Wednesday, 31 March 2021

TT BIDEN CÔNG BỐ KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG HƠN $2,000 TỶ (NGười Việt / Cali Today)

 



Biden công bố kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng $2,000 tỷ

Người Việt

Mar 31, 2021

https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/biden-cong-bo-ke-hoach-xay-dung-co-so-ha-tang-2000-ty/

 

PITTSBURGH, Pennsylvania (NV) – Tổng Thống Joe Biden hôm Thứ Tư, 31 Tháng Ba, công bố kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng hơn $2,000 tỷ nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng sau đại dịch COVID-19, theo CNBC.

 

Kế hoạch bao gồm khoảng $2,000 tỷ chi tiêu trong tám năm và sẽ nâng thuế doanh nghiệp lên 28%.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/03/TS-biden-cong-bo-ke-hoach-1-1536x1024.jpg

Xe cộ chạy bên cầu Memorial ở Chelsea, Massachusetts, hôm Thứ Tư, 31 Tháng Tư. (Hình minh họa: AP Photo/Steven Senne)

 

Phát biểu tại một trụ sở nghiệp đoàn ở Pittsburgh, Pennsylvania, Tổng Thống Biden gọi kế hoạch này là khả năng nhìn xa để xây dựng “nền kinh tế sáng tạo mạnh nhất, vững chắc nhất thế giới” – và tạo ra hàng triệu “việc làm lương cao.”

 

Tòa Bạch Ốc loan báo việc tăng thuế sẽ giúp tài trợ kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng trong vòng 15 năm.

 

Kế hoạch này sẽ:

 

-Đầu tư $621 tỷ cho cơ sở hạ tầng giao thông như cầu, đường, giao thông công cộng, hải cảng, phi trường, và phát triển xe hơi điện (EV).

 

-Dành $400 tỷ chăm sóc người Mỹ cao niên và khuyết tật.

 

-Đầu tư hơn $300 tỷ cải thiện cơ sở hạ tầng nước uống, mở rộng Internet tốc độ cao, và nâng cấp mạng lưới điện.

 

-Đầu tư hơn $300 tỷ xây dựng và sửa chữa nhà ở giá rẻ, cũng như xây dựng và nâng cấp trường học.

 

-Đầu tư $580 tỷ cho sản xuất, nghiên cứu và phát triển (R&D), và huấn luyện việc làm ở Mỹ.

 

Đây là kế hoạch chi tiêu lớn thứ nhì của Tổng Thống Biden sau khi kế hoạch trợ cấp chống COVID-19 trị giá $1,900 tỷ được chuẩn thuận trong tháng này.

 

“Đây là những khoản mà chúng ta phải đầu tư,” ông Biden nói về việc cải thiện cơ sở hạ tầng. “Chúng ta có đủ tiền để đầu tư. Nói cách khác – chúng ta không thể không làm.”

 

Trong số những mục tiêu chính của kế hoạch nêu trên, chính quyền Tổng Thống Biden muốn nâng cấp 20,000 dặm đường sá và sửa chữa 10,000 cây cầu. Ngoài ra, họ còn kêu gọi xây hệ thống sạc EV với 500,000 trụ sạc đến năm 2030, và thay 50,000 chiếc xe công cộng chạy diesel.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/03/TS-biden-cong-bo-ke-hoach-2-1536x1024.jpg

Tổng Thống Joe Biden công bố kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng tại Carpenters Pittsburgh Training Center ở Pittsburgh, Pennsylvania, hôm Thứ Tư, 31 Tháng Ba. (Hình: AP Photo/Evan Vucci)

 

Chính quyền ông Biden cũng hy vọng xây dựng hoặc sửa chữa 500,000 căn nhà cho người Mỹ lợi tức thấp và trung bình, và thay tất cả đường ống bằng chì trong hệ thống cung cấp nước uống.

 

Kế hoạch của ông còn đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao giá rẻ cho tất cả người dân Mỹ.

 

Chính quyền Tổng Thống Biden cũng mong muốn bảo đảm hệ thống giao thông công cộng đến được những cộng đồng da màu bị ảnh hưởng từ các dự án cũ, như xa lộ được xây xuyên qua khu phố.

 

Chính quyền còn cố gắng dồn nỗ lực gia cố nhà cửa, trường học, hệ thống giao thông và tiện ích ở những cộng đồng nghèo nguy cơ bị thiệt hại nặng hơn trong thời tiết xấu.

Mặc dù kiểm soát cả hai viện ở Quốc Hội, đảng Dân Chủ gặp nhiều trở ngại trong việc thông qua kế hoạch này.

 

Đảng Cộng Hòa nhìn chung ủng hộ nỗ lực xây lại đường sá, cầu cống, phi trường và mở rộng Internet tốc độ cao cho người dân, nhưng họ phản đối tăng thuế. (Th.Long) [qd]

 

--------------------------------------

.

.

Biden công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng $2,25 nghìn tỉ, thúc đẩy cạnh tranh chống Trung Quốc 

Cali Today  (theo Blommberg)

March 31, 2021

https://www.baocalitoday.com/kinh-te-tai-chinh/biden-cong-bo-ke-hoach-co-so-ha-tang-225-nghin-ti-thuc-day-canh-tranh-chong-trung-quoc.html

 

(Bloomberg) — Tổng thống Joe Biden vào thứ Tư công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng trị giá $2,25 nghìn tỉ Mỹ kim nằm trong gói phục hồi kinh tế rộng lớn hơn, tạo bối cảnh cho một cuộc chiến lâu dài chung quanh chương trình kinh tế lớn thứ hai sau khi gói cứu trợ COVID 19 $1,9 nghìn tỉ Mỹ kim được Quốc hội thông qua khá suôn sẻ. 

 

“Kế hoạch Công ăn Việc làm Mỹ” lập chương trình 8 năm, trong đó có $620 tỉ Mỹ kim dành cho giao thông, $650 tỉ Mỹ kim dành cho những chương trình nước sạch, băng thông rộng tốc độ cao. Kế hoạch của ông Biden cũng dành $580 tỉ Mỹ kim cho ngành sản xuất Mỹ, trong đó có $180 tỉ cho chương trình nghiên cứu và phát triển phi quốc phòng lớn nhất từ trước đến nay, và $400 tỉ Mỹ kim chăm sóc người cao niên và người tàn tật. 

 

Nhưng Tổng thống sẽ đối mặt với phản đối mạnh mẽ từ các nhà lập pháp Cộng hoà, đặc biệt đối với dự tính tăng thuế doanh nghiệp để trả chi phí cho gói cơ sở hạ tầng. Ông Biden muốn tăng thuế doanh nghiệp từ 21% lên 28% đánh vào thu nhập các công ty toàn cầu. Trong khi chi tiêu sẽ tạm thời nhưng tăng thuế sẽ vĩnh viễn, ít nhất cho đến khi có dự luật mới có hiệu lực thay thế chúng.

 

Kế hoạch cũng tập trung giải quyết vấn đề bất bình đẳng, và những gì chính phủ thề sẽ tạo ra hàng triệu công ăn việc làm – nhiều trong số chúng ở trong nghiệp đoàn. 

 

Biden phát biểu tại một trung tâm huấn luyện thợ mộc ở Pittsburgh, và được một thành viên nghiệp đoàn giới thiệu. 

 

Gói kích thích kinh tế lần này sẽ phức tạp hơn nhiều so với dự luật cứu trợ COVID 19 $1,9 nghìn tỉ Mỹ kim mới được Tổng thống ký thành luật hồi đầu tháng. Cộng hoà phản đối gay gắt điều khoản tăng thuế, và phạm vi sâu rộng của dự luật sẽ lôi kéo các cuộc chiến đảng phái cũng như mối bất hoà giữa giới Dân chủ ôn hoà và Dân chủ cấp tiến. 

 

Lãnh tụ Thiểu số Thượng viện Mitch McConnell vào thứ Tư cho hay, “Như là con Ngựa thành Trojan được gọi là cơ sở hạ tầng. Nhưng bên trong Ngựa sẽ là tiền vay mượn nhiều hơn, và tăng thuế cao đối với tất cả các phần sản xuất của nền kinh tế.” 

 

Các viên chức chính phủ cho hay, Biden để ngỏ khả năng tiếp thu ý kiến từ giới lập pháp lưỡng đảng về điều khoản gì nên nằm trong gói phục hồi kinh tế cuối cùng, và trả chúng bằng cách nào. Toà Bạch Ốc dự tính sẽ liên lạc các nhà lập pháp Cộng hoà, và cam kết sẽ trao đổi nghiêm túc với họ. Nỗ lực này sẽ được bắt đầu với việc mời các nhà lập pháp Cộng hoà từ các uỷ ban liên quan tham dự buổi họp báo cáo từ Brian Deese – Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia. 

 

Nhưng một dự luật chi tiêu cho cơ sở hạ tầng không nhất thiết cần đến sự ủng hộ của Cộng hoà mới được trở thành luật. Giới lập pháp Dân chủ có thể đưa nhiều đề nghị của Tổng thống vào một hoặc nhiều dự luật “reconciliation” về ngân sách, trong đó chỉ cần quá bán số phiếu tại  Thượng viện, mặc dù một số yếu  tố có thể đối mặt với những thách thức về thủ tục quốc hội để có thể đưa vào một dự luật như vậy. 

 

Mục tiêu chính của chương trình là đẩy mạnh tính cạnh tranh chống lại Trung Quốc. Có $50 tỉ Mỹ kim dành cho sản xuất thiết bị bán dẫn trong nước, và thêm $40 tỉ Mỹ kim vào việc nâng cấp năng lực nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm trên khắp quốc gia. 

 

Biến đổi khí hậu cũng là một mục tiêu chính. Ngân quỹ dành cho giao thông vận tải được đề nghị cụ thể $174 tỉ Mỹ kim trực tiếp vào xe điện, gồm giảm giá và ưu đãi thuế cho người tiêu dùng mua xe hơi sản xuất tại Mỹ. 

 

Những gì Biden trình bày ở Pittsburgh là phần đầu trong kế hoạch phục hồi kinh tế lâu dài, và ông dự tính công bố phần thứ hai vào giữa tháng Tư, trong đó tập trung vào hỗ trợ các  gia đình gặp thách thức như chi phí y tế, giữ trẻ và giáo dục.  

 

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi vào cho đồng nghiệp hay, bà dự tính sẽ đưa dự luật cơ sở hạ tầng ra Hạ viện bỏ phiếu thông qua vào ngày 4 tháng 7, mặc dù có thể muộn hơn trong tháng đó. Thời  biểu này có thể cho phép Thượng viện thông qua phiên bản dự luật cuối cùng trước khi Quốc hội nghỉ họp kéo dài suốt tháng 8. 

 

Hương Giang (Theo Bloomberg)

 

 

JOE BIDEN và TÒA ÁN MỸ (Minh Phạm)

 



Joe Biden và Tòa án Mỹ

Minh Phạm 

31/03/2021

https://baotiengdan.com/2021/03/31/joe-biden-va-toa-an-my/

 

Tổng thống Biden đang có cơ hội cải tổ ngành Tư pháp liên bang sau làn sóng bổ nhiệm kỷ lục các thẩm phán của cựu Tổng thống Donald Trump.

 

Có thể nói chỉ sau 4 năm tại nhiệm, Donald Trump – cùng với đảng Cộng hòa nắm quyền chuẩn nhận các chức vụ tư pháp tại Thượng nghị viện – đã cấu trúc ngành tư pháp liên bang “triệt để” đến mức, nói như cựu thủ lãnh khối đa số tại Thượng nghị viện Mitch McConnell, là “không để một ghế trống”.

 

Giờ thì đến lượt Tổng thống Joe Biden và đảng Dân chủ.

 

Joe Biden từng phục vụ suốt 14 năm trong Ủy ban Tư pháp Thượng nghị viện dưới tư cách chủ tịch hoặc tương nhiệm chủ tịch ủy ban (high ranking member), đại diện cho đảng Dân chủ để chọn thẩm phán cho các tòa án liên bang. Do vậy, có thể nói hiện không ai đánh giá chính xác “đến từng cm” vai trò của một thẩm phán liên bang đối với nghị-trình của một Tổng thống.

 

Mới đây, một thẩm phán Tòa sơ thẩm liên bang ở Texas đã vô hiệu hóa một qui định tạm ngưng trục xuất những người vi phạm pháp luật ở Mỹ về cố quốc, (trong số này có hơn 30 người gốc Việt) của đương kim Tổng thống Biden. Trước một phán quyết của thẩm phán Tòa sơ thẩm, Tổng thống Biden đành… “bó tay”.

 

Cần nhắc lại các qui định trục xuất là của ông Donald Trump. Khác với Trump, Joe Biden không “chửi mắng” các thẩm phán bất chấp địa vị tôn-kính của họ khi quyết định của mình bị bác bỏ. Trong trường hợp này, Joe Biden tỏ rõ mình là một con người… chính chắn!!!

 

Và nếu ông Joe Biden muốn thực hiện lời hứa lúc tranh cử là sẽ hủy bỏ chương trình trục xuất di dân của ông Trump thì chỉ còn cách là can thiệp vào ngành Tư pháp. Nói theo ngôn ngữ “phổ thông”, ông Joe Biden phải “tái định hình” (reshape) ngành Tư pháp liên bang.

 

Hành pháp Obama đã bị chỉ trích vì thiếu sót trong việc “chiếm giữ” hệ thống Tòa án liên bang trong 8 năm, đã “giúp” Trump – cùng với sự trợ giúp của Mitch McConnell với phương châm “không để trống một ghế thẩm phán liên bang nào hết!” – chỉ trong 4 năm đã đưa hơn 200 người vào hệ thống tòa án liên bang. Lỗi lầm này cần phải được Hành pháp Biden “sửa sai”.

 

                                                  ***

Các cố vấn của Tổng thống Joe Biden đã và đang chuẩn bị rất kỹ cho việc bổ nhiệm các thẩm phán liên bang trên toàn nước Mỹ, ngoài việc kiện toàn bộ máy tư pháp, còn mang ý nghĩa tái lập trật tự hoạt động bình thường cho ngành Tư pháp thời hậu Donald Trump. Hoạt động chuẩn bị này cũng là một trong nhiều mục tiêu tranh cử của Biden, minh bạch và tuân thủ các nguyên tắc truyền thống lẫn luật định trong thủ tục đề cử.

 

Bên cạnh Biden là hai nhân vật có một “nền tảng” đáng nể trong ngành tư pháp, giúp Biden chọn lựa các ứng cử viên (đúng người, đúng việc) cho các Tòa án liên bang, đó là Chánh Văn phòng Bạch cung Ron Klain, người rà soát danh sách đề cử thẩm phán cũng từng đảm nhận vai trò này thời Bill Clinton; người còn lại là Phó Tổng thống Kamala Harris, trước đây phục vụ trong Ủy ban tư pháp Thượng nghị viện và là cựu Tổng chưởng lý tiểu bang California.

 

Cùng với gói hỗ trợ tài chính 1.900 tỷ dollars thì hoạt động chọn lựa nhân sự cho hệ thống Tòa án liên bang là “vốn liếng chính trị” quan trọng của tân Tổng thống Joe Biden trong 100 ngày đầu tiên, trong vai trò Tổng thống Mỹ.

 

 

'DI SẢN CHÍNH TRỊ' CỦA TRUMP và TRIỂN VỌNG CHÍNH SÁCH TQ DƯỚI THỜI BIDEN (Châu Kỳ, Trung Quốc)

 



‘Di sản chính trị’ của Trump và triển vọng chính sách TQ dưới thời Biden

Tác giả: Châu Kỳ (Trung Quốc)

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

01/04/2021

http://nghiencuuquocte.org/2021/04/01/di-san-chinh-tri-cua-trump-va-trien-vong-chinh-sach-tq-duoi-thoi-biden/

 

Tóm tắt: Một loạt chính sách đối với Trung Quốc được tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng trong bốn năm cầm quyền đã gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho quan hệ Trung – Mỹ. Mặc dù chiến dịch tái tranh cử của Trump đã thất bại, nhưng “di sản chính trị” mà Trump để lại vẫn tác động sâu sắc đến định hướng của chính quyền Biden và quan hệ Trung – Mỹ trong lương lai. Hiện tại, Trung Quốc được giới chiến lược và ngoại giao Mỹ coi là đối thủ cạnh tranh chiến lược lớn nhất của Mỹ. Tuy nhiên, trước nhiều thách thức nghiêm trọng mà Mỹ phải đối mặt và ảnh hưởng từ chủ trương chính sách cơ bản của Biden, chính quyền Biden chắc chắn sẽ có những điều chỉnh nhất định trong chính sách đối với Trung Quốc, mà trọng tâm là hợp tác với các đồng minh để ứng phó với những thách thức từ phía Trung Quốc. Đồng thời, chính quyền Biden cũng sẽ tìm cách hợp tác với Trung Quốc trong một số vấn đề toàn cầu.

 

Trong bốn năm cầm quyền của tổng thống Donald Trump, khuôn khổ quan hệ song phương Trung – Mỹ vốn cơ bản ổn định trong hơn 40 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đã bị tổn hại nghiêm trọng. Dưới bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 không ngừng lây lan ở Mỹ và gây ảnh hưởng cho việc tái đắc cử của Trump, trong suốt năm bầu cử 2020, chính sách cứng rắn của chính quyền Trump đối với Trung Quốc đã được tăng cường trên mọi phương diện. Mặc dù thất bại của Trump đã tạm thời ngăn chặn một số biện pháp cực đoan hơn của chính quyền Trump đối với Trung Quốc, nhưng “di sản chính trị” mà Trump để lại đã được tích lũy, định hình và không dễ bị người kế nhiệm từ bỏ hoặc đảo ngược ở nhiều khía cạnh.

 

 

“Di sản chính trị” trong chính sách Trung Quốc của chính quyền Trump

 

Mặc dù được biết đến như một “chính trị gia nghiệp dư”, Trump đã vượt khỏi cách làm chính trị truyền thống của Mỹ, theo đó các chính sách đối nội và đối ngoại mà Trump theo đuổi đã gây tổn hại lớn cho cả nước Mỹ nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung. Sau khi Quốc hội mới của Mỹ bắt đầu hoạt động vào đầu tháng 1 năm 2021, Thượng viện sẽ luận tội Trump về việc liệu Trump có phạm tội “kích động bạo lực” hay không. Bất kể kết quả ra sao, nó có thể được coi là một kết luận “cái quan luận định” về Trump. Tại thời điểm hiện tại, chúng ta cũng có thể điểm ra những “di sản chính trị” về chính sách Trung Quốc mà chính quyền Trump để lại.

 

Thứ nhất, xác định Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược của Mỹ và tin rằng Trung Quốc đặt ra thách thức an ninh đối với Mỹ. “Báo cáo Chiến lược An ninh Quốc gia” của chính quyền Trump được ban hành vào tháng 12 năm 2017 và “Báo cáo Chiến lược Quốc phòng Quốc gia của Mỹ” được ban hành vào tháng 1 năm 2018 đều coi thế giới hiện tại là kỷ nguyên của “sự cạnh tranh giữa các siêu cường”, theo đó Trung Quốc được coi là “đối thủ cạnh tranh theo chủ nghĩa xét lại”, “thách thức sức mạnh, ảnh hưởng và lợi ích của Mỹ, đồng thời cố gắng làm xói mòn an ninh và sự thịnh vượng của Mỹ”, “khi Trung Quốc tiếp tục phát triển lợi thế kinh tế, quân sự và mở rộng quyền lực của mình thông qua một chiến lược dài hạn mang tính toàn quốc, nước này sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch hiện đại hóa quân đội nhằm mưu đồ bá quyền khu vực ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong tương lai gần, đánh bật Mỹ và đạt được vị trí lãnh đạo toàn cầu trong tương lai”. Hơn hai năm sau, những quan điểm cơ bản về Trung Quốc nói trên càng được khẳng định bằng các văn bản chính thức của chính quyền Trump. “Cách tiếp cận chiến lược của Mỹ đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” do Nhà Trắng ban hành ngày 20 tháng 5 năm 2020 nêu rõ, Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang sử dụng trật tự quốc tế tự do và cởi mở để định hình lại hệ thống quốc tế và thay đổi trật tự quốc tế theo cách có lợi cho mình, đồng thời “sử dụng ngày càng nhiều lực lượng kinh tế, chính trị và quân sự để buộc các quốc gia khác phải nhượng bộ, điều này làm tổn hại đến lợi ích sống còn của Mỹ”. Ngày nay, “kỷ nguyên cạnh tranh giữa các cường quốc” đã trở thành một nhận thức chung trong giới chiến lược và ngoại giao Mỹ, và Trung Quốc chắc chắn được coi là đối thủ cạnh tranh chiến lược lớn nhất của Mỹ.

 

Thứ hai, sử dụng cách tiếp cận “chiến tranh thương mại” để đối phó với các vấn đề thương mại Trung – Mỹ. Mỹ đổ lỗi cho Trung Quốc về mọi vấn đề trong nền kinh tế của chính họ. Vào tháng 3 năm 2017, chỉ hai tháng sau khi Tổng thống Trump nhậm chức, chính phủ Mỹ đã ban hành “Chương trình nghị sự về Chính sách Thương mại năm 2017 của Tổng thống”, tuyên bố rằng kể từ năm 2000, một năm trước khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các chỉ số kinh tế khác nhau của Mỹ liên tục xấu đi: tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chậm lại, tăng trưởng việc làm chậm lại, việc làm trong lĩnh vực sản xuất giảm mạnh và thâm hụt thương mại ngày càng lớn. Tài liệu này rút ra một kết luận: Hệ thống thương mại toàn cầu hiện tại tốt cho Trung Quốc nhưng không tốt cho Mỹ. Mỹ không nên vì để đạt được lợi thế địa chính trị  mà “nhắm mắt làm ngơ” trước những hành vi thương mại không công bằng mà họ gặp phải trên thị trường toàn cầu. Để “đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”, nước này phải loại bỏ “sự không công bằng” trong thương mại do Trung Quốc tạo ra. Kể từ tháng 3 năm 2018, chính quyền Trump bắt đầu áp thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ của Trung Quốc, khiến Trung Quốc buộc phải bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại trường kỳ và khó khăn với phía Mỹ. Sau nhiều lần lặp lại, Trung Quốc và Mỹ cuối cùng đã đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn I vào tháng 12 năm 2019, tuy nhiên cho đến nay, mâu thuẫn thương mại giữa hai bên về cơ bản vẫn chưa được giải quyết.

 

Thứ ba, Trump đã mở “chiếc hộp Pandora” và tung ra một lực lượng mạnh mẽ trong nước nhằm chống lại Trung Quốc. Về bản chất, Trump là một doanh nhân không có ý niệm địa chính trị và không có tầm nhìn chiến lược toàn cầu. Tuy nhiên, khi Trump đảm nhiệm chức vụ tổng thống, điều tai hại lớn nhất đối với quan hệ Trung – Mỹ chính là việc Trump đã chiêu mộ một nhóm người mà những người này dù tổng thống nắm quyền thuộc Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa thì cũng đều không thể giữ các chức vụ quan trọng trong chính phủ. Trong bốn năm qua, các thành viên nội các của Trump thường xuyên bị cải tổ và những người còn lại cuối cùng là một số nhân vật thiếu lý tính, có những chủ trương chính sách cực đoan, hoàn toàn tuân theo Trump hoặc quá nhất quán với các mục tiêu và phương pháp của họ, đặc biệt là những người ủng hộ áp dụng các chính sách cứng rắn đối với Trung Quốc. Những người này đã chắp nối những chính sách đối với Trung Quốc rời rạc và thiếu tính hệ thống của Trump thành một chiến lược chống Trung Quốc hoàn chỉnh và có hệ thống, tạo thành một lực lượng chống Trung Quốc hùng hậu trong chính quyền Mỹ. Phán đoán của họ không chỉ làm “nhiễm độc” bầu không khí ra quyết định của Mỹ đối với Trung Quốc một cách nghiêm trọng, mà còn khiến việc đảo ngược chính sách cực đoan đã được thực hiện đối với Trung Quốc trở nên vô cùng khó khăn.

 

Thứ tư, chính quyền Trump bắt đầu tấn công trực diện vào ĐCSTQ và chế độ xã hội của Trung Quốc. Trump đổ tất cả lỗi lầm cho Trung Quốc về sự sa sút của chính mình trong cuộc bầu cử năm 2020, vì vậy Trump đã nhắm vào Trung Quốc và đẩy các hành động chống Trung Quốc của mình lên cao trào. Từ tháng 6 đến tháng 7 năm 2020, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ lúc đó là O’Brien, Giám đốc FBI Ray, Bộ trưởng Tư pháp Barr và Ngoại trưởng Pompeo đã có một loạt các bài phát biểu chống Trung Quốc một cách hệ thống, thể hiện sự xa cách chưa từng có đối với Trung Quốc và ĐCSTQ, công kích hệ thống xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc; xuyên tạc và phủ nhận các chính sách lâu dài đối với Trung Quốc mà các chính phủ nhiệm kỳ trước của Mỹ đã tuân thủ, miêu tả Trung Quốc là mối đe dọa trực tiếp đối với hệ thống chính trị, lối sống và các giá trị cơ bản của phương Tây; đồng thời kêu gọi các nước phương Tây lấy Mỹ làm nòng cốt để hình thành một liên minh đối đầu với ý thức hệ của ĐCSTQ. Nếu những “lời kêu gọi” này thành hiện thực, sẽ không khác gì phát động một “cuộc chiến tranh lạnh mới”. Nếu chính phủ Mỹ đối thoại với Trung Quốc trên cơ sở hiểu biết này và yêu cầu Trung Quốc thay đổi thì hoàn toàn không thể tạo ra quan hệ Trung – Mỹ ổn định.

 

Thứ năm, sử dụng “vấn đề nhân quyền” của Trung Quốc như một cái cớ để can thiệp thô bạo vào công tác đối nội của Trung Quốc. Mặc dù bản thân Trump không quan tâm nhiều đến ý thức hệ, nhưng vị tổng thống này rất sẵn sàng sử dụng và thậm chí khuyến khích các cuộc tấn công vào “vấn đề nhân quyền” của Trung Quốc để phù hợp với lập trường và thực tiễn cứng rắn của chính mình trong thương mại với Trung Quốc, nhằm vận động sự ủng hộ mạnh mẽ về chính sách trong nước đối với việc chống lại Trung Quốc. Trong thời gian qua, Quốc hội Mỹ đã liên tiếp thông qua các dự luật về các vấn đề liên quan đến Đài Loan, Hồng Kông, Tân Cương và Tây Tạng, ví dụ như “Đạo luật Tự trị Hồng Kông”, can thiệp vào hoạt động nội bộ của Trung Quốc, ủng hộ các lực lượng ly khai ở Trung Quốc và cáo buộc Trung Quốc vi phạm nhân quyền. “Đạo luật Chính sách Nhân quyền Duy Ngô Nhĩ” năm 2020, “Đạo luật Sáng kiến Bảo vệ và ​​Tăng cường Đồng Minh Quốc tế Đài Loan (“Đạo luật Đài Bắc”)…, đều nhận được sự chấp thuận và hợp tác của chính quyền Trump. Một số nhà bình luận nhận định, Trump đã thúc đẩy việc hình thành nhận thức trong Quốc hội Mỹ và công chúng rằng, Trung Quốc không chỉ là đối thủ cạnh tranh, mà còn là mối đe dọa đối với vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ.

 

Thứ sáu, tận dụng cơ hội để thành lập một liên minh kinh tế và thương mại hoặc chính trị quốc tế chống lại Trung Quốc. Tại cuộc họp bí mật của liên minh tình báo “Ngũ Nhãn” (Five Eyes) được tổ chức vào tháng 7 năm 2018, các nước tham gia đã đạt được thỏa thuận về chiến lược kiềm chế Huawei. Kể từ đó, chính quyền Trump tiếp tục gây áp lực buộc các đồng minh loại Huawei khỏi mạng lưới viễn thông thế hệ tiếp theo của phương Tây. Vào ngày 3 tháng 8 cùng năm, trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố danh sách “Mạng 5G sạch” (5G Clean Networks), tuyên bố rằng 27 nhà khai thác trên khắp thế giới đã từ bỏ việc sử dụng thiết bị Huawei và ZTE trong việc xây dựng mạng 5G, do đó việc xây dựng “Mạng 5G sạch” đảm bảo “tiêu chuẩn bảo mật cao nhất”.

 

Vào ngày 30 tháng 5 năm 2020, Trump thông báo rằng họ đang xem xét mở rộng nhóm G7 thành nhóm G11 và có kế hoạch đưa Úc, Nga, Hàn Quốc và Ấn Độ tham gia, với ý định cô lập Trung Quốc hơn nữa. Theo lời của Phát ngôn viên Nhà Trắng Farah, điều này là để đưa “các đồng minh truyền thống của chúng ta lại với nhau nhằm thảo luận về cách đối phó với Trung Quốc trong tương lai”.

 

Thứ bảy, chính thức chọn bên trong vấn đề Biển Đông. Sau khi Trump nhậm chức, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc ở Biển Đông đã trở nên cứng rắn hơn. Kể từ ngày 13 tháng 7 năm 2020, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Pompeo đã đưa ra một tuyên bố chính thức nêu rõ, “Việc Bắc Kinh tuyên bố sở hữu hầu hết các nguồn tài nguyên ngoài khơi ở Biển Đông là hoàn toàn phi pháp và các hành động cưỡng ép mà họ thực hiện để kiểm soát các nguồn tài nguyên này cũng hoàn toàn phi pháp”. Pompeo nói rằng, Trung Quốc đang cố gắng kiểm soát Biển Đông bằng cách “cưỡng ép”, “thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hàng hải của riêng mình”; Mỹ sẽ đồng hành với các đồng minh và đối tác Đông Nam Á, dựa trên quyền lợi và nghĩa vụ mà luật pháp quốc tế quy định, bảo vệ chủ quyền của mình đối với các nguồn tài nguyên biển và từ chối mọi nỗ lực nhằm áp đặt “quyền lực chính là quyền lợi” ở Biển Đông hoặc khu vực rộng lớn hơn. Tuyên bố của Pompeo đã làm thay đổi hoàn toàn lập trường chính thức trước đây của Mỹ là không chọn bên về vấn đề Biển Đông.

 

Thứ tám, lấy lĩnh vực công nghệ cao làm lĩnh vực then chốt quyết định sự thành bại của cuộc cạnh tranh quyền lực hiện nay. Cường độ cạnh tranh khoa học công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng leo thang khi sự hiểu biết về tầm quan trọng của cạnh tranh khoa học công nghệ trong kỷ nguyên cạnh tranh giữa các siêu cường dần trở nên rõ ràng hơn. Cuộc cạnh tranh công nghệ vượt bậc giữa Trung Quốc và Mỹ này bắt đầu với “cuộc chiến thương mại” Trung – Mỹ bắt đầu vào tháng 3 năm 2018. Vào thời điểm đó, Mỹ đã có ý thức áp đặt thuế quan đối với các sản phẩm công nghệ cao của Trung Quốc để đáp trả chiến lược “Made in China 2025” của Trung Quốc. Đáp trả việc Trung Quốc xúc tiến triển khai chiến lược 5G, Mỹ đã đạt được thỏa thuận với các quốc gia Five Eyes vào tháng 7 năm 2018 về chiến lược kiềm chế Huawei và vào đầu năm 2019, họ đã đệ đơn kiện Huawei với các cáo buộc “gian lận ngân hàng” và “vi phạm chế tài”. Trong thời kỳ đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu vào năm 2020, với sự suy thoái nghiêm trọng của quan hệ Trung – Mỹ, những kẻ thuộc phe diều hâu chống Trung Quốc của Mỹ đã có cơ hội thực hiện các hành động tiếp theo nhằm chống lại Huawei. Vào tháng 5 năm 2020, Mỹ đã đưa Huawei cùng các chi nhánh của tập đoàn này vào “Danh sách thực thể” (Entity List) và gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Huawei hai lần vào ngày 15 tháng 5 và ngày 17 tháng 8, hạn chế quyền tiếp cận của Huawei đối với chip – thành phần cốt lõi của mạng viễn thông không dây. Các biện pháp “tách rời” công nghệ của Mỹ không chỉ giới hạn ở Huawei mà còn bao gồm việc hạn chế đầu tư từ Trung Quốc vào các ngành công nghệ cao của Mỹ, thậm chí cố gắng cắt đứt toàn bộ chuỗi cung ứng của các ngành công nghệ cao của Trung Quốc.

 

Thứ chín, tiếp tục tăng cường hạn chế trao đổi nhân lực nghiên cứu khoa học giữa Trung Quốc và Mỹ. Chính quyền Trump đã áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt đối với các chuyến thăm tới Mỹ của các nhân viên khoa học kỹ thuật và sinh viên quốc tế đến từ Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Bộ Tư pháp Mỹ và FBI đã sử dụng “gian lận thị thực” như một cái cớ để thổi phồng rằng các chuyên gia công nghệ và sinh viên quốc tế Trung Quốc tham gia vào hoạt động gián điệp kinh tế, đánh cắp thông tin công nghệ và sở hữu trí tuệ của Mỹ, nhắm mục tiêu bắt giữ các học giả nổi tiếng tham dự “Kế hoạch Ngàn Người tài”, cũng như yêu cầu các trường đại học và cơ quan học thuật Mỹ báo cáo người Trung Quốc khả nghi, do đó làm gián đoạn việc trao đổi và hợp tác bình thường giữa các cơ quan học thuật Trung Quốc và Mỹ. Chính quyền Trump cũng lấy lý do Trung Quốc đánh cắp công nghệ cao của Mỹ, dần dần gia tăng các hạn chế đối với sinh viên Trung Quốc theo học các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) ở Mỹ, đồng thời thắt chặt cung cấp thị thực cho sinh viên Trung Quốc (đặc biệt là những sinh viên bị nghi ngờ có liên hệ với quân đội Trung Quốc) trong các lĩnh vực công nghệ cao như robot, máy tính lượng tử, công nghệ bán dẫn, trí tuệ nhân tạo…, cũng như trừng phạt một số trường đại học và cơ quan có quan hệ hợp tác với quân đội Trung Quốc.

 

Thứ mười, đáp ứng yêu cầu của một số nhóm người trong nội bộ nước Mỹ và đặt ra một làn sóng chống toàn cầu hóa. Trump rõ ràng là người chống toàn cầu hóa. Trên thực tế, bản thân phương châm “Nước Mỹ trên hết” đã bao hàm ý nghĩa chống toàn cầu hóa. Trump coi thường hệ thống và các quy tắc thương mại quốc tế, làm tê liệt WTO; áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế mọi lúc mọi nơi và thậm chí áp đặt thuế quan đối với các đồng minh của chính mình vì lý do an ninh; thu hút đầu tư của các công ty Mỹ về nước; hạn chế nhập cư nghiêm ngặt; rút khỏi “Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu”; tái đàm phán các hiệp định thương mại đa phương và song phương để làm chúng có lợi hơn cho Mỹ; hay như rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu. Vốn dĩ dựa trên sự hiểu biết về toàn cầu hóa, để đối phó với các vấn đề toàn cầu, bao gồm các lĩnh vực bảo vệ môi trường, giải quyết biến đổi khí hậu, phát triển năng lượng sạch, chống buôn lậu ma túy, phát triển kinh tế, chống khủng bố, ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân và kiềm chế các bệnh truyền nhiễm…, Mỹ cần hợp tác với Trung Quốc. Tuy nhiên, chính quyền Trump đã gần như bỏ qua tất cả những vấn đề này. Lĩnh vực duy nhất mà Trung Quốc và Mỹ có thể hợp tác là vấn đề ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân mà Trump đang quan tâm, cụ thể là vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.

 

Bốn năm sau khi Trump nhậm chức, quan hệ Trung – Mỹ đã xuống mức thấp nhất kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào cuối những năm 1970. Hơn nữa, do chính quyền Trump liên tục chỉ trích và thổi phồng ác ý về Trung Quốc, nền tảng dư luận về quan hệ Trung – Mỹ đã xấu đi đáng kể. Theo một cuộc thăm dò do Trung tâm Pew thực hiện từ tháng 6 đến tháng 7 năm 2020, 73% người dân Mỹ có thái độ tiêu cực đối với Trung Quốc, cao hơn 26% so với khi Trump nhậm chức, hơn nữa người ủng hộ Đảng Cộng hòa (83%) cao hơn rõ rệt so với người ủng hộ Đảng Dân chủ (68%).

 

 

Chủ trương chính sách cơ bản của Biden

 

Rất nhiều người tin rằng, cuộc bầu cử Mỹ năm 2020 là một cuộc trưng cầu dân ý về bốn năm cầm quyền của Trump. Tuy nhiên, có một điều không thể lơ là. Việc ngay cả trong bối cảnh kinh tế suy thoái và sự lây lan của đại dịch Covid-19, Trump vẫn nhận được 74 triệu phiếu bầu, hơn nữa sau khi cuộc bầu cử kết thúc, việc nội bộ nước Mỹ thường xuyên bùng phát các cuộc biểu tình và bạo lực đã chứng minh Trump vẫn có một số lượng lớn người ủng hộ. Đó là lý do tại sao chính quyền mới của Biden phải hành động thật thận trọng với các chính sách đối nội và đối ngoại, bao gồm cả chính sách đối với Trung Quốc. Như Phó Chủ tịch Điều hành Phòng Thương mại Hoa Kỳ Myron Brilliant cho biết, “Với lập trường cứng rắn mà Tổng thống Trump đã đưa ra để chống lại Trung Quốc, Tổng thống đắc cử Biden có thể không có được sự linh hoạt về chính trị trong những ngày đầu của nhiệm kỳ, nhưng bạn có thể mong đợi những thay đổi đáng kể trong giọng điệu, phong cách và quy trình của ông ấy”.

 

Về chính sách đối nội, Biden nhận thấy Mỹ phải đối mặt với nhiều thách thức gay gắt, ưu tiên hàng đầu là đối phó với đại dịch, khôi phục sức sống của nền kinh tế Mỹ và xây dựng lại nền dân chủ Mỹ vốn đang mong manh. Các chính sách ưu tiên của chính quyền Biden sẽ bao gồm: đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong nước, tăng cường hỗ trợ cho việc nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ của Mỹ, tăng cường đầu tư vào giáo dục, thúc đẩy bình đẳng chủng tộc và bình đẳng giới, cũng như cải cách hệ thống bảo hiểm y tế trên cơ sở dự án cải cách hệ thống y tế của Obama và cải cách hệ thống nhập cư… Tất cả các hoạt động này đều nhằm giải quyết các vấn đề của chính bản thân nước Mỹ, nhằm đạt được vị thế thuận lợi trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc.

 

Một tỷ lệ lớn các quan chức nội các hoặc cố vấn cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh do Biden đề cử là các quan chức cấp cao trong chính quyền Obama. Có thể suy đoán rằng Biden, người từng là Phó tổng thống của chính quyền Obama, ở một mức độ nhất định sẽ duy trì các chính sách của chính quyền Obama và triết lý ngoại giao truyền thống của Đảng Dân chủ, đồng thời bảo vệ “trật tự quốc tế theo chủ nghĩa tự do”. Tuy nhiên, có hai lý do quan trọng khiến Biden sẽ không tiếp tục chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc dưới thời Obama: Thứ nhất, thời gian đã trôi qua, Mỹ đã hoàn toàn từ bỏ chính sách can dự tích cực (Engagement) với Trung Quốc, đồng thời đã coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược trong kỷ nguyên cạnh tranh giữa các siêu cường; Thứ hai, để có được sự tin tưởng và ủng hộ của đa số cử tri và thu hẹp sự chia rẽ xã hội, Biden phải hành động thận trọng với “di sản chính trị” của Trump.

 

Về chính sách đối ngoại, mục tiêu chính của chính quyền Biden là khôi phụ vai trò lãnh đạo quốc tế của Mỹ và loại bỏ tác động tiêu cực của “Chủ nghĩa Trump” đối với nền ngoại giao Mỹ. Biden rất coi trọng việc củng cố hệ thống dân chủ và hệ thống liên minh toàn cầu. Vào đầu năm 2020, trong một bài báo đăng trên tạp chí Foreign Affairs, Biden cho biết, trong năm đầu tiên ông nắm quyền, Mỹ sẽ tổ chức và đăng cai “Hội nghị Thượng đỉnh về Dân chủ Toàn cầu” để “vực dậy tinh thần và mục tiêu chung của các quốc gia trong thế giới tự do. Hội nghị này sẽ giúp đoàn kết các nền dân chủ trên toàn thế giới để củng cố các thể chế dân chủ” và đặt ra một chương trình nghị sự chung.

 

Chính quyền Biden sẽ khôi phục vị trí cốt lõi của ngoại giao trong chính sách đối ngoại của Mỹ, nhấn mạnh lại hệ thống đa phương đồng thời tìm cách hợp tác với cộng đồng quốc tế về những thách thức của quản trị toàn cầu trên các lĩnh vực như đối phó với biến đổi khí hậu, sức khỏe cộng đồng, công nghệ mới, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chủ nghĩa khủng bố và dân chủ, nhân quyền… “Thỏa thuận Xanh mới” và “Dân chủ và Nhân quyền” sẽ trở thành nội dung cốt lõi trong các chính sách của chính phủ Biden.

 

Vào ngày 20 tháng 1 năm 2021, Tổng thống Biden đã ký một loạt các sắc lệnh hành pháp ngay trong ngày đầu tiên nắm quyền, bao gồm: Hoa Kỳ quay trở lại “Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu” và Tổ chức Y tế Thế giới, yêu cầu tất cả người Mỹ đeo khẩu trang trong 100 ngày tiếp theo, ngừng cấp ngân sách cho việc xây dựng bức tường biên giới Mỹ – Mexico, dỡ bỏ lệnh cấm công dân của 12 quốc gia Hồi giáo vào Mỹ và thu hồi hơn 100 “chính sách có hại” liên quan đến khí hậu do Trump ban hành. Chính quyền Biden cũng đã bao gồm việc tái gia nhập và cải thiện thỏa thuận toàn diện về vấn đề hạt nhân Iran, triệu tập “Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ Toàn cầu”, rút ​​quân khỏi Afghanistan và đánh giá lại quan hệ Trung – Mỹ trong chương trình nghị sự về chính sách đối ngoại trong vòng 100 ngày sau khi nhậm chức. Đây cũng là những nỗ lực của Biden nhằm loại bỏ “di sản chính trị” của Trump.

 

 

Những điều chỉnh có thể xảy ra đối với chính sách Trung Quốc của chính quyền Biden

 

Đối với chính sách Trung Quốc của Mỹ, chính quyền Biden chắc chắn sẽ có những điều chỉnh nhất định dựa trên các chủ trương chính sách cơ bản của Biden. Theo một loạt các thỏa thuận và tuyên bố do Biden và nhóm chính sách đối ngoại của ông đưa ra gần đây, chính sách đối với Trung Quốc của chính quyền Biden có thể thực hiện những thay đổi sau đây.

 

Đầu tiên, phải thừa nhận rằng, Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất, nhưng chưa chắc đã là kẻ thù của Mỹ. Mặc dù đã xuất hiện sự phân cực chính trị chưa từng có ở Mỹ trong những năm gần đây, nhưng hai bên đã đạt được một số đồng thuận quan trọng về chính sách Trung Quốc, trong đó quan trọng nhất là Mỹ phải áp dụng một chiến lược cứng rắn và hiệu quả hơn để đối phó với sự cạnh tranh của Trung Quốc. Tuy nhiên, cương lĩnh chính sách của Đảng Dân chủ cũng tuyên bố rõ ràng rằng, đảng này “sẽ không dùng đến một cuộc chiến thuế quan đơn phương tự thất bại hoặc rơi vào cái bẫy chiến tranh lạnh mới. Những sai lầm này sẽ chỉ làm tăng thêm sức mạnh của Trung Quốc, khiến chính sách của chúng ta trở nên quân sự hóa, đồng thời gây tổn hại tới người lao động Mỹ”. Điều này phù hợp với tuyên bố của Biden trong cuộc phỏng vấn với các phóng viên vào ngày 26 tháng 10 năm 2020. Biden nói, “Mối đe dọa lớn nhất mà Mỹ phải đối mặt là Nga, vì nước này phá hoại an ninh và quan hệ đồng minh của chúng ta”, “Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Mỹ” và “cách chúng ta ứng phó với mối quan hệ giữa chúng ta với Trung Quốc sẽ quyết định chúng ta cuối cùng là đối thủ cạnh tranh, hay cuối cùng sẽ rơi vào một cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn liên quan đến vũ lực”. Các thành viên của chính quyền Biden nói chung tin rằng Trung Quốc là “thách thức dài hạn quan trọng nhất” mà an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Mỹ phải đối mặt, nhưng Trung Quốc chưa chắc đã là “kẻ thù” của Mỹ.

 

Một số thành viên trong giới chức ngoại giao Mỹ – những người từng là cố vấn cho chiến dịch của Biden tin rằng, tư duy chính sách về Trung Quốc của chính quyền Trump là phản ứng thái quá và không thực tế. Mối quan hệ kinh tế giữa hai nước đã quá khăng khít, không thể tách rời; họ cũng không nên áp dụng các biện pháp cưỡng bức để kiềm chế và trấn áp Trung Quốc. Thay vào đó, họ nên tập trung tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, giáo dục và các lĩnh vực khác của mình, để nâng cao đáng kể năng lực cạnh tranh của đất nước. Biden đã thực sự chấp nhận khái niệm “cạnh tranh siêu cường” và có ý định xử lý quan hệ với Trung Quốc theo khuôn khổ này. Việc thiết lập vị trí Giám đốc cấp cao về các vấn đề Trung Quốc trong Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy Biden rất coi trọng quan hệ Trung – Mỹ; việc bổ nhiệm Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á – Thái Bình Dương Campbell dưới thời chính quyền Obama vào vị trí “Điều phối viên các vấn đề Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” mới được thành lập cũng cho thấy chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Biden sẽ có tính chất tiếp nối chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương của Obama trước đây.

 

Thứ hai, về chính sách thương mại với Trung Quốc, Mỹ sẽ chung tay với các đồng minh để ngăn chặn hành vi “thương mại không công bằng” của Trung Quốc. Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 6 tháng 8 năm 2020, Biden đã tố cáo “cuộc chiến thương mại” của chính quyền Trump chống lại Trung Quốc là những hành động “liều lĩnh”, mang “động cơ chính trị”, tốn kém và thiếu ý nghĩa chiến lược, khiến  “việc sản xuất rơi vào suy thoái, ngành nông nghiệp thiệt hại hàng tỷ đô la và người đóng thuế phải chi trả cho việc này”. Tuy nhiên, giống như Đảng Cộng hòa, Đảng Dân chủ cũng cho rằng, Trung Quốc đã tiến hành “thương mại không công bằng” với Mỹ trong một thời gian dài, bao gồm “đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ, bán phá giá sản phẩm, trợ cấp bất hợp pháp cho các công ty” và “cưỡng ép chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ”…

 

Tuy nhiên, xuất phát từ những quan điểm của chủ nghĩa tự do, so với Đảng Cộng hòa, đảng viên Dân chủ sẵn sàng thể hiện sự tôn trọng hơn đối với các quy tắc thương mại quốc tế và hệ thống thương mại quốc tế. Do đó, chính quyền Biden sẵn sàng hợp tác chặt chẽ hơn với các đồng minh để gây áp lực lớn hơn đối với Trung Quốc trong phạm vi WTO, đồng thời cải cách WTO, xây dựng các quy tắc thương mại đa phương mới, thiết lập các tiêu chuẩn cao hơn về lao động và bảo vệ môi trường, sử dụng các quy tắc quốc tế để hạn chế hành vi kinh tế của Trung Quốc, đồng thời gây áp lực lớn hơn đối với Trung Quốc về các vấn đề như trợ cấp sản xuất, cải cách doanh nghiệp nhà nước và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ… Điểm này đã được thể hiện một cách sống động trong phiên điều trần của Blinken về việc bổ nhiệm ông vào chức vị Ngoại trưởng tại Thượng viện. Blinken nói mặc dù chính quyền Trump “đã làm được rất nhiều việc trong bốn năm qua nhưng không mang lại hiệu quả. Các biện pháp trừng phạt kinh tế và hạn chế nhân sự là chưa đủ. Về cơ bản, để đối thủ nhượng bộ, chúng ta phải đoàn kết với các đồng minh để cùng nhau trừng phạt. Hãy hành động trong khuôn khổ các quy tắc quốc tế. Chúng tôi dự định gia tăng các biện pháp trừng phạt và thông qua hợp tác để các đồng minh sát cánh với chúng ta”.

 

Về việc liệu chính quyền Biden, vốn đang được cả trong và ngoài nước quan tâm, có bãi bỏ các mức thuế bổ sung mà Mỹ đã áp đặt đối với các sản phẩm của Trung Quốc hay không, trong quá trình bầu cử, Biden từng nói ông sẽ bãi bỏ các mức thuế này khi đắc cử. Tuy nhiên, vào đầu tháng 12 năm 2020, Biden lại khẳng định rằng, ông sẽ không thực hiện bất kỳ “hành động ngay lập tức” nào để hủy bỏ việc áp đặt thuế quan mang tính trừng phạt đối với hàng hóa Trung Quốc của chính quyền Trump trước khi xem xét thỏa thuận thương mại giai đoạn I hiện có với Trung Quốc. Các cố vấn của Biden nói rằng, tổng thống mới đắc cử sẽ không đưa ra quyết định nhanh chóng. Ông có kế hoạch phân tích tác động của việc đánh thuế đối với nền kinh tế Mỹ và tham khảo ý kiến các đồng minh trước khi hành động.

 

Thứ ba, Biden cũng coi trọng cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường với Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ cao. Ông hứa sẽ đầu tư mạnh vào viễn thông, trí tuệ nhân tạo và công nghệ bán dẫn để đảm bảo Mỹ sẽ duy trì được lợi thế của mình trước Trung Quốc trong các lĩnh vực này. Chính quyền Biden nhấn mạnh rằng, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, Mỹ phải khôi phục sự thống trị của mình đối với các cơ chế và quy tắc quốc tế, thiết lập một hệ thống quy tắc phù hợp với các giá trị phương Tây trong các ngành và lĩnh vực công nghệ như 5G và trí tuệ nhân tạo, đồng thời tăng cường kiểm soát các công ty Trung Quốc. Chính quyền Biden dự định hợp tác với các nền dân chủ hàng đầu về công nghệ, bao gồm cả việc phát triển các công nghệ viễn thông mới để giảm sự phụ thuộc vào thiết bị 5G của Huawei. Trước thái độ này, việc liệu chính quyền Biden có hủy bỏ hoặc hủy bỏ một phần các biện pháp mà chính quyền Trump đã thực hiện để đạt được “sự tách biệt” của công nghệ Trung – Mỹ, bao gồm dỡ bỏ các hạn chế đối với quyền tiếp cận của Huawei đối với chip – một phần quan trọng của công nghệ bán dẫn hay không, là điều không thể đoán trước được.

 

Thứ tư, đặt tầm quan trọng về nhân quyền và ý thức hệ lớn hơn vào chính sách đối với Trung Quốc và giành lợi thế trong cạnh tranh với Trung Quốc thông qua việc tạo dựng “sức mạnh chính nghĩa”. Vì bản thân Biden và Đảng Dân chủ quan tâm nhiều hơn đến nhân quyền, có thể dự đoán rằng, chính quyền Biden sẽ áp dụng một chính sách “kiên định và nhất quán” hơn để gây áp lực lên Trung Quốc về “các vấn đề nhân quyền”, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến Hồng Kông và Tân Cương, đồng thời thành lập một “Liên minh Dân chủ Toàn cầu” với cốt lỗi là các giá trị phương Tây để đối phó với Trung Quốc.

Về vấn đề Đài Loan, dựa trên những thông tin hiện có, chính quyền Biden sẽ không hoàn toàn công nhận “sự độc lập” của Đài Loan hay khuyến khích “sự độc lập” của Đài Loan, mà sẽ chủ trương khôi phục chính sách không rõ ràng của Mỹ đối với vấn đề Đài Loan, không để vấn đề Đài Loan trở thành nguyên nhân gây ra xung đột quân sự Trung – Mỹ. Tuy nhiên, chính quyền Biden đã phá vỡ thông lệ 42 năm kể từ khi Trung Quốc và Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao khi lần đầu tiên chính thức mời đại diện của Đài Loan sang Mỹ tham gia lễ nhậm chức tổng thống. Điều đó cho thấy, chính quyền Biden không ngại phát triển quan hệ thực chất với Đài Loan.

 

Thứ năm, từ những điểm trên có thể thấy, chính sách Trung Quốc của Biden về mọi mặt đều dựa trên cơ sở và sự bảo hộ từ quan hệ đồng minh của Mỹ. Chính quyền Biden tin rằng, liên minh là lợi thế cốt lõi của Mỹ trong việc đối phó với những thách thức của Trung Quốc, nhưng hành động của chính quyền Trump đã làm hỏng lợi thế này và chính quyền Biden phải cùng các đồng minh đối phó với những thách thức từ phía Trung Quốc. Biden nói, “Chúng ta chiếm 25% nền kinh tế thế giới”, “Chúng ta cần nhất quán với 25% các quốc gia dân chủ khác trở lên để có thể đặt ra luật chơi thay vì để Trung Quốc và các nước khác quyết định kết quả”. Trong một cuộc phỏng vấn với New York Times vào đầu tháng 12 năm 2020, Biden tuyên bố rằng, chiến lược tốt nhất đối với Trung Quốc là đoàn kết tất cả các đồng minh truyền thống của Mỹ ở châu Á và châu Âu, đây sẽ là ưu tiên chính của ông trong vài tuần đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống.

 

Cuối cùng, không có gì phải nghi ngờ rằng, xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa tự do, bên cạnh cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường với Trung Quốc, chính quyền Biden cũng sẽ tìm cách hợp tác với Trung Quốc trong một số vấn đề toàn cầu, chẳng hạn như chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, bệnh truyền nhiễm và vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân… Nhìn chung, xét theo xu thế phát triển hiện nay, Trung Quốc và Mỹ sẽ phải đi trên con đường rất gập ghềnh để có thể khôi phục lại mối quan hệ bình thường về mọi mặt.

 

---------------------

Tác giả Châu Kỳ là Viện trưởng Viện Quản trị và Phát triển Toàn cầu thuộc Đại học Đồng Tế, Trung Quốc.

 

Lê Thị Thanh Loan dịch từ bản tiếng Trung có tiêu đề “‘Di sản chính trị’ của Trump và triển vọng trong chính sách Trung Quốc của chính quyền Biden trên tạp chí “Thế giới đương đại” kỳ 2 năm 2021.

 

 


THẾ GIỚI HÔM NAY : 31/03/2021 (The Economist)

 



Thế giới hôm nay : 31/03/2021

The Economist

Đỗ Đặng Nhật Huy  biên dịch

31/03/2021

http://nghiencuuquocte.org/2021/03/31/the-gioi-hom-nay-31-03-2021/

 

Báo cáo mới của WHO về nguồn gốc của covid-19 đang trở thành tâm điểm. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom nói khả năng virus bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán vẫn chưa được điều tra đầy đủ. Ngoài ra, người đứng đầu đội điều tra WHO cũng nói ông cảm thấy “áp lực chính trị” khi tiến hành điều tra, song phủ nhận chịu áp lực loại bỏ bớt tài liệu khỏi văn bản cuối cùng. Mỹ đã đưa ra một tuyên bố chung với 13 nước khác bày tỏ quan ngại về báo cáo.

 

Một ngày sau cuộc cải tổ loại bỏ 6 thành viên nội các, bao gồm cả bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao, Bộ Quốc phòng Brazil vừa thông báo bãi nhiệm những người đứng đầu lục quân, hải quân và không quân. Đây là một điều bất ngờ vì tổng thống Jair Bolsonaro luôn muốn làm nổi bật chất quân sự của chính phủ bằng cách bổ nhiệm các quân nhân tại ngũ hoặc đã giải ngũ vào các vị trí nổi bật.

 

Cảnh sát Tanzania cho biết có 45 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương trong đám tang của tổng thống John Magufuli hôm 21 tháng 3. Khi ấy, vụ giẫm đạp tại một sân vận động ở Dar es Salaam được báo cáo chỉ có 5 người thiệt mạng. Ông Magufuli qua đời vì một căn bệnh bí ẩn, được nhiều người cho là covid-19, sau khi ông liên tục xem thường nó.

 

Oxford Nanopore đã công bố các bước chuẩn bị cho IPO trên sàn London vào cuối năm 2021. Công ty giải trình tự DNA này, vốn bận rộn trong đại dịch vì chuyên theo dõi các biến thể virus, dự kiến ​​ có giá trị từ 4 tỷ bảng Anh (5,49 tỷ USD) đến 7 tỷ bảng Anh. Đây là tin vui cho chính phủ Anh; họ có mục tiêu biến nước này thành một trung tâm công nghệ sinh học.

 

BioNTech cho biết họ có kế hoạch sản xuất thêm 500 triệu liều vắc-xin covid-19 trong năm nay, tăng 25%. Hãng dược Đức, đối tác phát triển vắc-xin với Pfizer, dự kiến ​​sẽ kiếm được 11,5 tỷ đô la doanh thu trong năm 2021 từ các hợp đồng vắc-xin covid-19 mà họ đã ký. Ban giám đốc BioNTech nói để đáp ứng tăng sản lượng sẽ cần mở rộng năng lực sản xuất và mạng lưới cung ứng.

 

Tòa án Hình sự Quốc tế giữ nguyên bản án đối với Bosco Ntaganda, một cựu thủ lĩnh quân sự người Congo, vì các tội ác chống lại loài người và tội ác chiến tranh gây ra ở vùng Ituri của nước này từ năm 2002 đến 2003. Ntaganda đệ đơn kháng cáo bản án 30 năm tù giam hồi tháng 7 năm 2019. Tội ác của ông bao gồm giết người, hãm hiếp và nô lệ tình dục.

 

Carrie Lam, trưởng đặc khu Hồng Kông, vừa công bố một kế hoạch ngăn công chúng tiếp cận thông tin cá nhân của các giám đốc công ty được lưu trên cơ sở dữ liệu chính thức. Bà Lam nói luật này là cần thiết để chống “vũ khí hóa” thông tin cá nhân, chẳng hạn như việc ám chỉ và bêu xấu doanh nhân trên mạng. Các nhóm truyền thông phản đối vì cho rằng điều này hạn chế quyền tự do báo chí trong việc điều tra các sai phạm của doanh nghiệp.

 

 

TIÊU ĐIỂM

 

Tổng thống Biden sắp đề xuất một dự luật cơ sở hạ tầng lớn

Sau khi tung ra gói kích thích covid-19 trị giá tới 1,9 nghìn tỷ đô la, Tổng thống Joe Biden đang muốn tiếp tục. Trong một bài phát biểu quan trọng ở Pittsburgh hôm nay, ông sẽ phác thảo luật đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ mà ông mong đợi Quốc hội thông qua trong những tháng tới. Trị giá ước tính của luật này — với các khoản chi về chống biến đổi khí hậu bên cạnh chi tiêu cơ sở hạ tầng thông thường cho cầu đường— là 3 nghìn tỷ đô la.

 

Không như dự luật kích thích, luật này sẽ không hoàn toàn dựa vào thậm chi ngân sách. Thay vào đó nó đi kèm nhiều đợt tăng thuế, bao gồm đề xuất tăng thuế suất lợi nhuận doanh nghiệp và thuế suất tối thiểu toàn cầu đối với lợi nhuận tạo ra ở nước ngoài. Các nghị sĩ Cộng hòa có thể phản đối, nhưng tiếng nói của họ không quá quan trọng — các đồng minh của tổng thống tại Thượng viện đang chuẩn bị để tiếp tục dùng một cơ chế thủ tục cho phép họ thông qua luật mà không cần bất kỳ phiếu nào của phe đối lập. Cũng như trước đây, tham vọng của ông Biden phụ thuộc gần như hoàn toàn vào sự nhất trí của các nghị sĩ Dân chủ.

 

Brexit gây nhiều trở ngại ban đầu cho thương mại Anh-EU

Giới phân tích thương mại sẽ xem xét kỹ lưỡng bản cập nhật công bố hôm nay của Văn phòng Thống kê Quốc gia về cán cân thanh toán của Anh trong quý cuối năm 2020. Song thực sự họ quan tâm nhiều hơn đến những gì xảy ra sau ngày 31 tháng 12. Các nhà phân tích muốn đánh giá những tác động kinh tế tức thời của Brexit, song đó không phải một việc dễ dàng. Dữ liệu thương mại trong tháng 1 cho thấy xuất khẩu sang EU giảm 40,7% so với tháng 12.

 

Điều này phần lớn là do sụt giảm kho hàng dự trữ trước khi diễn ra Brexit và những khó khăn do đại dịch gây ra cho thương mại, nhưng chắc chắn cũng một phần vì các trở ngại thương mại mới. Nhiều vấn đề đặc biệt đã xảy ra trong các ngành như thịt và cá, mà hiện phải trải qua kiểm tra vệ sinh và kiểm dịch thực vật. Các nhà xuất khẩu nói hệ thống có sẵn được thiết kế để xử lý các thùng thịt cừu New Zealand đông lạnh không thể giải quyết được các lô hàng nhỏ cần xử lý nhanh như cá hồi tươi. Brexit sẽ tiếp tục gây ra nhiều trở ngại.

 

Lạm phát của eurozone dự đoán tăng

Các nhà đầu tư châu Âu sẽ lo lắng về ước tính lạm phát cao của khu vực đồng euro trong tháng 3, theo đó dự kiến ở mức cao nhất trong hơn một năm. Thị trường lo ngại lạm phát cao vì nó sẽ làm tăng lợi tức trái phiếu và tăng lãi suất, từ đó có thể gây bất ổn cho thị trường tiền tệ và tài sản. Tuy nhiên, vì chủ yếu gây ra bởi giá năng lượng cao hơn, gián đoạn trong chuỗi cung ứng, và nhu cầu dồn nén được giải tỏa hậu covid-19, lạm phát được cho chỉ mang tính tạm thời.

 

Ảnh hưởng của giá dầu tăng và các nút nghẽn cổ chai trong chuỗi cung ứng sẽ sớm qua đi, nhưng không hoàn toàn. Đà phục hồi của châu Âu sẽ chậm và yếu hơn so với dự đoán do chiến dịch tiêm chủng covid-19 của châu lục này vẫn chậm trễ, đi sau Mỹ và Anh. Và họ còn đang phải chiến đấu với làn sóng dịch thứ ba đặc biệt nghiêm trọng có thể dẫn đến gia hạn các biện pháp phong tỏa để ngăn virus cho đến đầu mùa hè. Giá cả sẽ không giảm sớm.

 

Tổng thống Biden chọn loạt thẩm phán liên bang

Hôm qua, ông Biden công bố các lựa chọn đầu tiên của ông cho chức vụ thẩm phán liên bang. Trong số mười một người được đề cử, có chín người là phụ nữ và chín người da màu. Ketanji Brown Jackson, một phụ nữ da đen đã làm thẩm phán tòa án quận từ năm 2013, được chọn vào tòa phúc thẩm Khu vực DC nhiều ảnh hưởng, lấp vào chiếc ghế của Merrick Garland sau khi ông này được chọn làm bộ trưởng tư pháp. Ngoài ra bà cũng được nhiều người xem là ứng viên hàng đầu nếu Tòa án Tối cao trống một ghế.

 

Candace Jackson-Akiwumi, một phụ nữ Mỹ gốc Phi khác, được chọn cho tòa phúc thẩm Chicago. Danh sách của ông Biden bao gồm nhiều nhân vật có khả năng đi vào lịch sử. Nếu được xác nhận, lần đầu tiên nước Mỹ sẽ có một phụ nữ Mỹ gốc Á ngồi vào tòa án quận DC và một người Hồi giáo ở tòa liên bang. Nhưng ông Biden khó có thể cạnh tranh được với người tiền nhiệm trên phương diện bổ nhiệm thẩm phán. Trong vòng 4 năm làm tổng thống, Donald Trump đã bổ nhiệm 234 thẩm phán.

 

 


View My Stats