d45ceb0606ad501b5dd5a~mv2.webp

Bản đô hạn hán ở miền Tây Hoa Kỳ năm nay

 

Một đợt hạn hán nghiêm trọng đang càn quét miền Tây nước Mỹ. Theo Bản đồ Hạn hán Hoa Kỳ, một trang web theo dõi hạn hán của chính phủ, thời tiết ở mọi nơi đang dần trở nên khắc nghiệt hơn trong suốt 20 năm qua.

 

Và những tháng hè cực nóng vẫn đang tiến gần.

 

“Đây là một điều đáng báo động”, theo Daniel Swain, nhà khoa học về khí hậu học tại Đại học California, Los Angeles, chuyên nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt.

 

Khắp miền Tây, mực nước hồ dự trữ thấp kỷ lục, và tuyết trên các đỉnh núi, vốn là nguồn cung cấp nước vào mùa xuân và hè, đang tan nhanh. Ở California, các biện pháp hạn chế sử dụng nước đã được triển khai cùng nhiều đợt cắt nước trên diện rộng. Đất khô cằn làm tăng nguy cơ cháy rừng.

 

Miền Tây Hoa Kỳ vốn còn không lạ lẫm gì với hạn hán, nhưng biến đổi khí hậu đã làm nó tồi tệ thêm. Nhiều đợt hạn hán nghiêm trọng đã xảy ra ở California và Nevada trong 5 năm qua, và miền Tây Nam đã chịu phải hạn hán trong suốt 20 năm trong tình trạng hiếm mưa. Các chuyên gia cho biết tình trạng năm nay bất thường do nạn hạn hán lan rộng và diễn ra nhanh chóng. Mùa hè năm sau có sẽ còn tệ hơn.

 

California và miền Tây Nam còn thảm khốc hơn.

 

Mưa và tuyết mùa đông thường đem lại cho California hơi ẩm quanh năm, nhưng mùa đông năm ngoái lại khô hơn bình thường và xuân năm nay thì có nhiệt độ cao hơn. Tiểu bang này hiện đang trong mùa khô và có thể sẽ không có mưa cho đến tháng 10.

 

“Tôi chắc 100% rằng tình trạng như vậy sẽ còn tiếp tục xấu hơn cho đến khi có chút cải thiện,” Tiến sĩ Swain nói. “Trước mắt, chúng ta sẽ phải chịu đựng một mùa hè dài,khô, và nóng.”

 

Ở miền Tây Nam, đợt gió mùa cuối hạ thường niên vốn đem lại khoảng 50% lượng mưa cho cả vùng có thể bị trì hoãn năm nay. Ngay cả đợt gió mùa năm ngoái cũng chỉ mang lại một lượng mưa rất khiêm tốn.

 

Lượng mưa giảm; Nhiệt độ tăng cao

 

Năm ngoái miền Tây phải hứng chịu một lượng mưa thấp kỷ lục, kèm theo nhiệt độ cao bất thường.

 

David, Simeral, chuyên gia về khí tượng tại Viện Nghiên cứu Sa mạc và cũng là chủ nhân của ý tưởng Bản đồ Hạn hán Hoa Kỳ cho biết, điều kiện thời tiết trong năm qua đã góp phần thúc đẩy nhanh tình trạng hạn hán hiện nay. Sức nóng kinh khủng đã tấn công hầu như cả khu vực vào hè năm ngoái, gió mùa Tây Nam không hề mang lại lượng mưa dồi dào như trước, và lượng giáng thủy ở nhiều tiểu bang phía Tây thấp hơn bình thường.

 

Miền Tây thường trải qua những năm với lượng mưa ít nhiều xen kẽ nhau, nhưng biến đổi khí hậu, do khí đốt hóa thạch, đã làm gia tăng sự bất ổn ấy: Năm khô sẽ khô hơn, và năm ẩm sẽ ẩm ướt hơn.

 

Vào chục năm trở lại đây, nhiệt độ cao cũng một phần trực tiếp tạo nên tình trạng hạn hán và thiếu nước. Mưa nhiều hơn là tuyết vào mùa đông do khí hậu ấm dần, lớp tuyết phủ giảm, và nhiều đợt nóng dữ dội vào mùa xuất khiến băng tuyết tan sớm hơn. Cây cỏ và đất đai cũng trở nên khô cằn, và nước ở các hồ dự trữ bốc hơi nhanh hơn, tạo gánh nặng cho nguồn nước trọng yếu của miền Tây.

 

Dự trữ nước thấp, Tuyết tan

 

Mực nước dự trữ ở khắp miền xuống cực thấp năm nay. Tình trạng băng tuyết trên đỉnh núi cũng đang chịu tình trạng tương tự.

 

Hồ Mead, hồ nước dự trữ nhân tạo lớn nhất nước Mỹ, đạt mức thấp kỷ lục lần gần nhất vào năm 1937. Nằm giữa ranh giới Nevada và Arizona, hồ này chịu nhiều áp lực từ những đợt hạn hán kéo dài, biến đổi khí hậu, và sự gia tăng dân số ở vùng Tây Nam.

Năm nay, các hồ dự trữ cũng đang chật vật ở vùng này, nhất là tại California.

 

Thường thì băng tuyết trên đỉnh núi là nguồn nước cho các hồ dự trữ, sông ngòi, và đất đai vào mùa xuân và hè.

 

Nhưng ở dãy núi Sierra Nevada trải dài xuyên suốt California và phần còn lại của miền hạ Tây, băng tuyết trên đỉnh năm nay tan sớm hơn dự kiến do nhiệt độ mùa xuân cao hơn và những yếu tố không thuận lợi khác. Phần băng tuyết còn lại không đủ để cấp nước cho các hồ dự trữ và sông ngòi, do đất đai khô cằn đã hút hết nước.

 

Nông nghiệp ở California bị ảnh hưởng nặng bởi tình trạng thiếu nước, và chính sách cắt nước ở cấp liên bang và tiểu bang đang làm tồi tệ thêm. Nông dân đã phải tiêu hủy một số loại cây ưa nước để cứu vớt những loại cây khác. Tại ranh giới California và Orgeon, hạn hán đã khiến nhiều nông dân phải bỏ nghề nuôi trồng thủy sản.

 

Ở một số khu vực khác của bang, các nhà chức trách địa phương đã đề nghị người dân và doanh nghiệp tiết kiệm và dự trữ nước. Những thành phố lớn có thể sẽ không bị thiếu nước vào mùa hè này, nhưng một số vùng nông thôn vẫn có thể bị ảnh hưởng, nhất là ở nơi phụ thuộc vào nước giếng.

 

Jeanine Kones, giám đốc quản lý nguồn lực cho Sở Tài nguyên nước California, cho biết cuộc khủng hoảng hiện tại dấy lên nhu cầu về dự báo hạn hán và dự phòng cho hậu quả của biến đổi khí hậu.

 

“Chúng tôi đã trải qua 2 năm khô hạn rồi”, cô ta nói, “nhưng nhìn chung khí đã hậu trở nên nóng hơn và khô hơn trong suốt vài chục năm qua”.

 

Viễn cảnh hỏa hoạn: “Rất tệ”

 

Năm ngoái, bờ Tây chứng kiến nạn cháy rừng khủng khiếp nhất lịch sử, trải dài từ Washington, Oregon, đến California. Thời tiết khô hạn đã và đang là yếu tố thúc đẩy cho đợt cháy rừng 2021.

 

Năm nay, nhiệt độ tăng cao và lượng giáng thủy giảm mạnh đã làm cây cỏ khô cằn, đất đai nứt mẻ.

 

Diện tích rừng bị cháy ở California hiện tại gấp đôi cùng kỳ năm ngoái. Đợt hỏa hoạn này của tiểu bang đang dần kéo dài trong suốt mấy chục năm gần đây khi nó bắt đầu sớm hơn và kết thúc trễ hơn dự kiến.

 

“Không phải mọi thứ đều có thể dự đoán trước”, Tiến sĩ Swain của UCLA nói về hiện tượng sấm chớp mùa khô đã dẫn tới đợt cháy rừng lớn 2020. “Nhưng trong số những gì lường trước được - ví dụ tình trạng kho cằn của đất; vài tháng sau có khả quan hơn không? - thì e rằng không thể nói trước trong tình trạng tồi tệ như thế này.”

 

“Hầu như cả miền Tây năm nay đang đứng trước nguy cơ gia tăng cháy lớn diện rộng. Và đây có thể sẽ lại là một kỷ lục mới nhưng hy vọng nó cũng sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh”.

 

Người dịch: Nhan Tran

Biên tập: Tri Luong

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats