Saturday, 5 June 2021

BẢN TIN NGÀY 5-6-2021 (BTV Tiếng Dân)

 



BẢN TIN NGÀY 5-6-2021

BTV Tiếng Dân

05/06/2021

https://baotiengdan.com/2021/06/05/ban-tin-ngay-5-6-2021/

 

Tin Biển Đông

 

Báo Thanh Niên có bài: Ý đồ của Trung Quốc khi điều 16 máy bay quân sự đến Biển Đông sát Malaysia. TS Swee Lean Collin Koh, chuyên gia quốc phòng, thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam ở Singapore, nhận định, sự kiện TQ triển khai 16 máy bay vận tải Y-20 và Il-76 đến gần Cụm bãi cạn Luconia ở phía nam Biển Đông, khu vực mà Malaysia tuyên bố thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước này, là để làm nhụt chí các bên tranh chấp khác. 

 

TS Koh bình luận: “Vụ này có thể nhằm thể hiện các khả năng phô diễn sức mạnh quân sự mới [của Trung Quốc]… Trung Quốc có thể muốn cho thấy họ hiện được trang bị tốt hơn cho việc gia tăng thế vượt trội”. Ông Koh dự đoán, Bắc Kinh sẽ tiếp tục phô diễn sức mạnh quân sự ở Biển Đông, bất chấp sự quan ngại của các nước láng giềng, hoặc  Mỹ và các nước đồng minh.

 

Báo Người Việt có bài: Đông Nam Á trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc. Tác giả lưu ý, vụ TQ cho 16 máy bay vận tải quân sự bay vào không phận của Malaysia diễn ra đúng lúc Thứ Trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đến Jakarta để hội đàm với Ngoại Trưởng Indonesia Retno Marsudi, “ngụ ý nhắc nhở Bắc Kinh vẫn là một thế lực bao trùm của khu vực mà không ai được quên lãng”.

 

Dù những người ủng hộ cựu Tổng thống Trump luôn cho rằng, ông ta chống TQ và bảo vệ Biển Đông, nhưng: “Bốn năm dưới thời cựu Tổng Thống Trump là thời kỳ Trung Quốc bành trướng ở Đông Nam Á mạnh nhất, từ lấn chiếm và xâm lấn trên Biển Đông xuống tận Indonesia và Malaysia”.

 

Đài TRT World của Thổ Nhĩ Kỳ có clip: Căng thẳng dâng cao tại một trong các tuyến đường hàng hải bận rộn nhất thế giới – Biển Đông.

https://www.youtube.com/watch?v=0qsdbb3J-v0

 

VOV có bài: Đối mặt tham vọng của Trung Quốc về lãnh thổ, Malaysia và Philippines càng xích lại gần Mỹ. Malaysia đã từ bỏ chính sách ngoại giao lặng im trong nhiều thập niên với TQ, chuyển sang công khai chỉ trích thế lực bá quyền và trực diện thách thức các hành động bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông. Tuần này, Malaysia công kích sự “xâm nhập” của các máy bay TQ, triển khai máy bay chiến đấu để xua đuổi nhóm máy bay quân sự TQ tiến sâu vào khu vực 60 hải lý ngoài khơi của bang Sarawak.

 

Dù Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte thường thể hiện thái độ “sáng nắng, chiều mưa”, đôi khi lạnh nhạt với Mỹ, nhưng có dấu hiệu cho thấy Philippines sẽ giữ lại Thỏa thuận Các lực lượng Viếng thăm Philippines-Mỹ (VFA), là thỏa thuận thiết yếu để duy trì lực lượng quân sự lớn của Mỹ triển khai tới Đông Nam Á. 

 

Zing có bài: Tàu Trung Quốc gần 4 tháng liên tiếp ở quần đảo tranh chấp với Nhật. Báo Nikkei Asia dẫn nguồn tin từ Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản thông báo, các tàu hải cảnh TQ đi qua vùng tiếp giáp lãnh hải của quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư trong gần 4 tháng liên tục, vượt qua thời gian kỷ lục trước đó là 111 ngày vào năm 2020. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi phát biểu: “Chúng tôi sẽ thực hiện tất cả các biện pháp có thể để giám sát và thu thập thông tin tình báo một cách thận trọng”.

 

Các tàu TQ đã đi qua vùng tiếp giáp lãnh hải của quần đảo Senkaku mỗi ngày kể từ giữa tháng 2/2021. Lực lượng TQ còn trực tiếp tiến vào lãnh hải Senkaku tổng cộng 20 ngày trong 5 tháng đầu năm nay. Vào ngày 29/5, bốn tàu tuần duyên Trung Quốc còn áp sát 3 tàu đánh cá của Nhật, buộc lực Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản phải can thiệp.

 

Mời đọc thêm: Đề nghị giải quyết vấn đề Biển Đông ‘từ dễ đến khó’ (TN). – Tàu Trung Quốc áp sát quần đảo Senkaku trong 112 ngày liên tiếp (NB&CL). – Ngoại trưởng Malaysia, Trung Quốc sẽ gặp nhau trong tuần tới (TG&VN). – Biển Đông: Ông Duterte sẽ ‘quyết định sớm’ về thỏa thuận quân sự với Mỹ (PLTP). – Thế giới 7 ngày: Diễn biến lo ngại ở Biển Đông, Israel nín thở chờ ‘địa chấn’ (VNN). – Trước ngày rời ghế, Nguyễn Chí Vịnh ‘lên giọng’ về Trung Quốc (NV). 

 

 

Tin nhân quyền

 

RFA có bài: Phong trào XHDS Việt Nam từ các cuộc biểu tình chống Trung Quốc mùa hè năm 2011. Hôm nay 5/6/2021, là ngày kỷ niệm tròn 10 năm kể từ ngày bắt đầu bùng phát liên tiếp các cuộc biểu tình lớn chống TQ ở hai đầu đất nước. Phong trào biểu tình chống thế lực bá quyền TQ trong suốt mùa hè năm 2011 được các nhà hoạt động đánh giá là một cột mốc quan trọng, mở ra một thời kỳ phát triển của phong trào xã hội dân sự độc lập ở VN.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/06/1a-15-560x420.jpg

Biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội hôm 19/6/2011. Nguồn: Reuters

 

Trải qua 10 năm, các lực lượng an ninh của chế độ đảng trị tìm mọi cách để đàn áp phong trào xã hội dân sự, cũng như mọi hoạt động kêu gọi nhân quyền ở VN. Một người dân giấu tên bình luận: “Bối cảnh bây giờ tôi cảm thấy như là một sự thoái trào của phong trào xã hội dân tự thiên về đối lập ở Việt Nam. Cũng bình thường thôi! Sóng có lúc lên thì cũng có lúc nó hạ xuống, nhưng chắc chắn không phải là nó mất hẳn, sóng sau thì xô sóng trước thôi”.

 

Mời đọc thêm: Mỹ có thể cùng lúc tăng cường quan hệ với Việt Nam & thúc đẩy nhân quyền (RFA). – Đài Loan không bao giờ quên vụ đàn áp Thiên An Môn tại Trung Quốc’ (VOA). – Vụ bắt Roman Protasevich: EU cấm máy bay Belarus vào không phận của mình (BBC).

 

 

Tin môi trường

 

Báo Thanh Niên có bài: Khóc cho một dòng sông. Đó là trường hợp sông Đồng Nai, là nguồn cung cấp nước sạch cho các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước và Sài Gòn. Dù Bộ TN&MT đã thành lập Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai, tình hình ô nhiễm trên sông này vẫn chưa dừng lại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước.

 

Sông Đồng Nai ngày càng ô nhiễm do tình trạng cấp phép tràn lan các dự án thuê đất mặt nước, bến thủy nội địa, nhất là là tình trạng khai thác cát sỏi trái phép và xả thải từ các nhà máy, khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt, lấn chiếm, cơi nới nhà cửa… kéo dài từ thượng nguồn tới hạ nguồn sông Đồng Nai. 

 

VTC có clip về vấn nạn ở tỉnh Quảng Bình: Bức xúc với ô nhiễm bụi đường.

https://www.youtube.com/watch?v=HkyVDYP1r8g

 

VOV đặt câu hỏi: Xây nhà máy chế biến bột cá gần khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ gây ô nhiễm môi trường? Trước khi lãnh đạo tỉnh Quảng Bình cho biết, họ buộc Công ty bột cá dừng thi công, thời gian qua, dư luận tỉnh này xôn xao khi Nhà máy sản xuất bột cá Hòn La được xây dựng gần khu dân cư, cách khu mộ tướng Giáp gần 2km đường chim bay. Người dân xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch lo ngại về khả năng nhà máy sẽ gây ô nhiễm môi trường trong khu vực.

 

Báo Tiền Phong có bài: Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình nói về vụ thi công nhà máy bột cá gần mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Sau khi báo chí phản ánh về nhà máy sản xuất bột cá chưa hoàn tất thủ tục nhưng đã tập kết vật liệu, san ủi mặt bằng tại Khu Kinh tế Hòn La, lãnh đạo tỉnh kiểm tra và yêu cầu doanh nghiệp dừng hoạt động xây dựng, di chuyển các thiết bị đi nơi khác, trả lại mặt bằng cho Khu Kinh tế Hòn La. 

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/06/Img1-2.jpg

Công ty Sản xuất bột cá Hòn La đã di dời toàn bộ trang thiết bị xây dựng nhà máy bột cá đi nơi khác, nhưng vẫn chưa trả lại mặt bằng nguyên trạng. Ảnh: TP

 

Trang Nhà Báo và Công Luận có bài về tình hình ô nhiễm ở Thanh Hoá: Ô nhiễm môi trường từ việc khai thác đất. Một người dân huyện Triệu Sơn phản ánh tình trạng xe chở đất cát lộng hành: “Xe chở đất cơi nới, rơi vãi chạy cả ngày như tra tấn người dân. Nhưng không thấy sự xuất hiện của lực lượng chức năng, đặc biệt là lực lượng CSGT. Cấp trên cần xem xét lại việc tận thu tiền thuế tài nguyên và những hệ luỵ khác từ việc khai thác, kết cấu hạ tầng giao thông và môi trường sống của người dân nơi đây”.

 

Kênh Ninh Bình TV có clip: Ô nhiễm các bãi tập kết rác ở nông thôn.

https://www.youtube.com/watch?v=qiJGNskwOGc&t=3s

 

Mời đọc thêm: Trời nắng nóng, nhiều hộ dân ở Sơn La chật vật vì thiếu nước sạch (TTXVN). – Nông dân đốt rơm rạ, khói mù mịt bầu trời ngoại thành Hà Nội (VTC). – ‘Chưa được vạ, má đã sưng’ và sự cay đắng của doanh nghiệp (NNVN). – Bắc Giang: Công ty Nhiệt điện Sơn Động đổ trái phép chất thải ra môi trường (ĐĐK).

 

– Nhà máy xi măng Sông Gianh bồi thường hậu quả ô nhiễm môi trường và khắc phục sự cố (DS). – Nhà máy xi măng Sông Gianh gây ô nhiễm: Đền bù 125 triệu đồng có thoả đáng lòng dân? (DNVN). – ‘Chất nhầy’ bất thường bao phủ bờ biển Istanbul (Zing). – Liên hợp quốc khởi động Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái (Tin Tức). 

 

                                                       ***

Thêm một số tin: Việt Nam mua máy bay huấn luyện T-6 của Hoa Kỳ (VOA). – Việt Nam: Phân cấp, phân quyền sẽ giúp ‘đốt lò’ hiệu quả hơn? (BBC). – Hà Nội xác nhận có ‘gian lận bầu cử,’ một số nơi phải bỏ phiếu lại (NV). – Nghệ sĩ Hoài Linh giải thích và xin lỗi việc chậm giải ngân tiền từ thiện (TT).

 

 

 

No comments:

Post a Comment

View My Stats