Chính
phủ Việt Nam thất bại khi phải kêu gọi người dân góp tiền mua vắc-xin COVID-19?
Trường
Sơn
2021-06-10
Hình minh hoạ. Người
dân với tin nhắn trên điện thoại về đóng góp cho quỹ vaccine. AFP
Việt Nam đang trải qua đợt bùng phát dịch
COVID-19 nghiêm trọng nhất kể từ đầu đại dịch khi đã ghi nhận gần 6.600 ca nhiễm
trong cộng đồng ở 39 tỉnh, thành phố kể từ ngày 27 tháng 4 năm 2021. Ngày 5
tháng 6, Chính phủ Việt Nam công bố chiến dịch gây quỹ phòng, chống COVID-19,
kêu gọi cá nhân và doanh nghiệp đóng góp tài chính để mua vắc-xin. Tuy được
truyền thông nhà nước ca ngợi là một chiến dịch thành công với các khoản đóng
góp nhanh chóng được gửi về, vẫn còn đó những vấn đề mà người dân thắc mắc xung
quanh việc Chính phủ phải kêu gọi đóng góp tiền cho quỹ vắc xin COVID-19.
Việt Nam hiện là quốc gia duy nhất ở khu vực
Đông Nam Á phải huy động người dân đóng góp tài chính để mua vắc-xin COVID-19,
đồng thời cũng là quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất khu vực với chỉ dưới
1% dân số được tiêm đủ hai liều vắc-xin.
Câu hỏi đầu tiên được đặt ra là tại sao mặc
cho đại dịch đã xảy ra được gần hai năm, nhưng Chính phủ vẫn không chuẩn bị được
tài chính để mua vắc-xin, để đến lúc dịch bệnh trở nên nghiêm trọng thì mới cuống
cuồng xin người dân đóng góp?
Sự thất bại của
Nhà nước
Nhà nước có nghĩa vụ đảm bảo an toàn cho người
dân trong bất kể hoàn cảnh nào, đặc biệt là trong những tình huống khẩn cấp như
đại dịch. Sẽ là không hợp lý khi quy trách nhiệm cho Nhà nước nếu tình huống khẩn
cấp xảy ra một cách đột ngột, nhưng trong trường hợp của Việt Nam thì Nhà nước
đã có rất nhiều thời gian.
Đại dịch COVID-19 bắt đầu lan tới Việt Nam vào
tháng 1 năm 2020, đến nay đã là gần một năm rưỡi. Và vào tháng 11 năm 2020, thế
giới đón nhận tin vui khi vắc-xin chống COVID-19 được điều chế thành công và chỉ
một tháng sau đó thì được đưa vào sử dụng.
Tuy nhiên, vào tháng 5 năm 2021, khi Chính phủ
Việt Nam công khai dự toán ngân sách nhà nước thì không hề tồn tại khoản nào
cho việc mua vắc-xin. Thậm chí, ngày 2 tháng 6, Phó thủ tướng Lê Văn Thành còn
khẳng định là “Chính phủ không thiếu tiền để bảo vệ sản xuất và sức khoẻ của
người dân”. Ấy vậy mà chỉ ba ngày sau đó thì Chính phủ phát động chiến dịch kêu
gọi người dân đóng góp tài chính để chống dịch.
Sự thiếu chuẩn bị và các phát ngôn sai lệch của
những người đứng đầu Chính phủ về tình hình tài chính cho thấy sự thiếu năng lực
của bộ máy nhà nước, và tính không minh bạch của chính phủ.
Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh từ Đại Học Fulbright
thì viết lên trang Facebook cá nhân của mình và gọi đây là biểu hiện của “thất
bại chính phủ”.
Cái gì cũng cậy nhờ
đến dân
Việc kêu gọi người dân đóng góp tài chính để
chống dịch không phải là lần đầu tiên chính phủ cậy nhờ đến dân chúng, trên thực
tế, từ trước đến nay người dân vốn đã phải làm thay chính phủ ở nhiều trường hợp,
điển hình nhất là các đợt cứu trợ bão lũ.
Hình minh hoạ. Một
nhân viên y tế được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca ở Hà Nội hôm
17/5/2021. AFP
Anh Q, một người dân ở Nghệ An cho RFA biết sự
bức xúc của mình trước việc Chính phủ kêu gọi người dân góp tiền mua vắc-xin:
“Dịch COVID đã bước sang năm thứ hai, có bao nhiêu vốn
liếng người dân đã đem ra cầm cự ở năm thứ nhất, giờ này người ta đã cạn vốn.
Thay vì có những giải pháp kịp thời hỗ trợ người dân bình ổn kinh tế thì lại
ban ra chính sách này, chẳng khác gì bào thêm vào sức dân”.
Đây cũng là
điểm khác biệt giữa Việt Nam với phần còn lại của thế giới. Trong khi các chính phủ
khắp nơi ban hành các chính sách nhằm hỗ trợ người dân chống chọi với dịch
bênh, từ hỗ trợ người dân chi trả chi phí sinh hoạt, đến giảm thuế, hoặc phát
tiền mặt, thì ở Việt Nam, chính phủ không những không giúp được gì để người dân
bớt đi gánh nặng trong thời kỳ dịch bệnh, mà còn đề nghị người dân chi thêm tiền.
Cô Trương Thị Hà, một người dân ở Hà Nội, cho
RFA biết thái độ của mình trước việc này:
“Việc mua vắc-xin cho dân là trách nhiệm của
Chính phủ. Chính phủ cần chủ động và quyết liệt trong việc phân
bổ ngân sách và huy động tiền mua vắc-xin từ nhiều nguồn khác nhau. Dân đóng thuế cho Chính phủ để Chính phủ sử dụng tiền vào những việc cho cộng đồng như mua vắc-xin,
chứ dân không thể làm thay Chính phủ việc này.”
Lo ngại về nguy cơ
tham nhũng
Ngày 9 tháng 6, báo chí đưa tin đơn vị tư vấn
đánh giá an toàn hệ thống đường sắt Cát Linh - Hà Đông kết luận dự án đường sắt
Cát Linh - Hà Đông không đáp ứng nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật trong vận hành hệ thống
metro, và có nhiều nguy cơ mất an toàn khi đưa vào sử dụng.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông ở Hà
Nội vốn được biết đến là điển hình của vấn nạn đầu tư công thiếu hiệu quả, tiêu
tốn mức ngân sách khổng lồ và thời gian thi công kéo dài quá lâu.
Việc báo chí công bố kết luận của đơn vị tư vấn
trong lúc chính phủ đang tích cực kêu gọi người dân góp tiền chống dịch tạo nên
một làn sóng phẫn nộ, và gia tăng sự ngờ vực vào khả năng sử dụng tiền hiệu quả
của chính phủ.
Hình minh hoạ. Một
điểm tiêm chủng ngừa COVID-19 ở Hải Dương hôm 8/3/2021. Reuters
Ông Nguyễn Anh Tuấn, một người dân ở Hà Nội
nói với RFA rằng:
“Việc kêu gọi người dân góp tiền mua vắc-xin, khiến
bất cứ ai để tâm tới tình hình tham nhũng kinh khủng của bộ máy nhà nước Việt
Nam, không khỏi chua xót cho sự lãng phí vô cùng của các tượng đài tiền tỉ và
các dự án đầu tư công ngàn tỷ thua lỗ, vì lý do tham nhũng của cán bộ nhà nước.”
Theo tổ chức Minh bạch Quốc tế, với sứ mệnh chống
tham nhũng trên toàn cầu, thì Việt Nam được xếp hạng là quốc gia có mức độ tham
nhũng cao.
Sự thiếu chi tiết trong cách giải trình của
Chính phủ về việc sự dụng tiền do người dân đóng góp trong công tác phòng, chống
dịch cũng khiến cho nhiều người dân nghi ngờ.
Một người dân ở TP. HCM không muốn tiết lộ
danh tính cho RFA biết:
“Nhà nước nhận tiền từ người dân, nhưng đồng
thời quản lý tiền cũng là một đơn vị Nhà nước, không hề thấy đề cập đến đơn vị
kiểm toán độc lập nào khác, cho nên rất dễ xảy ra chuyện sử dụng tiền không
đúng mục tiêu.”
Ngoài ra, thời hạn kêu gọi đóng góp, các mục
chi tiêu cụ thể, loại vắc-xin mà nhà nước sẽ mua cũng là những thông tin mà nhiều
người quan tâm.
-------------------------------
Tin, bài liên quan
·
Doanh
nghiệp được phép tự lo nguồn vắc-xin chống COVID-19, có dễ thực hiện?
·
Việt
Nam hoan nghênh Mỹ tặng 500 triệu liều vắc vin cho thế giới
·
Việt
Nam rút ngắn thời gian cấp phép nhập khẩu vắc xin ngừa COVID-19
·
Việt
Nam kêu gọi được gần 6.000 tỷ đồng từ dân cho quỹ vaccine ngừa COVID-19
·
Việt
Nam đẩy nhanh việc sản xuất vắc xin COVID-19 nội địa
·
Tỷ
lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19
·
Chính
phủ Việt Nam huy dộng được gần 104 tỷ đồng từ dân cho quỹ vaccine ngừa COVID-19
·
Bộ
Y tế Việt Nam chính thức phê duyệt khẩn cấp vắc-xin Trung Quốc
·
Việt
Nam ‘đi trước’ trong khống chế dịch nhưng ‘về sau’ trong tiêm vắc xin
No comments:
Post a Comment