Việt
Nam có xây dựng nhà nước pháp quyền?
Nguyễn Hoàng Trường
12/02/2021
https://baotiengdan.com/2021/02/12/viet-nam-co-xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen/
Trên trang “Tiếng Dân” ngày 6/2/2021, có đăng bài
viết của LS Ngô Ngọc Trai, nhan đề “Thượng tôn pháp luật” hay “Chính trị là thống soái”.
Cuối bài, tác giả kết luận: “Việt Nam đang trên lộ trình xây dựng nhà nước
pháp quyền và xã hội thượng tôn pháp luật, thay vì như Trung Quốc coi chính trị
là thống soái”.
Ông Ngô Ngọc Trai cũng so sánh Việt Nam với Trung
Quốc và “chốt” một câu chắc nịch: “Có nhiều điểm chung giữa mô hình hệ thống
của Việt Nam và Trung Quốc, nhưng chúng ta may mắn hơn là không có những yếu tố
khiến cho ta có thể mắc phải sai lầm như họ” (?!)
Lấy đâu ra pháp quyền?
Không rõ “mô hình hệ thống” mà LS Ngô Ngọc Trai đề
cập ở trên là hệ thống gì: Chính trị hay pháp luật, quản trị hay thể chế? Điều
còn mơ hồ hơn nữa là nhờ những yếu tố nào mà Việt Nam “may mắn hơn” để có thể
“tránh mắc phải sai lầm” như Trung Quốc?
Có thể những vấn đề này không hẳn là mục đích bài
viết của LS Ngô Ngọc Trai. Tuy nhiên, những ngày này mọi con mắt của giới quan
sát đều đang đổ dồn vào “Bố tứ” và tập trung vào “ngôi sao đang lên”, được coi
là “nhân vật của năm” tức ứng cử viên (ƯCV) Thủ tướng Phạm Minh Chính. Vậy thử
nhìn lại xem dàn lãnh đạo Đảng/ Nhà nước đã/ sẽ chuyển động theo hướng nào trên
thực tế?
Hãy bàn đến sự giống nhau và khác nhau giữa Việt
Nam và Trung Quốc vào một dịp khác. Ở đây chỉ nêu bật một lỗ hổng chết người
của hệ thống hiện nay là chúng ta không hề có cơ sở “nền” để xây dựng một “nhà
nước pháp quyền” (NNPQ). “Xã hội thượng tôn pháp luật” (XHTTPL) lại càng không.
Ở Việt Nam, Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Vậy
lấy đâu ra pháp quyền khi việc bầu Tổng Bí thư (TBT) tại Đại hội 13, cùng lúc
với việc vi phạm Điều lệ đảng, vi phạm Quy định “trường hợp đặc biệt”, theo
đánh giá của Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
Việt Nam.
Căn cứ vào nhiệm vụ và quyền hạn của đảng viên, ông
Thuận đã chính thức kiến nghị với Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN phải có một
văn bản chính thức trả lời công khai trên báo chí và truyền thông, tại sao lại
có câu chuyện tự cơ cấu rồi tuỳ tiện thông qua nhân sự cấp cao như thế!
Liên quan đến phát biểu của Tổng Bí thư ĐCSVN nói
với truyền thông về việc xử lý “chiếc va-li có nhiều triệu đô-la”, Phó Chủ
nhiệm Trần Quốc Thuận đã kiên quyết phê phán cách xử lý trái luật của những
người có trách nhiệm. Không thể có chuyện xách cả đống tiền đến hối lộ Ban Kiểm
tra Trung ương, mà lại chỉ đạo cho “đem gói lại, mang về” như thế.
Rõ ràng đấy là một hành vi trái luật pháp, vì đã
không tố giác tội phạm, nhìn từ góc độ NNPQ và XH thượng tôn pháp luật. Tương
tự, XH thượng tôn pháp luật kiểu gì mà Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, ông
Nguyễn Hòa Bình – người ngang nhiên phủ nhận trước Quốc hội rằng ở Việt Nam
không hề có án oan – lại giành được một vị trí trong Bộ Chính trị để nay mai
chuẩn bị ngồi vào cái ghế Trưởng ban Nội chính Trung ương?
Nhà báo Kha Lương Ngãi, cựu Phó Tổng Biên tập báo
Sài Gòn Giải Phóng thuộc Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, đánh giá: Điều ngạc
nhiên được giải đáp bởi “Luật của đảng” đã bị chính người đứng đầu Đảng là ông
Nguyễn Phú Trọng vi phạm, còn “Luật của dân, do dân, vì dân” là một loại luật
chỉ để cai trị dân, để tùy tiện xét xử dân theo quyền và lợi ích của nhà cầm
quyền. Cho nên sắp tới đây các phán quyết bất minh – bất chính về Hồ Duy Hải và
dân làng Đồng Tâm, chắc chắn sẽ lại y án và được đưa ra thực thi, còn ông
Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Hòa Bình vẫn nghiễm nhiên ngồi trên danh vọng và
bất chấp luật lệ.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/02/1-26.jpg
Ông Nguyễn Phú Trọng lại “tái đắc cử” Tổng Bí
thư. Ảnh: TTXVN
Nhận xét trên của cựu Phó Tổng Biên tập làm chúng
ta nhớ lại vụ đàn áp các dân oan Đồng Tâm. Những người đứng đầu chịu trách
nhiệm chính như Nguyễn Phú Trọng, Tô Lâm đã bất chấp cái giá phải trả, từ thí
mạng 3 cảnh sát đến để lộ bản chất của chế độ, nhằm tạo ra bầu không khí “khủng
bố trắng” trong xã hội.
Hai thập niên đầu thế kỷ 21 rồi mà giải quyết tranh
chấp kinh tế dân sự phải nhờ cuộc hành quân 3 ngàn cảnh sát cơ động, với vũ khí
đủ loại để đánh úp? Tâm sự của TS Nguyễn Ngọc Chu “đừng để oan oan tương báo” có lẽ nói thay cho rất nhiều
người. Cuộc đột kích Đồng Tâm là nhát chém cắt đứt sợi dây liên kết cuối cùng
giữa dân và đảng.
Về các nguyên nhân sâu xa dẫn đến thảm án Đồng Tâm,
nhiều phân tích cho rằng sẽ phải hàng chục năm nữa, các sự thật của nó mới có
thể được tiết lộ hết. Nhưng vụ đột kích ấy có một lý do không cần che đậy, đó
là để khẳng định “Luật hả? Tao là luật nè!” (Les lois? – C’est moi!) – được cho
là một nguyên lý từ César Đại đế.
Áp dụng nguyên lý ấy, Nguyễn Phú Trọng Trọng muốn
cho bàn dân thiên hạ biết, việc ông ta ở lại nhiệm kỳ thứ ba là lựa chọn của
lịch sử. Vai trò “thế thiên hành đạo” ấy được dự báo trước cả thời điểm ra mắt
tác phẩm của nhà báo Phạm Thành, dám công khai tố cáo kẻ độc tài trong một chế
độ toàn trị.
Tương tự, vai trò của ƯCV Thủ tướng Phạm Minh Chính
cũng như vậy. Ông Chính đã trải qua cuộc sát hạch “Tứ trụ” từ thời còn “tập sự”
dưới tỉnh lẻ, với 3 dự án về “luật Đặc khu”, phục vụ cho quyền lợi của Trung
Quốc. Các “luật Đặc khu” ấy từng dấy thành cao trào phản đối trên khắp cả nước.
Tại những quốc gia là nhà nước pháp quyền hay trong các XH thượng tôn pháp
luật, những người như ông Trọng hay ông Chính đã bị cử tri loại ngay từ “vòng
gửi xe”. Ở Việt Nam, mọi chuyện ngược lại. Đấy là sự bảo lãnh để họ tiến trên
các nấc thang quyền lực cao hơn.
Xu hướng ngả theo Trung Quốc?
Một nguyên lý cơ bản nhất của NNPQ (rule of law) là
không ai được phép đứng trên luật hay đứng ngoài luật, mọi người phải tuân thủ
pháp luật. Ứng dụng quan trọng nhất của pháp quyền là chính phủ chỉ được thực
thi quyền hành một cách hợp pháp theo các luật được soạn ra và phát hành rộng
rãi.
NNPQ khác với và cao hơn cai trị bằng luật pháp
(rule by law) ở nhiều yếu tố. Tối thiểu, NNPQ phải bảo đảm ba yếu tố: i) Nhà
nước bị giới hạn bằng luật pháp; ii) Nhà nước phải có hệ thống luật lệ công
khai, được áp dụng tổng quát cho toàn xã hội, trong các luật lệ đó phải có
quyền được xét xử công bằng; iii) Pháp quyền chỉ tồn tại trong một xã hội khi
người dân không phải hứng chịu thói hành xử bất thường khó đoán của bất kỳ cá
nhân nào (dù là Tổng bí thư hay bất kỳ ai khác).
Không một thiết chế nào sau Đại hội 13, từ Bộ Chính
trị đến Ban Chấp hành Trung ương, có thể đáp ứng được một trong các yếu tố kể
trên. Đáp ứng cả ba yếu tố cùng một lúc lại càng không.
Vì sao có thể khẳng định như vậy? Thứ nhất, như đã
nói ở phần đầu, đến Điều lệ Đảng, các ông còn bỏ qua, nói chi đến “chịu sự giới
hạn bằng luật pháp”.
Thứ hai, làm thế nào để có thể “công khai hoá” và
“áp dụng tổng quát cho toàn xã hội” hệ thống luật lệ ấy, khi hệ thống tù mù đến
mức thảm hại.
Thứ ba, bất cứ một thành tố nào trong hai thiết chế
quyền lực vừa nhắc ở trên, chẳng may bị “trái gió trở giời” thì đám thần dân
(chưa phải công dân đâu nhé!) rất dễ “bị hứng chịu thói hành xử bất thường khó
đoán trước” của đám thành viên ấy.
Sau Đại hội, có đánh giá cho rằng, sự chuyển giao
“các chốt quyền lực” từ khoá 12 sang 13, trong đó có “Tứ trụ”, tiếp tục căng
thẳng đến phút chót. Phương án nhân sự cao cấp và “các trường hợp đặc biệt”,
trong đó có vị trí Tổng Bí thư chỉ đạt được đồng thuận tại Hội nghị Trung ương
15 (Trước thềm Đại hội 13). Thật ra nhiều chỉ dấu cho thấy thực tế không hẳn
như vậy.
Việt Nam không phải “đang trên lộ trình xây dựng
nhà nước pháp quyền và xã hội thượng tôn pháp luật” như LS Ngô Ngọc Trai kết
luận. Đại hội vừa kết thúc, cuộc đấu dường như lại tiếp tục. Bắt đầu từ việc
tân UVBCT Trần Tuấn Anh không giành nổi cái ghế Ngoại trưởng của Phạm Bình
Minh. UVBCT Tô Lâm cũng không muốn rời ghế Bộ trưởng Công an để nhường cho Phan
Đình Trạc như dự kiến ban đầu.
Nhưng táo tợn nhất có lẽ là phán đoán râm ran mấy
ngày nay trên các trang mạng: Giữa ba ông trong “Tứ trụ” (Chính – Phúc – Huệ)
có thể có sự giao tranh mới. Phúc hoặc Huệ có thể “hất” Chính xuống ghế Quốc
hội để một trong hai ông chiếm ghế Thủ tướng. Sau khi BCT có vẻ như đồng ý với
phương án ông Tô Lâm “ngồi lại” ghế Bộ trưởng Công an, ông Tuấn Anh bị “đẩy
sang” Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, bất ngờ ông Phúc cũng bày tỏ ý định không
muốn “rời ghế” Thủ tướng đang giữ.
Nói phán đoán này táo tợn, vì như thế là chưa thấy
rõ “bàn tay vô hình” của thiên triều. Từ Bắc Kinh, lần này chẳng có đoàn đại
biểu cấp cao nào của đảng CSTQ thăm Việt Nam như các Đại hội trước, nhưng mọi
chuyện diễn ra hình như theo một kịch bản có sẵn. Xem thế đủ thấy “bộ đôi”
Nguyễn Phú Trọng – Phạm Minh Chính đã tuân thủ “chỉ dụ”. Đồng ý giữ ông Trọng
lại, gạt Phạm Bình Minh khỏi Bộ Ngoại giao, bằng mọi giá đẩy Phạm Minh Chính
lên Thủ tướng… là những phướng án được hoạch định từ đầu.
Xem thế để thấy Trung Quốc là “bên thắng cuộc” tại
Đại hội 13 vừa qua, đồng thời cũng sẽ là kẻ đứng sau các chuyển động hậu Đại
hội. Bởi lẽ, Bắc Kinh nắm rất chặt hai vấn đề cốt tử của Hà Nội: kinh tế và an
ninh. Các biến động toàn cầu ngày càng bấp bênh do đại dịch Covid-19 và sự gia
tăng cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung rất có thể làm đứt gãy mọi kế hoạch của
Việt Nam.
Thực tế nền kinh tế của Việt Nam hiện nay đang phụ
thuộc rất lớn vào ngoại thương và đầu tư từ bên ngoài, đặc biệt là từ Trung
Quốc. Sự phụ thuộc này ngày càng lớn và ngày càng gia tăng. Điều này đến lượt
nó, sẽ có thể dẫn đến những thoả hiệp về chủ quyền biển đảo, đặc biệt là vấn đề
khai thác chung trong các vùng EEZ của Việt Nam.
Tóm lại, xu hướng ngả theo Trung Quốc là thống
soái, chứ khó có hy vọng Việt Nam đi vào giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền
hay xã hội thượng tôn pháp luật.
_____
Mời tham khảo thêm:
Ngô Ngọc Trai: “Thượng tôn pháp luật” hay “Chính
trị là thống soái”?
https://baotiengdan.com/2021/02/06/thuong-ton-phap-luat-hay-chinh-tri-la-thong-soai/
Luật sư Trần Quốc Thuận hỏi vì sao ĐH13 không sửa
Điều lệ:
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-56014174
Nhân vật của năm, của đại hội XIII: Phạm Minh
Chính:
https://baotiengdan.com/2021/02/01/nhan-vat-cua-nam-cua-dai-hoi-xiii-pham-minh-chinh/
Luật Đặc khu bị phản đối, nhưng sao VN quyết mở khu
kinh tế Vân Đồn?
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52749462
Khi người không nhận đã xử án oan lọt vào Bộ Chính
Trị:
Bắt blogger Phạm Thành, vì lý do gì?
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/why-they-arrested-writer-pham-thanh-05242020092429.html
“Rule of Law” không phải “Pháp Quyền” mà cũng chả
phải “Pháp Trị”?
https://www.luatkhoa.org/2018/04/rule-law-khong-phai-phap-quyen-ma-cung-cha-phai-phap-tri
Đại hội 13: Sự thay đổi và thách thức đối với bộ
máy quyền lực mới:
No comments:
Post a Comment