Dịch
bệnh, kinh tế suy thoái và tiền thưởng cho bóng đá
BTV
Tiếng Dân
16/06/2021
https://baotiengdan.com/2021/06/16/dich-benh-kinh-te-suy-thoai-va-tien-thuong-cho-bong-da/
Dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp.
Sáng nay, Bộ Y tế thông báo: Thêm
92 ca Covid-19, trong đó có 91 ca lây nhiễm trong nước ở 4 tỉnh, thành.
Đến trưa, Bộ Y tế cập nhật: Thêm
176 ca Covid-19, trong đó có 174 ca lây nhiễm trong nước tại 5 tỉnh,
thành. Tối nay, Bộ Y tế thông báo: Tối 16/6 thêm 155 ca Covid-19, trong có có 149 ca
lây nhiễm trong nước ở 6 tỉnh, thành. Tổng cộng, cả ngày hôm nay, VN có thêm
423 ca nhiễm Covid-19 mới, trong đó có 414 ca lây trong nước.
Về dịch bệnh ở thành Hồ, trong khi nguồn lây của
ổ dịch tại BV Bệnh nhiệt đới TP HCM vẫn chưa được xác định, thì dịch Covid-19
tiếp tục lan đến một BV khác: Nhân viên Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM dương tính
SARS-CoV-2, báo Người Lao Động đưa tin. Có một nhân viên bị phát hiện
dương tính với Covid-19, khiến BV có tiếng là quy tụ nhiều giảng viên lâu năm của
ngành y tế phải tạm ngừng hoạt động.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/06/Img2-2.png
Bệnh viện Đại học Y
Dược TP HCM ra thông báo tạm ngưng tiếp nhận bệnh vì có ca dương tính Covid-19.
Ảnh: Huế Xuân/NLĐ
VietNamNet có bài: Chồng của nữ nhân viên Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM dương
tính nCoV. Trường hợp nữ nhân viên BV ĐH Y Dược TP HCM nói trên được
phát hiện là do trước đó, chồng của cô có triệu chứng sốt, ho nên đến khám. Kết
quả xét nghiệm cho thấy người chồng dương tính với Covid-19, nên được người vợ
cũng được xét nghiệm và xác nhận dương tính. Nghĩa là, cả cặp vợ chồng này
không rõ nguồn lây, nằm trong chuỗi lây nhiễm tiềm tàng ở một trong các BV uy
tín nhất Sài Gòn, được phát hiện là nhờ khám sàng lọc, không phải qua truy vết
F1, F2…
VnExpress có bài: Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM phát hiện hai ca nghi
Covid-19. Trong bài có thông tin thống kê về các chuỗi lây nhiễm được
phát hiện trước đó tại 5 BV lớn ở Sài Gòn, gồm: BV Bệnh Nhiệt đới, BV Gia Định,
BV Nhi đồng 1, BV Quận Tân Phú, BV Đa khoa Nam Sài Gòn. Với 2 ca nhiễm mới ở BV
ĐH Y Dược, dịch Covid-19 đã lan đến 6 BV lớn của thủ phủ miền Nam,
vốn thường được xem là các cơ sở có hệ thống phòng, chống Covid-19 “vững chắc”
nhất.
Cũng trong sáng nay, GĐ Trung tâm Y tế quận
Bình Tân thông báo, nữ nhân viên Trung tâm Y tế quận Bình Tân dương tính với
nCoV, Zing đưa tin. Cô này thường xuyên phải đi lấy mẫu xét nghiệm
Covid-19 từ người dân sống tại các ổ dịch ở Sài Gòn, nên phải xét nghiệm định kỳ
và có kết quả dương tính. Qua đó có thể thấy, các nhân viên Y tế thường xuyên mặc
trang phục bảo hộ cũng bị lây nhiễm, thì những người dân vô tình bị nhiễm,
không nên bị đổ tội, bị xem như tội hình sự, hay bị khởi tố.
Các chuỗi lây nhiễm ở những BV và cơ sở khám,
chữa bệnh gây chú ý vì cho thấy khả năng xâm nhập, lây lan của Covid-19, nhưng
mấy chuỗi lây nhiễm liên quan đến khu công nghiệp, tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất: Phát hiện ca nhiễm, thêm 6 nhà máy ở TP HCM bị phong toả,
VnExpress đưa tin.
Đó là nhà máy của Công ty thực phẩm Trung Sơn ở
Khu công nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân; xưởng may và nhà máy của Công ty thực
phẩm Vạn Đức, tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh; nhà máy may mặc ở
Khu công nghiệp Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, đều bị phong tỏa tối qua.
Trước đó, ngày 12/6, hai nhà máy trong Khu
công nghiệp Tân Tạo là Công ty Khuôn chính xác Duy Tân và Công ty Cloth &
People Vina cùng phát hiện 3 ca nhiễm nên cũng bị phong tỏa. Ngoài 6 nhà máy,
công xưởng này, còn có một số nhà máy lớn ở Sài Gòn đã cho công nhân nghỉ việc,
tạm ngừng sản xuất, một phần do lao động nhiễm Covid-19, như Công ty TNHH
Pouyuen VN và Công ty TNHH VN Samho.
Dưới phần bình luận, có ý kiến đề xuất: “Tôi
có ý này. Đợt này Việt Nam được mấy lô vài triệu liều vaccine chúng ta nhường hết
TP HCM đi. Ưu tiên cho họ tiêm toàn dân trước”. Đó là ý kiến được nhiều lượt
thích nhất, trong tình hình dịch bệnh ngày càng lây lan trong hệ thống Y tế và
các khu công nghiệp ở Sài Gòn. Trước đó, Bộ Y tế, được Thủ tướng cho phép, đã
“trưng dụng” vaccine của nhiều tỉnh, thành để ưu tiên tiêm cho người dân 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh.
VnExpress có bài: 14 chuỗi lây nhiễm ở TP HCM. Có đến 14 chuỗi lây nhiễm
rải rác ở các trung kinh tế trên cả nước, xuất hiện ở nhiều BV, các nhà máy,
công xưởng, các doanh nghiệp, cơ quan công sở, chung cư, cho thấy sức lây lan mạnh
của biến chủng mới. Đó là chưa tính đến các trường hợp riêng biệt, không rõ nguồn
lây, được phát hiện khi người bệnh có triệu chứng bệnh đường hô hấp hoặc các
triệu chứng khác, nên chủ động đi khám.
***
Về ảnh hưởng của dịch bệnh, Zing dẫn lại ý
chính trong báo cáo của Bộ KHĐT: Doanh nghiệp hàng không Việt đứng bên bờ vực phá sản.
Báo cáo về tình hình các doanh nghiệp từ khi dịch Covid-19 bắt đầu đến nay, gửi
Thủ tướng, Bộ KH&ĐT, nhận định, trải qua 4 đợt dịch Covid-19, nhiều doanh
nghiệp hàng không gặp khó khăn, doanh thu giảm nghiêm trọng. Các hãng như
Bamboo Airways, Vietjet Air đang dốc cạn nguồn lực về tài chính. Ngay cả hãng
hàng không lớn như Vietnam Airlines cũng đứng bên bờ vực phá sản.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/06/Img3-1-1024x628.png
Từ quý II/2020 đến
nay, “lợi nhuận” tính theo mỗi quý của hãng hàng không Vietnam Airlines đều là
số âm. Ảnh: Zing
Bộ KH&ĐT nhận định: “Cùng với tình
hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, tâm lý khách hàng trên khắp thế giới bị thay
đổi, dự báo hoạt động vận tải hàng không sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong năm
2021. Trường hợp tình hình Covid-19 được kiềm chế, phải đến năm 2024 hoạt động
của ngành hàng không mới có thể phục hồi như trước khi có dịch”.
VietNamNet có bài: Hàng không Việt trước nguy cơ phá sản, bị kiện vì nợ đầm đìa.
Bộ KH&ĐT phân tích, nhu cầu vận tải hàng không ở VN đã giảm mạnh đến 34,5 –
65,9% so với năm 2019. Doanh thu từ vận tải hàng không năm 2020 giảm trung bình
trên 61% so với năm 2019. Riêng đợt dịch Covid-19 lần thứ 3 diễn ra đúng vào
giai đoạn cao điểm sát Tết Nguyên đán 2021, khiến doanh thu hàng không giảm 80%
so với cùng kỳ. Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp suy giảm và tiến sát
giới hạn mất khả năng thanh toán.
Khi giải trình với cổ đông về tình hình kinh
doanh quý I/2021, hãng Vietnam Airlines cho biết, đại dịch Covid-19 khiến tổng
doanh thu và thu nhập khác của công ty mẹ giảm 65,3% so với cùng kỳ 2020, là
hơn 9.558 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là doanh thu cung cấp dịch vụ giảm mạnh
63,7% so với cùng kỳ năm trước, tương đương 8.511 tỷ đồng.
***
Dịch bệnh khiến các hãng hàng không ở VN cố sức
cầm cự, lan đến cả các khu công nghiệp, khiến cả ngàn công nhân phải tạm ngưng
việc, nhưng vẫn có khoản tiền tỉ được chi xài phung phí: Đội tuyển Việt Nam được thưởng 3 tỉ đồng sau trận đấu với
UAE, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Tổng cộng, từ lúc tham gia vòng loại World
Cup 2022 đến giờ, đội tuyển bóng đá quốc gia VN đã được thưởng 8 tỉ đồng.
Điều đáng nói, trận VN đấu với UAE hoàn toàn
không phải trận thắng mà là một trận thua, với tỉ số 3-2. Mặc dù tỉ số có vẻ sát
nút nhưng thực tế, VN đã bị áp đảo từ đầu, bị dẫn trước 3-0 chỉ trong 50 phút đầu. Một trận thua
nhưng vẫn được thưởng tới 3 tỉ đồng, vậy thì số tiền thưởng đó có ý nghĩa gì,
khi mà thắng cũng thưởng mà thua cũng thưởng. Đội bóng VN thắng hay bại cũng được
thưởng, trong khi nhà nước không có tiền mua thuốc chích ngừa Covid-19 cho dân,
phải ngửa tay xin.
Mời đọc thêm: Sáng 16/6: Thêm 92 ca mắc COVID-19, Việt Nam có 11.304 bệnh
nhân — Trưa 16/6: Thêm 176 ca mắc COVID-19 tại 6 tỉnh, thành phố — Tối 16/6: Thêm 155 ca mắc COVID-19, tổng trong ngày Việt Nam
ghi nhận 423 trường hợp (SKĐS).
– Hai ca nhiễm nCoV ở BV Đại học Y Dược TP.HCM được phát hiện
thế nào? (Zing). – TP HCM phát hiện hàng chục người lây Covid-19 tại nơi làm việc — Nhân viên ngân hàng dương tính SARS-CoV-2 chưa rõ nguồn lây (NLĐ).
– Phát hiện nhiều ca mắc Covid-19, 6 nhà máy ở TP Hồ Chí Minh
bị phong toả (KTĐT). – Vietnam Airlines bên bờ vực phá sản (VOA).
– Hàng không Việt Nam đứng bên bờ vực phá sản (TTXVN).
– Đội tuyển Bóng đá Việt Nam nhận thưởng lớn sau trận đấu với
UAE (Tin Tức).
No comments:
Post a Comment